Các yếu tố ảnh hưởng tới việc Nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 28 - 30)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong các

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc Nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn

a. Năng lực cán bộ Công đoàn Trong các Doanh nghiệp

Cán bộ Công đoàn kiêm nhiệm phần lớn là những cán bộ chuyên môn có năng lực, giữ cương vị quản lý các bộ phận nên rất bận công việc chuyên môn, ít có thời gian chăm lo tới công việc Công đoàn.

Theo bộ luật lao động, Điều 155 quy định thời gian thấp nhất để hoạt động Công đoàn trong tháng là 3 ngày. Số ngày hoạt động tăng lên ở các cơ sở lớn, bao nhiêu là do sự thoả thuận của Ban chấp hành với người sử dụng lao động nhưng không có cơ sở nào quan tâm làm tốt vấn đề này. Người sử dụng lao động chưa tạo điều kiện về thời gian cho Công đoàn, Ban chấp hành Công đoàn chưa làm rõ vấn đề này với người Sử dụng lao động.

Một số cán bộ Công đoàn chưa biết việc, chưa thạo việc Công đoàn nhưng lại không có thời gian đi học tập, nghiên cứu văn bản nên không kịp thời triển khai nhiệm vụ, không nắm bắt được thông tin không giải thích được chế độ chính sách cho đoàn viên và người lao động, không tổ chức thực hiện được nhiệm vụ Công đoàn. Đoàn viên dần xa cách tổ chức.

Tình trạng thay đổi cán bộ chủ chốt của Công đoàn cũng thường xuyên diễn ra tại các Công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước do cán bộ Công đoàn cũng là người lao động ký Hợp đồng lao động nên hết hạn hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng để đi tìm việc làm mới làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động Công đoàn cơ sở, làm cho hoạt động Công đoàn cơ sở không liên tục, hệ thống vì không quan tâm tới kiện toàn tổ chức, bàn giao công việc. Có nơi số lượng cán bộ ít không đáp ứng được công việc. Có nơi lại nhiều quá (nhiều tổ Công đoàn) nên không có phụ cấp hoặc có rất ít phụ cấp cho cán bộ, cũng giảm nhiệt tình.

b. Nguồn tài chính của tổ chức Công đoàn

Tài chính Công đoàn gồm tiền do người sử dụng lao động chuyển cho Công đoàn theo quy định của chính phủ và tiền đoàn phí của đoàn viên.

Người sử dụng lao động tại nhiều doanh nghiệp chưa chuyển hoặc chưa kịp thời, chuyển đủ theo quy định cho Công đoàn cơ sở để thực hiện nhiệm vụ. Một số doanh nghiệp chưa chuyển tiền cho cơ sở lại tìm cách chi phối các mục chi của Công đoàn như yêu cầu chi vào ngày lễ, tết, chi tổ chức bốc thăm trúng thưởng…

Còn nhiều Công đoàn cơ sở chưa thu đúng, thu đủ đoàn phí Công đoàn, một số Công đoàn cơ sở nếu thu đúng, thu đủ theo quy định của Tổng liên đoàn thì đoàn viên không tham gia...Có Công đoàn cơ sở thu đã không đủ nhưng lại trích lập quỹ giúp đỡ công nhân lao động theo hệ thống chung của cơ quan chuyên môn tổng công ty…

Tổng kinh phí dành cho hoạt động Công đoàn đã ít lại không kịp thời, chi không theo yêu cầu nhiệm vụ của Công đoàn cơ sở, của đoàn viên mà bị chi phối bởi người sử dụng lao động cho mục quà, lễ tết, tham quan du lịch, văn hoá thể thao, vui chơi bốc thăm trúng thưởng là không hoàn toàn đúng.

Có rất ít Công đoàn cơ sở dành chi cho mục tuyên truyền cho đoàn viên và đào tạo cán bộ Công đoàn. Nếu có thì tỷ lệ kinh phí cho các mục này rất thấp.

c. Sự quan tâm của lãnh đạo trong Doanh nghiệp

Nhà lãnh đạo thường là người có vị trí dẫn đầu tại cấp độ lãnh đạo mà họ đảm nhiệm trong doanh nghiệp. Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp là tổng giám đốc hoặc giám đốc. Họ là người đại diện cho doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Họ duy trì và phát triển doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của tài chính, cách phát sinh tiền lời cho đơn vị, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng…

Khi lãnh đạo một doanh nghiệp cụ thể, nhà lãnh đạo doanh nghiêp thường thực hiện những hoạt động sau:

- Xác định tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp và lịch trình để đạt được mục tiêu đó

- HuY động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu. Nhà lãnh đạo tập trung vào yếu tố con người. Họ kêu gọi, lôi kéo những người dưới quyền đi theo mình, hướng tới thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.

- Liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài.

- Thực hiện công việc của một nhà quản lý cấp cao: Xây dựng, thực thi chiến lược, Lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, lực của công ty. Kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

d. Sự tham gia ủng hộ của Công đoàn viên và người lao động

Công đoàn tiếp tục luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho các Công đoàn viên; Công đoàn đã kêu gọi quyên góp để ủng hộ các hoạt động xã hội, từ thiện, trong đó đặc biệt quan tâm đến các Công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo của các đơn vị.

Người lao động được phát động và thực hiện với nhiều hình thức thiết thực hơn, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tiêu biểu là phong trào “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH Y TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)