Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đẩu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm (Trang 68 - 72)

Hiện tại chi nhánh đang tuân thủ quy trình cho vay khách hàng cá nhân theo đúng quy trình cấp tín dụng cho khách hàng bán lẻ, cụ thể như sau:

Sơ đồ 4.1. Quy trình cấp tín dụng bán lẻ

Nguồn: Quy trình cấp tín dụng bán lẻ BIDV

Bước 1: Tiếp thị và đề xuất tín dụng

Tùy từng giai đoạn, căn cứ vào bối cảnh thị trường và chính sách chung của hệ thống, ban lãnh đạo chi nhánh sẽ có các chỉ đạo định hướng chung về định hướng tín dụng tai chi nhánh, tại đó thể hiện: mục tiêu tăng trưởng, ngành nghề trọng tâm, đối tượng khách hàng mục tiêu,..

Tiếp thị khách hàng: Căn cứ các quy trình, quy định chung về cho vay KHCN, các cán bộ tiêp thị các sản phẩm vay phù hợp đến các đối tượng có nhu

Tiếp thị và đề xuất tín dụng Thẩm định rủi ro khoản cấp tín dụng Phán quyết tín dụng Giải ngân Quản lý sau giải ngân

cầu vay vốn. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng (hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ phương án, hồ sơ tài sản đảm bảo), cán bộ QHKH tiến hành đối chiếu các quy định về sản phẩm cụ thể để đánh giá khách hàng có thuộc đối tượng cho vay hay không, nếu khách hàng thuộc đối tượng cho vay cán bộ QHKH tiến hành hướng dẫn khách hàng hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo yêu cầu.

Đề xuất tín dụng và đánh giá tài sản đảm bảo: Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ khách hàng cung cấp theo quy định tại cẩm nang tín dụng bán lẻ số 5155/ BIDV- NHBL cán bộ QHKH sẽ tiến hành xác minh nội dung các thông tin khách hàng cung cấp, xác định tính chính xác và phù hợp, sau đó căn cứ trên kết quả xác minh thông tin thực hiện đánh giá phân tích khách hàng, phân tích nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng, khả năng trả nợ, giá trị tài sản đảm bảo căn cứ trên hướng dẫn tại văn bản cẩm nang cấp tín dụng bán lẻ số 5155 /BIDV-NHBL ngày 23 tháng 06 năm 2016 và quy định về định giá tài sản đảm bảo theo văn bản 8956/QĐ-BIDV về quy trình, quy định định giá tài sản đảm bảo. Từ đó đưa ra các đánh giá về tính khả thi của phương án, khả năng trả nợ từ đó đưa ra kết luận về việc đề xuất cấp tín dụng hay từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng. Trường hợp đồng ý cấp tín dụng, lập báo cáo đề xuất tín dụng chuyển cho bộ phận thẩm định tín dụng.

Thẩm định tín dụng: Công tác thẩm định sẽ phải tuân thủ các quy định trong từng thời kỳ, căn cứ trên tình hình kinh doanh thực tế, quy định chung của NHNN BIDV sẽ xây dựng các quy định cụ thể liên quan đến công tác thẩm định tín dụng. Hiện tại theo quy định, Cán bộ thẩm định tín dụng là Chuyên viên cấp 6 trở lên (bao gồm cả lãnh đạo phòng) tại Phòng KHCN/PGD tiếp nhận hồ sơ từ cán bộ QHKH, thực hiện thẩm định tín dụng đối với tất cả các khoản cấp tín dụng bán lẻ. Thực hiện đánh giá lại các yếu tố cán bộ QHKH thực hiện đề xuất trong báo cáo thẩm định, đưa ra ý kiến đánh giá và trình lãnh đạo phê duyệt.

Bước 2: Thẩm định rủi ro khoản cấp tín dụng

Căn cứ thẩm quyền phán quyết của các cấp trong quá trình cấp tín dụng trong từng thời kỳ sẽ xác định khoản vay có cần phải qua thẩm định rủi ro hay không. Trong khâu này, hoạt động kiểm soát nội bộ sẽ được các cán bộ QLRR thực hiện trong khâu tái thẩm định.

Nếu khoản vay không qua thẩm định rủi ro: Hồ sơ được cán bộ QHKH chuyển trực tiếp đến cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng.

Khoản vay qua thẩm định rủi ro: Bộ phận QLRR tiếp nhận hồ sơ từ cán bộ QHKH và thực hiện thẩm định rủi ro, cán bộ QLRR sẽ tái thẩm định khoản cấp

tín dụng, đánh giá về việc tuân thủ quy trình, quy định, việc đáp ứng cá điều kiện vay vốn của khách hàng, lập báo cáo rủi ro trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khoản vay vượt thẩm quyền của Chi nhánh: Lãnh đạo chi nhánh là PGĐ QHKH hoặc Giám đốc chi nhánh ký đề xuất tín dụng trình Hội sở chính.

Bước 3: Phán quyết tín dụng:

Căn cứ trên thẩm quyền được phân giao, kết quả báo cáo thẩm định và phân tích thẩm định tín dụng của cán bộ QHKH và cán bộ thẩm định tín dụng, kết quả kiểm tra trực tiếp khách hàng và đối chiếu với các quy định cụ thể về sản phẩm cho vay, quy trình quy định mà lãnh đạo có thẩm quyền sẽ thực hiện ra quyết định:

Chấp thuận: thực hiện ký kết hợp đồng, hoàn thiện các thủ tục tài sản đảm bảo và chuyển hồ sơ lại cho cán bộ QHKH để thực hiện chuyển sang bộ phận giải ngân là bộ phận quản trị tín dụng tại chi nhánh.

Từ chối: Gửi thông báo tới khách hàng nêu rõ lý do từ chối cấp tín dụng. Căn cứ trên nội dung ủy quyền phán quyết của BIDV trung ương cho Chi nhánh, giám đốc chi nhánh ký văn bản ủy quyền phán quyết tới các cấp lãnh đạo đơn vị. Hiện tại thẩm quyền phán quyết tín dụng tại Chi nhánh Gia Lâm tuân thủ theo văn bản ủy quyền số 1026/BIDV-GLA ngày 01/11/2017 của Giám đốc BIDV Chi nhánh Gia Lâm. Hiện tại, thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với 01 khách hàng của hội đồng tín dụng cơ sở là 25 tỷ đồng, của Giám đốc Chi nhánh là 15 tỷ đồng, Phó giám đốc quản lý khách hàng là 5 tỷ đồng, của trưởng phòng KHCN/Giám đốc PGD là 2 tỷ đồng.

Bước 4: Giải ngân:

Bộ phận QHKH kiểm tra hồ sơ giải ngân và điều kiện giải ngân, thực hiện đề xuất và quyết định giải ngân chuyển hồ sơ cho bộ phận QTTD để tiến hành cập nhật thông tin vào hệ thống.

Hoạt động kiểm soát nội bộ sẽ được thực hiện tại bộ phận quản trị tín dụng và bộ phận giao dịch khách hàng.

Theo quy định chung của BIDV, khi hồ sơ được đưa sang bộ phận QTTD, bộ phận QTTD có trách nhiệm rà soát tính đầy đủ của hồ sơ, tuy nhiên để tăng cường hoạt động kiểm soát nội bộ, Ban lãnh đạo BIDV chi nhánh Gia Lâm giao phòng QTTD có trách nhiệm rà soát nội dung hồ sơ đảm bảo: tuân thủ quy trình, quy định, tính khớp đúng và đầy đủ về nội dung theo yêu cầu chung của BIDV. Bộ phận QTTD sau khi nhận hồ sơ từ cán bộ QHKH, căn cứ các quy trình quy

định đối với việc cấp tín dụng, chính sách khách hàng sẽ tiến hành kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân, các điều kiện giải ngân và thực hiện trình PGĐ phụ trách tác nghiệp duyệt giải ngân. Trong quá trình thực hiện kiểm tra nếu phát hiện sai sót/tồn tại sẽ yêu cầu cán bộ QHKH hoàn thiện trước khi giải ngân hoặc báo cáo lãnh đạo phụ trách tác nghiệp để từ chối thực hiện nhập thông tin hoản vay. Sau khi thực hiện giải ngân khoản vay trên hệ thống SIBS, bộ phận QTTD tiến hành lưu trữ và quản lý hồ sơ khoản vay. Hồ sơ khoản vay sẽ được cán bộ QHKH lập danh mục và bàn giao đối với cán bộ QTTD.

Bộ phận QTTD có nhiệm vụ thống kê lại các lỗi phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm tra hồ sơ trước giải ngân, ghi nhận và báo cáo ban lãnh đạo trước ngày 15 cuối cùng của quý để ban lãnh đạo lấy làm căn cứ đánh giá bình xét kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các cá nhân và đơn vị tại chi nhánh.

Hồ sơ sau khi được nhập trên hệ thống SIBS cán bộ QHKH chuyển bảng kê rút vốn xuống bộ phận giao dịch khách hàng để thực hiện giải ngân, cán bộ GDKH sẽ tiến hành đối chiếu thông tin trên giấy nhận nợ và thông tin trên hệ thống SIBS như: Số tiền, kỳ hạn, lãi suất,… để đảm bảo tính khớp đúng và thực hiện giải ngân cho khách hàng, quá trình này sẽ được thực hiện bởi 01 cán bộ GDKH và 01 kiểm soát viên.

Bước 5: Quản lý khoản vay sau giải ngân:

Ngân hàng có các quy định cụ thể đối với công tác quản lý khoản vay sau giải ngân, cán bộ QHKH cần thực hiện và đảm bảo tính đầy đủ về mặt hồ sơ và thông tin.

Định kỳ, cán bộ QHKH thực hiện kiểm tra giám sát khách hàng, khoản vay đã được giải ngân, đảm bảo khoản vay được sử dụng vốn đúng mục đích, nguồn trả nợ theo đúng dự kiến. Lập báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay với khách hàng và gửi về bộ phận QTTD để lưu trữ hồ sơ.

Hàng tháng, phòng QTTD tiến hành lập danh sách các khoản vay đến hạn trả nợ trong tháng, các tài sản đến hạn định giá lại gửi cho các phòng QHKH, các phòng QHKH có trách nhiệm thực hiện đôn đốc và định kỳ tiến hành thu nợ theo đúng cam kết của khách hàng và ngân hàng trong hợp đồng tín dụng. Danh sách này sẽ được gửi cho lãnh đạo phòng quản lý khách hàng và cán bộ QHKH để thực hiện đôn đốc.

Điều chỉnh khoản cấp tín dụng: khi có yêu cầu từ phía khách hàng, cán bộ QHKH lập tờ trình báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng.

Xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề: các khoản nợ quá hạn, nợ có vấn đề cần được cán bộ QHKH lập báo cáo, biên bản làm việc trực tiếp với khách hàng và báo cáo ban lãnh đạo. Căn cứ trên các quy định cụ thể, ban lãnh đạo thực hiện các chính sách cụ thể với từng trường hợp khách hàng như: gia hạn, chuyển nhóm nợ, tiến hành khởi kiện,… Ban lãnh đạo chi nhánh giao nhiệm vụ cho phòng QLRR có trách nhiệm tổng hợp danh sách các khách hàng quá hạn, yêu cầu các phòng quản lý khách hàng báo cáo chi tiết tình hình làm việc theo quý để tổng hợp báo cáo ban lãnh đạo.

Thanh lý hợp đồng tín dụng: Khi đến hạn đã cam kết trong hợp đồng, khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi và các khoản phí và không có nhu cầu vay tiếp thì khách hàng và ngân hàng không cần lập Biên bản thanh lý hợp đồng mà hợp đồng tự động được thanh lý. Trường hợp khách hàng có đăng ký giao dịch bảo đảm thì cán bộ QHKH soạn đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch đảm bảo theo mẫu quy định, trình lên cấp có thẩm quyền ký và bàn giao kèm theo cùng tài sản thế chấp của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đẩu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm (Trang 68 - 72)