Tình hình cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đẩu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm (Trang 64 - 68)

Việt Nam - Chi nhánh Gia Lâm

4.1.3.1. Về Quy mô

Tổng quy mô tín dụng tại BIDV Gia Lâm có sự tăng trưởng đáng kể từ khi nhận bàn giao sau khi chia tách chi nhánh trong năm 2016. Dư nợ của Chi nhánh tăng từ mức 2.950 tỷ đồng lên 4.750 tỷ đồng trong năm 2018, tương ứng với mức tăng 61% qua 02 năm hình thành và phát triển. Dư nợ khách hàng cá nhân có sự tăng trưởng qua các năm, tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2018 thấp hơn so với năm 2017, nguyên nhân là do sau 1 năm tăng trưởng nóng về tín dụng, ban lãnh đạo chi nhánh đã bắt đầu thắt chặt lại để đảm bảo về chất lượng tín dụng của chi nhánh.

Bảng 4.3. Cơ cấu dư nợ BIDV Chi nhánh Gia Lâm Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

Số tiền (tỷ đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ lệ (%) 2017 /2016 2018 /2017 Bình quân Cá nhân 950 38,9 2.560 59,7 3.024 60,2 269,5 118,1 178,4 Doanh nghiệp 1.495 61,1 1.726 40,3 2.000 39,8 115,5 115,9 115,7 Tổng dư nợ 2.445 100 4.286 100 5.024 100 175,3 117,2 143,3

Nguồn: BIDV Chi nhánh Gia Lâm (2018) Về cơ cấu dư nợ hiện tại ở Chi nhánh Gia Lâm, tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm tỷ lệ tương đối lớn, năm 2016 tỷ lệ dư nợ khách hàng cá nhân chiếm 38.9% tổng dư nợ toàn chi nhánh, sang năm 2017 tỷ lệ dư nợ

KHCN: 59.7% và năm 2018: 60.2%. Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân qua các năm đều có sự tăng trưởng, hiện tại tỷ trọng dư nợ bán lẻ tại chi nhánh tương đối cao trong tổng dư nợ, nguyên nhân là do định hướng chung của BIDV là định hướng đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, dần dần phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ số 1 Việt Nam, chi nhánh Gia Lâm cũng hiện đang được hoạt động và định hướng thành chi nhánh bán lẻ.

4.1.3.2. Về cơ cấu dư nợ theo sản phẩm

Cơ cấu dư nợ theo sản phẩm đối với cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh được thể hiện thông qua 04 sản phẩm chính: Cho vay hỗ trợ nhà ở, cho vay tiêu dùng, cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh và cho vay mua ô tô.

Bảng 4.4. Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo sản phẩm giai đoạn 2016 – 2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

Số tiền (tỷđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ lệ (%) 2017 /2016 /2017 2018 Bình quân Hỗ trợ nhà ở 567 59,7 1.765 68,9 2.096 69,3 311,3 118,8 192,3 Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo 98 10,3 175 6,8 198 5,1 178,6 113,1 142,1 Vay hỗ trợ SXKD 210 22,1 425 16,6 493 10,4 202,4 116,0 153,2

Cho vay mua ô tô 75 7,9 195 7,6 237 3 260,0 121,5 177,8

Tổng dư nợ 950 2.560 3.024 269,5 118,1 178,4

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2016 -2018 BIDV Chi nhánh Gia Lâm (2019) Cho vay hỗ trợ nhà ở:

Trong các sản phẩm cho vay KHCN, cho vay hỗ trợ nhà ở là một trong những sản phẩm thế mạnh của BIDV chi nhánh Gia Lâm, tỷ trọng cho vay hỗ trợ nhà ở tương đối cao và khá ổn định chiếm tỷ lệ 68.9% trong năm 2017 và tăng trưởng lên mức 69.3% trong năm 2018. Nguyên nhân là do hiện tại nhu cầu về nhà ở của cá nhân trên địa bàn Hà Nội tương đối lớn, khu vực huyện Gia Lâm và quận Long Biên trong những năm vừa qua là các khu vực có khá nhiều dự án về nhà ở, tại khu vực này hiện tại phân khúc giá nhà ở đang đáp ứng được nhu cầu của nhiều loại đối tượng khách hàng. Cùng với việc ký kết hợp đồng hợp tác cho vay với dự án vincity đã làm cho chi nhánh có lượng khách hàng cá nhân vay hỗ trợ nhà ở tương đối ổn định, ngoài ra hiện tại chi nhánh còn ký kết hợp đồng hợp tác hỗ trợ vốn với một số dự án lớn khác như: dự án nhà liền kề Đại kim do tổng

công ty cổ phần xây dựng số 2 thi công, dự án Sài đồng Lotus,…

Tỷ lệ tăng trưởng của cho vay hỗ trợ nhà ở qua các năm là: năm 2017 tăng trưởng 211.3% so với cùng kỳ năm 2016, năm 2018 tăng trưởng 18.8% so với năm 2017.

Cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh:

Đây là mảng chiếm tỷ trọng thứ 2 trong cơ cấu dư nợ bán lẻ tại chi nhánh. Tỷ lệ dư nợ cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân trong năm 2016 chiếm 22,1% dư nợ cho vay bán lẻ, tỷ lệ này giảm về mức 10.4% trong năm 2018. Chủ trương của ban lãnh đạo tại chi nhánh là tiếp cận đối với các cá nhân đang thực hiện sản xuất kinh doanh tại địa bàn để tài trợ vốn, hợp tác cùng có lợi thực hiện đẩy mạnh kinh tế của địa phương cũng như cho vay đúng đối tượng cần sử dụng vốn. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, sản phẩm này chưa được chi nhánh thực sự chú trọng, do thời gian qua trên địa bàn, cùng với sự bùng nổ của thị trường bất động sản, các dự án bất động sản được đầu tư xây dựng trên địa bàn chi nhánh cũng như lân cận tương đối lớn nên tỷ trọng dư nợ được chuyển sang sản phẩm hỗ trợ nhà ở. Mức độ tăng trưởng trong năm 2017 là 102,4% so với cùng kỳ năm 2016 và năm 2018 là 16%. Tỷ lệ tăng này theo đánh giá vẫn chưa phù hợp với tình hình thực tế khách hàng trên địa bàn của Chi nhánh. Hiện tại chi nhánh vẫn chưa khai thác triệt để các thị trường tiềm năng ở các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện như: Bát Tràng, Kiêu Kỵ,… đây là các thị trường tiềm năng của Chi nhánh, hiện tại tình hình kinh doanh của các làng nghề truyền thống ở đây tương đối phát triển, Chi nhánh cần tập trung khai thác thị trường tiềm năng này.

Cho vay hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng:

Đây là sản phẩm hỗ trợ các cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng cả có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo. Mức độ tăng trưởng của sản phẩm này qua các năm là 78,6% và 13,1%.

Đối với sản phẩm hỗ trợ vay mua ô tô:

Hiện tại nhu cầu đối với sản phẩm này của khách hàng là tương đối lớn do mức sống của người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu mua ô tô được rất nhiều người quan tâm. Trên địa bàn của Chi nhánh cũng khá nhiều doanh nghiệp buôn bán ô tô, tuy nhiên tỷ lệ cho vay mua ô tô ở Chi nhánh còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ cho vay mua ô tô năm 2017 chiếm 7.6% tổng dư nợ bán lẻ năm 2017 và Tuy nhiên tỷ lệ này giảm xuống ở mức 3% trong năm 2018. Nguyên nhân là do

đặc thù của sản phẩm cho vay ô tô có tài sản đảm bảo là động sản, khó quản lý nên các cán bộ tại chi nhánh chưa tập trung vào sản phẩm này.

Chi nhánh cần chủ động và định hướng phát triển sản phẩm này nhiều hơn nữa do hiện tại đó là một sản phẩm mà nhiều người tiêu dùng đang hướng tới, địa bàn chi nhánh lại có nhiều điều kiện thuận lợi.

4.1.3.3. Chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lâm giai đoạn 2016 đến 2018

Nhìn chung chất lượng tín dụng tại chi nhánh vẫn đáp ứng được yêu cầu chung của hệ thống BIDV. Tỷ lệ nợ quá hạn trong giai đoạn năm 2017 có sự gia tăng lớn so với năm 2016, cụ thể như sau:

Bảng 4.5. Tỷ lệ nhóm nợ dư nợ bán lẻ giai đoạn 2016 đến 2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

Số tiền (tỷđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷđ) Tỷ lệ (%) 2017 /2016 /2017 2018 quân Bình Nợ trong hạn nhóm 1 878 92,4 2.315 90,4 2.796 92,5 263,7 120,8 178,5 NQH nhóm 1 42 4,4 152 5,9 130 4,3 361,9 85,5 175,9 Nợ nhóm 2 18 1,9 55 2,1 60 2 305,6 109,1 182,6 Nợ xấu 12 1,3 38 1,5 38 1,3 316,7 100,0 178,0 Tổng dư nợ 950 2.560 3.024 269,5 118,1 178,4

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Chi nhánh Gia Lâm(2018) Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; (ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) là các khoản nợ: (i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; (ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

Tỷ lệ nợ nợ nhóm 2 và nợ xấu bán lẻ có sự gia tăng mạnh trong giai đoạn 2016 – 2017, đây chính là hệ quả của việc tăng trưởng nóng tín dụng sau thời điểm mới thành lập của Chi nhánh, việc tăng trưởng về chỉ tiêu dư nợ tín dụng cũng cần phải đáp ứng được yêu cầu về chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu để đảm bảo an toàn về tín dụng. Nhìn nhận được vấn đề này, ban lãnh đạo chi nhánh trong giai đoạn năm 2017 – 2018 đã có sự điều chỉnh nhất định về tốc độ tăng trưởng

tín dụng làm cho tỷ lệ gia tăng về nợ quá hạn và nợ xấu giảm, cụ thể: tỷ lệ nợ nhóm 2 của năm 2017 là 2,1% tỷ lệ này ở mức 2% trong năm 2018, dư nợ xấu không có sự gia tăng trong năm 2018. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn nhóm 1 ở các năm vẫn có tỷ lệ tương tối cao, chi nhánh cần có biện pháp kiểm soát khoản vay tránh các yếu tố rủi ro tiềm ẩn. Để có thể thấy rõ sự tăng trưởng về nợ quá hạn, nợ xấu bán lẻ ta có thể thấy thông qua bảng trên.

Ta có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn nhóm 1 có sự gia tăng đáng báo động trong giai đoạn năm 2016-2017. Đây là các rủi ro tiềm tàng chi nhánh cần có các biện pháp quản lý phù hợp tránh xảy ra các rủi ro hiện hữu. Sự gia tăng về tỷ lệ nợ quá hạn này cũng có thể cho ta thấy được rằng, trong giai đoạn 2016-2017 chi nhánh đã quá tập trung vào việc tăng trưởng tín dụng mà buông lỏng việc kiểm soát nội bộ đối với hoạt động này. Nhận thức được vấn đề này, ban lãnh đạo chi nhánh đã có 1 số điều chỉnh trong năm 2018 nhằm hạn chế phát sinh mới các khoản vay quá hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đẩu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm (Trang 64 - 68)