Quy trình kiểm sốt trước cho vay KHCN tại BIDV Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đẩu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm (Trang 73 - 80)

Nguồn: Quy trình cấp tín dụng bán lẻ BIDV (2018)

Khách hàng QHKH Cán bộ

Yêu cầu

vay vốn Kiểm tra hồ sơ

Lập báo cáo đề xuất tín dụng Cán bộ Thẩm định tín dụng Lãnh đạo Thẩm đinh tín dụng Cán bộ QHKH Phê duyệt Từ chối Trả lời

Nội dung hoạt động kiểm soát trước khi giải ngân: hoạt động kiểm soát nội bộ được thực hiện ở tất cả các khâu như: tiếp nhận hồ sơ, thẩm định tín dụng, phê duyệt/từ chối khoản vay.

- Giai đoạn tiếp nhận và lập báo cáo thẩm định:

Cán bộ QHKH tiếp nhận hồ sơ yêu cầu vay vốn của khách hàng, thực hiện hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và lập báo cáo đề xuất tín dụng. Ở giai đoạn này, cán bộ QHKH sẽ kiểm sốt sơ bộ về thơng tin cá nhân của khách hàng, mục đích vay vốn, khả năng trả nợ sau đó sẽ lập báo cáo đề xuất tín dụng, căn cứ trên hồ sơ khách hàng cung cấp, cán bộ QHKH căn cứ các quy trình, quy định cụ thể của các sản phẩm vay và đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng nội dung đánh giá được thể hiện trên báo cáo đề xuất tín dụng. Sau khi hồn tất báo cáo đề xuất tín dụng được chuyển sang cho bộ phận thẩm định tín dụng. Trong năm 2017 theo ghi nhận tại chi nhánh có 750 trường hợp có nhu cầu vay vốn, tuy nhiên sau quá trình tiếp xúc, sơ loại chỉ có 520 khách hàng được tiến hành tiếp xúc và thực hiện thẩm định tín dụng. trong năm 2018 thì con số này là 1,230 khách hàng 920 khách hàng được tiến hành thẩm định.

Về cơ bản việc thực hiện tiếp cận và hướng dẫn các thủ tục hồ sơ cần thiết được cán bộ thực hiện đúng quy trình, tuy nhiên vẫn cịn tồn tại một số trường hợp khách hàng được cán bộ hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ nhằm lách các quy định hiện hành của BIDV. Việc tra cứu thơng tin CIC cịn mang tính chất hình thức. Trên thực tế đã phát sinh một số trường hợp khách hàng cố tình cung cấp sai lệch thông tin, hồ sơ giả mạo nhằm lừa đảo để vay vốn và chiếm đoạt vốn của ngân hàng, để có thể tránh được rủi ro phát sinh từ yếu tố khách hàng thì yêu cầu cán bộ phải có nhiều kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ tốt để có thể phát hiện và phòng tránh các rủi ro liên quan đến yếu tố khách hàng.

Ta có thể thấy rằng, số lượng khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn là tương đối lớn, tuy nhiên do có những quy định chung đối với các đối tượng khách hàng được quy định tại quy định cấp tín dụng bán lẻ và chính sách cấp tín dụng bán lẻ nên khơng phải đối tượng nào cũng dáp ứng đủ điều kiện để có thể vay vốn tại BIDV Gia Lâm, thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng thơng qua tra cứu CIC cũng là một yếu tố để cán bộ QHKH phân loại và lựa chọn khách hàng. Chỉ có 69.3% khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn và được thực hiện thẩm định tín dụng trong năm 2017, tỷ lệ này là 74.8% trong năm 2018. Tại BIDV Gia Lâm Ban lãnh đạo luôn đề cao yêu cầu tuân thủ các quy trình quy định, tuy nhiên trong nhiều trường hợp để đảm bảo việc cấp tín dụng cho khách hàng, cán bộ QHKH vẫn

cố tình lách các quy định cụ thể đối với các sản phẩm cho vay.

Bảng 4.7. Rủi ro và thủ tục kiểm soát trong hoạt động tiếp nhận hồ sơ

Rủi ro Thủ tục kiểm soát

Cán bộ QHKH và khách hàng thông đồng dẫn đến cho vay các đối tượng không thuộc đối tượng cho vay theo quy định của ngân hàng hoặc sai lệch thông tin trong hồ sơ, lập hồ sơ khống

Cán bộ QHKH thu thập không đầy đủ hồ sơ

BIDV đã ban hành văn bản quy định về cấp tín dụng bán lẻ (VB số 426/ QyĐ-BIDV ngày 28/01/2019)

Văn bản chính sách cấp tín dụng bán lẻ (QĐ 548) kèm theo cẩm nang tín dụng bán lẻ

Cho vay khách hàng có nợ quá hạn, nợ xấu tại các TCTD khác

Chi nhánh yêu cầu 100% các khoản vay KHCN đều phải thực hiện tra cứu thông tin CIC.

Thẩm định tín dụng: q trình thẩm định tín dụng được thực hiện độc lập giữa 02 cán bộ, bao gồm: cán bộ QHKH lập báo cáo đề xuất tín dụng, báo cáo thẩm định giá tài sản và chuyển sang cho cán bộ thẩm định độc lập thực hiện thẩm định lại các nội dung.

Bảng 4.8. Rủi ro và thủ tục kiểm soát trong hoạt động thẩm định tín dụng

Rủi ro Thủ tục kiểm sốt

CB QHKH móc nối với khách hàng nên cố tình bỏ qua, bỏ sót các thơng tin quan trọng

Q trình thẩm định tín dụng tại chi nhánh được tách biệt giữa 3 bộ phận: tiếp nhận đề xuất – thẩm định tín dụng – phê duyệt. Q trình thẩm định tín dụng đảm bảo đáp ứng tách biệt các khâu tuân thủ quy định tại TT 13/2018/TT-NHNN

Cán bộ QHKH phối hợp cùng khách hàng lập hồ sơ vay vốn khơng đúng mục đích

BIDV đã ban hành các sản phẩm cho vay cụ thể, đi kèm các quy định cụ thể về đối tượng cho vay: quy định 960/BIDV-NHBL về sản phẩm cho vay nhà ở, quy định 7377/BIDV-NHBL về hướng dẫn cho vay mua ô tô, 8148/BIDV-NHBL về hướng dẫn cho vay sản xuất kinh doanh,…

Thời gian thẩm định kéo dài BIDV quy định thời gian thẩm định khoản vay

tối đa không được thực hiện quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ của khách hàng Tài sản đảm bảo

Giá trị tài sản định giá chưa phù hợp, khơng tn thủ đúng quy trình định giá tài sản đảm bảo

BIDV đã xây dựng văn bản quy định về tài sản đảm bảo đó là quy định số 8955/QĐ-BIDV và 8956/QĐ-BIDV về quy trình quy định về thực hiện giao dịch bảo đảm

và tuân thủ, tuy nhiên việc lách các quy định về sản phẩm tín dụng vẫn cịn xảy ra, dẫn tới có một số trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, tiềm ẩn rủi ro. Thơng thường tai BIDV Chi nhánh Gia Lâm q trình thẩm định của cán bộ QHKH thường được lãnh đạo phòng cùng phối kết hợp thực hiện trong quá trình đi thực tế khách hàng, thẩm định giá trị tài sản, điều nay góp phần làm giảm thiểu được rủi ro trong quá trình tiếp cận đánh giá và đề xuất khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, tại chi nhánh vẫn phát sinh một số trường hợp việc thực hiện các thủ tục kiểm sốt cịn mang nặng tính chất hình thức, không coi trọng vai trị của các thủ tuc kiểm sốt trong quá trình cho vay, dẫn tới rủi ro vẫn phát sinh trong q trình cấp tín dụng cho khách hàng.

Sau khi đã có sự sàng lọc về đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn thông qua các quy định chung về chính sách chung của BIDV, các khách hàng được tiếp tục lựa chọn ở khâu thẩm định tín dụng, cơng tác này được thực hiện để lựa chọn đến những khách hàng được cấp tín dụng. Trong năm 2018 số lượng khách hàng được chấp thuận cấp tín dụng là 525 khách hàng/920 khách hàng được thẩm định.

Mặc dù BIDV đã có các quy định chung về cá quy định cụ thể liên quan đến tài sản đảm bảo, chính sách sản phẩm riêng cho từng đối tượng, nhưng trong quá trình thẩm định vẫn phát sinh một số trường hợp khách hàng móc nối với cán bộ tại chi nhánh để lách các quy định chung hoặc do cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn tới tình trạng đánh giá sai về khách hàng trong khâu thẩm định, số lượng này tuy khơng nhiều tuy nhiên vẫn có phát sinh tại BIDV Gia Lâm. Cụ thể, trong năm 2016 phát sinh 3 trường hợp (tổng 2.5 tỷ đồng) khách hàng phát sinh rủi ro tín dụng trong cơng tác đánh giá tài sản đảm bảo, con số này tăng lên 12 trường hợp (tổng 10 tỷ đồng) trong năm 2017 và 8 trường hợp (tổng 5.3 tỷ đồng) trong năm 2018, rủi ro ở đây phát sinh chủ yếu là do cán bộ QHKH lựa chọn sai phương pháp, căn cứ để định giá tài sản đảm bảo như: áp dụng phương pháp định giá so sánh giá trị thị trường đối với đất trồng cây lâu năm nằm ngoài khu vực dân cư làm ảnh hưởng đến tỷ lệ cho vay/tài sản đối với khách hàng, khi khách hàng gặp khó khăn khơng trả được nợ sẽ gây ra tổn thất mất vốn đối với ngân hàng. Tỷ lệ này có sự gia tăng nhiều trong năm 2017 nguyên nhân là do đây là giai doạn tăng trưởng nóng tín dụng tại BIDV Gia Lâm. Tần suất phát sinh rủi ro tính trên tổng khách hàng được cấp tín dụng tuy khơng lớn nhưng sẽ gây tổn thất cho ngân hàng.

Phê duyệt tín dụng: Sau khi được thơng qua thẩm định tín dụng độc lập, báo cán bộ chuyển hồ sơ trình lên lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt. Trong mỗi thời kỳ, đơn vị Giám đốc Chi nhánh căn cứ thẩm quyền được hội sở chính phê duyệt và ủy quyền lại cho lãnh đạo các đơn vị là Phó giám đốc phụ trách bán lẻ, Trưởng phòng khách hàng cá nhân, giám đốc phịng giao dịch để các bộ phận có thể tự chủ động trong cơng tác phát triển tín dụng bán lẻ.

Bảng 4.9. Rủi ro và thủ tục kiểm sốt trong hoạt động phê duyệt tín dụng

Rủi ro Thủ tục kiểm soát

CB QHKH và cán bộ thẩm định tín dụng độc lập thông đồng, thực hiện thẩm định khơng đúng tình hình thực tế của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng

Khơng có sự kiểm sốt lại trước khi phê duyệt.

Trong quá trình thẩm định khách hàng, tài sản đảm bảo. Lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt khoản cấp tín dụng có thể đề xuất đi kiểm tra trực tiếp khách hàng, tái thẩm định khách hàng để đảm bảo mức độ chính xác cũng như tuân thủ quy định.

Phê duyệt không đúng thẩm quyền Trong từng thời kỳ, Chi nhánh có các văn bản

quy định mức thẩm quyền phê duyệt tín dụng của từng đơn vị, đảm bảo thực hiện đúng thẩm quyền và không vượt thẩm quyền phê duyệt. Hiện tại ở chi nhánh đang áp dụng văn bản ủy quyền phán quyết số 1026/BIDV-GLA.

Thời gian thẩm định kéo dài BIDV quy định thời gian thẩm định khoản vay tối

đa không được thực hiện quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ của khách hàng

Tại BIDV Gia Lâm, theo báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong công tác tín dụng cho thấy, 80% khoản vay được lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt trực tiếp đi kiểm tra khách hàng trong năm 2016, tỷ lệ này giảm xuống còn 50% trong năm 2017 và trong năm 2018 là 70%, việc kiểm tra khách hàng được thực hiện cùng với công tác thẩm định của cán bộ thẩm định tín dụng, kết quả ghi nhận có 5 trường hợp khách hàng bị từ chối cấp tín dụng sau khi lãnh đạo kiểm tra trực tiếp trong năm 2016, các trường hợp này lần lượt là 15 khách hàng năm 2017 và 25 khách hàng trong năm 2018.

Cơng tác thẩm định tín dụng trong giai đoạn trước năm 2019 vẫn chỉ được thực hiện tại bộ phận quản lý khách hàng, chưa có bộ phận thẩm định tín dụng độc lập. Bộ phận thẩm định tín dụng độc lập được thành lập và đi vào hoạt động bắt đầu từ năm 2019 từ khi thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018

chính thức có hiệu lực. Việc thực hiện thẩm định độc lập hiện tại cịn mang tính hình thức, chưa phát huy tối đa hiệu quả của khâu thẩm định tín dụng độc lập trong quá trình ra quyết định phê duyệt cấp tín dụng, chính vì vậy vẫn có các trường hợp rủi ro phát sinh, cụ thể như sau:

Bảng 4.10. Tỷ lệ khách hàng phát sinh rủi ro trong quá trình thẩm định Chỉ tiêu Chỉ tiêu Năm 2016 (khoản vay) Năm 2017 (khoản vay) Năm 2018 (khoản vay) So sánh (%) 2017 /2016 2018 /2017 Bình quân Đánh giá không đúng khách hàng 10 18 14 180,0 77,8 118,3

Phê duyệt không

đúng thẩm quyền 3 5 4 166,7 80,0 115,5

Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng – phịng QLRR - BIDV Chi nhánh Gia Lâm(2018) Về thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng bán lẻ đối với các cấp điều hành, Chi nhánh trong từng thời kỳ đều ban hành các văn bản ủy quyền phán quyết tín dụng bán lẻ với các cấp, việc thực hiện phê duyệt cấp tín dụng được chi nhánh thực hiện và tuân thủ tuy nhiên, vẫn có các trường hợp cho vay vượt quyền phát quyết phát sinh tại BIDV Gia Lâm, các đối tượng khách hàng này chủ yếu là các khách hàng vay vốn ở sản phẩm cầm cố giấy tờ có giá tại các phịng giao dịch. Rủi ro của việc vượt quyền phán quyết này chưa dẫn tới việc mất vốn, tuy nhiên sau khi được rà soát và phát hiện, các đơn vị vi phạm đều bị áp dụng các chế tài xử phạt để tránh các trường hợp khác có thể phát sinh.

Tỷ lệ đánh giá khơng chính xác khách hàng trong năm 2017 có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2018, tỷ lệ này lên tới 80%, nguyên nhân là do đây là giai đoạn tăng trưởng nóng về tín dụng bán lẻ tại BIDV Gia Lâm, hệ quả của việc tăng trưởng nóng này dẫn tới việc bng lỏng về quản lý cũng như việc thực hiện và tuân thủ các quy trình, tuy nhiên tỷ lệ này trong năm 2018 đã giảm xuống, tỷ lệ này giảm 22% trong năm 2018 nguyên nhân là do ban lãnh đạo Chi nhánh đã có điều chỉnh cần thiết để tránh sự tăng trưởng nóng về tín dụng cũng như việc phát sinh các khoản nợ quá hạn. Kết quả này cũng đã phản ánh phần nào chất lượng, năng lực cán bộ tại chi nhánh, tỷ lệ cán bộ trẻ tại chi nhánh tương đối cao, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều dẫn tới việc đánh giá sai/khơng chính xác về khách hàng là điều khơng thể tránh khỏi. Một số cán bộ vì để hồn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao, tạo điều kiện hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ thủ tục khơng đúng thực tế để có thể cấp tín dụng, điều này gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn

cho ngân hàng và khó khăn trong việc quản lý khoản vay sau giải ngân. Để có thể phịng tránh rủi ro tốt nhất là cần thực hiện trong khâu thẩm định, tiếp xúc khách hàng để có thể phát hiện sớm các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, tuy nhiên do kinh nghiệm của phần đông cán bộ QHKH cá nhân tại chi nhánh còn chưa nhiều nên cịn ảnh hưởng đến q trình phát hiện rủi ro sớm. Việc tuân thủ các nội dung được quy định tại các văn bản ban hành đôi khi chưa được quan tâm đúng mức và đảm bảo tính tn thủ nên cịn phát sinh nhiều rủi ro.

Ký kết hợp đồng:

Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng trên báo cáo đề xuất. Cán bộ QHKH tiến hành lập các hợp đồng trình cấp có thẩm quyền ký. Cấp có thẩm quyền thường là cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng.

Bảng 4.11. Rủi ro và thủ tục kiểm soát trong hoạt động ký kết hợp đồng

Rủi ro Thủ tục kiểm sốt

Hợp đồng tín dụng

được lập không

đúng, nội dung thiếu chặt chẽ

Từng thời kỳ, căn cứ các quy định của pháp luật, BIDV soạn thảo mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo chung cho toàn hệ thống áp dụng.

Đối với hợp đồng đảm bảo yêu cầu thực hiện có sự chứng thực của cơ quan công chứng.

Quy định về bộ biểu mẫu hợp đồng tại văn bản số 11184 /BIDV-PC ngày 31/08/2018.

Hợp đồng tín dụng bị sửa đổi, nội dung trái quy định

Khi thực hiện ký kết các hợp đồng, lãnh đạo phê duyệt tín đụng phải ký nháy từng trang trên hợp đồng, đảm bảo đã kiểm soát các nội dung.

Mẫu biểu hợp đồng tín dụng ln được chi nhánh thực hiện đúng theo quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đẩu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm (Trang 73 - 80)