Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đẩu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm (Trang 62 - 64)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP

4.1.2. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và

và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lâm

Bảng 4.2. Số lượng khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Gia Lâm Đối tượng Đối tượng Năm 2016 (khách hàng) Năm 2017 (khách hàng) Năm 2018 (khách hàng) So sánh (%) 2017 /2016 2018 /2017 Bình quân Cá nhân 318 714 1.227 224,5 171,8 196,4 Hộ gia đình 23 30 42 130,4 140,0 135,1 Tổ hợp tác 2 1 1 50,0 100,0 70,7 Tổng 350 745 1.270 212,9 170,5 190,5

Nguồn: BIDV Chi nhánh Gia Lâm (2018)

Đối tượng cho vay: Với đặc điểm đối tượng vay vốn là các cá nhân, hộ gia

đình, tổ hợp tác có nhu cầu sử dụng vốn phục vụ mục đích tiêu dùng, đầu tư hay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình đó. Khác với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhân thường có số lượng rất

nhiều của mơi trường kinh tế, văn hóa – xã hội. Chính vì vậy, ở mỗi khu vực khác nhau, nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân cũng rất khác nhau. Khu vực địa bàn huyện Gia Lâm tập trung tương đối đa dạng các đối tượng khách hàng do có địa bàn rộng, tập trung nhiều khu vực làng nghề như: Ninh hiệp, làng nghề kiêu kỵ, làng gốm bát tràng … Các khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ mục đích nhà ở, khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh. Trong năm 2018, căn cứ theo quy định tại Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đại diện vay vốn của các hộ kinh doanh sẽ là người đại diện của hộ kinh doanh vay vốn.

Thời gian vay vốn: Thời gian vay vốn của khách hàng cá nhân đa dạng,

bao gồm các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Đối với những khoản vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh thì thời hạn chủ yếu là vay ngắn hạn. Cịn đối vói những khoản vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình thì thời hạn vay thường là trung và dài hạn.

Quy mô vốn và số lượng các khoản vay: Thơng thường thì các khoản cho

vay khách hàng cá nhân có quy mơ vốn thường nhỏ hơn cho vay đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, đối với các NHTM hoạt động theo định hướng là Ngân hàng bán lẻ thường có số lượng các khoản vay khách hàng cá nhân chiếm tỉ trọng lớn. Hiện tại Chi nhánh có 03 phịng giao dịch và 01 phịng khách hàng cá nhân thực hiện nhiệm vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân. Quy mô vốn của các khoản vay tương đối đa dạng. Đối với các khoản vay tín chấp số tiền vay giao động trong khoảng từ 20 đến 100 triệu đồng, các khoản vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh quy mô vốn chủ yếu dưới 2 tỷ đồng.

Chi phí cho vay: Chi phí mà NHTM bỏ ra đối với các khoản cho vay

khách hàng cá nhân thường lớn cả về chi phí nhân lực và công cụ. Bởi đối tượng cho vay khách hàng là cá nhân có diễn biến phức tạp, số lượng các khoản vay là lớn, song quy mô mỗi khoản vay lại tương đối nhỏ

Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay của các khoản cho vay khách hàng cá

nhân thường cao hơn so với các khoản cho vay khách hàng là doanh nghiệp. Nguyên nhân bởi vì chi phí cho vay khách hàng cá nhân tính trên mỗi đơn vị đồng vốn cho vay là lớn, mức độ rủi ro của khoản vay cao và kém nhạy bén với lãi suất. Đối với các khoản vay ngắn hạn, hiện tại mức lãi suất chi nhánh đang áp dụng giao động ở mức 9 đến 10.5%/năm, đối với các khoản vay trung và dài hạn

mức lãi suất sau thời gian ưu đãi trung bình khoảng 11%/năm. Mức lãi suất chi nhánh áp dụng theo đũng quy định chung của BIDV đối với các gói sản phẩm.

Rủi ro tín dụng: Các khoản cho vay khách hàng cá nhân bao giờ cũng tiềm ẩn

rủi ro tín dụng cao. Bởi đối tượng cho vay là các cá nhân, hộ gia đình có tình hình tài chính dễ thay đổi tùy theo tình trạng cơng việc và sức khỏe của họ.Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các cá nhân và hộ gia đình thường có trình độ quản lý yếu, thiếu kinh nghiệm, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu do đó khả năng cạnh tranh trên thị trường kém. Do vậy Ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro khi người vay bị thất nghiệp, gặp tai nạn, phá sản. Mặt khác việc thẩm định và quyết định cho vay khách hàng cá nhân thường không đầy đủ về thông tin cũng là một trong những lý do dẫn tới tình trạng rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay khách hàng cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đẩu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm (Trang 62 - 64)