Nguồn tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 78 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố tới việc nâng cao vai trò của tổ chức Công

4.2.2. Nguồn tài chính

Công tác thực hiện quản lý, sử dụng tài chính theo quy định của Pháp luật và của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam qua bảng 4.20.

Bảng 4.20. Tình hình cán bộ CĐ nâng cao nghiệp vụ về kế toán, thủ quỹ

Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 So sánh (%) 2017/16 2018/17 BQ Tổng số cán bộ CĐ Người 342 352 339 102,9 96,3 99,6

Cán bộ CĐ tập huấn về

nghiệp vụ kế toán, thủ quỹ Người 28 31 33 110,7 106,6 108,7 Tỷ lệ % 8,2 8,8 9,7 107,3 110,2 108,8 Nguồn: Công đoàn ngành Y tế (2018)

Qua bảng số liệu 4.20 ta thấy: nhìn chung cán bộ CĐ đều được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về nghiệp vụ kế toán, thủ quỹ chiếm tỷ lệ tương đối cao cao và ổn định qua các năm. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn.

4.2.2.1. Tài chính của Công đoàn gồm các nguồn thu sau

Đoàn phí CĐ do đoàn viên đóng lương của NLĐ. Tiền lương là tiền lương làm căn cứ để đóng BHXH; Nguồn ngân sách Nhà nước hàng tháng bằng 1% tiền lương; kinh phí CĐ do cơ quan, tổ chức DN đóng bằng 2% quỹ tiền cấp; Các nguồn thu khác từ các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của CĐ, từ

đề tài, đề án do Nhà nước giao, từ viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

4.2.2.2. Tài chính Công đoàn dùng để chi các khoản chi sau:

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho NLĐ; Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ; Phát triển đoàn viên CĐ, thành lập CĐ cơ sở, xây dựng CĐ cơ sở vững mạnh; Tổ chức phong trào thi đua do CĐ phát động; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐ; Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho NLĐ; Thăm hỏi, trợ cấp đoàn viên CĐ khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn; Động viên, khen thưởng NLĐ; Trả lương cho cán bộ chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ CĐ không chuyên trách.

Khó khăn lớn nhất trong thực hiện thu kinh phí CĐ hiện nay là sự thiếu hợp tác của chủ DN. Mặc dù đã được quy định rất đầy đủ trong luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhưng nhiều DN vẫn tìm mọi cách tránh né thực thi nghĩa vụ. LĐLĐ ngành đã trực tiếp xuống làm việc, lãnh đạo DN lấy lý do kinh doanh khó khăn, tìm mọi cách lảng tránh, chây ỳ. Không những thế, nhiều DN còn "nhìn nhau", cùng liên kết để không nộp kinh phí CĐ.

Cùng với đoàn phí CĐ và các nguồn thu khác, hơn 60% kinh phí CĐ được sử dụng để chi cho các hoạt động chăm lo đời sống công nhân LĐ. Việc thất thu hoặc chỉ thu được rất ít kinh phí CĐ ảnh hưởng rất lớn tới nguồn tài chính phục vụ các hoạt động phong trào, thăm hỏi công nhân LĐ bị đau ốm, tai nạn LĐ, trợ cấp khó khăn; tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tinh thần phục vụ NLĐ…

Việc thu kinh phí CĐ gặp nhiều khó khăn khiến nguồn thu tài chính CĐ rất hạn chế. Và người bị thiệt thòi nhiều nhất chính là công nhân LĐ. Khi nguồn thu giảm, các cấp CĐ không thể tổ chức nhiều hoạt động, chương trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của NLĐ. Các hoạt động thăm hỏi, trợ cấp ốm đau, tai nạn LĐ, khó khăn… cũng bị giảm và thực hiện với mức chi ít hơn.

Việc triển khai thu kinh phí CĐ thời gian qua gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân như: ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng LĐ tại một số đơn vị chưa tốt; hoạt động của DN khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế; các DN chưa nhận thức rõ điểm mới trong quy định về trích nộp kinh phí Công đoàn …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngành y tế trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)