Thống kê chi tiết các đợt kiểm tra tại BIDV Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đẩu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm (Trang 86 - 88)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 2017 /2016 2018 /2017 Bình quân Số đợt kiểm tra (đợt) 1 2 1 200,0 50,0 100,0

Số kiến nghị của đoàn kiểm

tra (kiến nghị) 256 657 421 256,6 64,1 128,2

Số cán bộ bị xử lý (cán bộ) 2 4 4 200,0 100,0 141,4

Việc thực hiện kiểm tra kiểm soát định kỳ của bộ phận QLRR vẫn còn nhiều hạn chế, mang tính hình thức, chưa được thực hiện thường xuyên. Hàng năm chỉ được thực hiện định kỳ 01 lần/năm theo yêu cầu của ban lãnh đạo về việc rà soát chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh. Công tác xử lý sau kiểm tra cịn mang tính hình thức khơng có tính răn đe.

Theo đánh giá của tác giả, hoạt động kiểm tra hồ sơ của Chi nhánh chưa được thực hiện quan tâm đúng mức, hoạt động kiểm tra cịn mang nhiều tính hình thức. Trong 2 năm 2016 và 2017, chỉ có duy nhất 1 đợt kiểm tra hồ sơ tín dụng KHCN được phòng QLRR chi nhánh gia lâm thực hiện, trong năm 2017 phát sinh 01 cuộc kiểm tra của ban bán lẻ ngân hàng BIDV đối với cho vay KHCN tại Chi nhánh gia lâm, tổng số kiến nghị của 2 đợt kiểm tra trong năm 2017 tại chi nhánh là 657 kiến nghị. Kết quả sau kiểm tra chủ yếu mang tính chất đưa ra kiến nghị để khắc phục, khơng mang tính chất răn đe, trong năm 2017 chỉ có 4 cán bộ bị xử lý khi có vi phạm trong hoạt động cho vay. Sang tới năm 2018, với chủ trương thắt chặt tăng trưởng tín dụng của ban lãnh đạo chi nhánh, tuy nhiên trong năm Giám đốc chi nhánh cũng chỉ tổ chức 01 đợt kiểm tra toàn diện hồ sơ cho vay KHCN do phòng QLRR thực hiện, cùng với việc thắt chặt trong các khâu thực hiện, số lỗi phát sinh trong quá trình kiểm tra của tổ kiểm tra tại chi nhánh phát hiện ra và đề xuất 421 kiến nghị để các cán bộ thực hiện khắc phục và chỉnh sửa, các kiến nghị này chủ yếu tập trung vào: việc định giá lại tài sản, cung cấp chứng từ chứng minh sử dụng vốn, sai sót/tồn tại trong q trình thẩm định…. Do hạn chế về số lượng nhân sự tham gia, nên các đợt kiểm tra được tổ chức tại chi nhánh cũng chỉ được thực hiện kiểm tra bề mặt hồ sơ, chưa kiểm tra được thực tế tình hình khách hàng. Theo ý kiến đánh giá của cán bộ về hoạt động kiểm sốt sau cho vay thì có tới 50% ý kiến đánh giá ở mức kém.

Thu hồi gốc lãi: theo định kỳ, khách hàng thực hiện trả nợ theo cam kết đã ký với ngân hàng trong hợp đồng tín dụng, đến ngày trả nợ cán bộ QHKH thực hiện đôn đốc và nhắc nợ khách hàng đảm bảo khách hàng thực hiện đúng các cam kết, lập phiếu đề nghị thu nợ gửi bộ phận giao dịch khách hàng để hạch toán. Trong giai đoạn tăng trưởng nóng tín dụng tại Chi nhánh, công tác đôn đốc khách hàng trả nợ còn nhiều hạn chế, bị bng lỏng quản lý. Mặc dù hàng tháng phịng QTTD lập thong báo danh sách các khoản nợ đến hạn, tuy nhiên các cán bộ QHKH trực tiếp không thực hiện đôn đốc thường xuyên, dẫn tới tình trạng nợ quá hạn phát sinh nhiều trong giai đoạn năm 2016 – 2017, cụ thể tỷ lệ

nợ quá hạn 1 năm 2017 chiếm đến 5.9% tương ứng với 152 tỷ đồng, tỷ lệ này ở mức 4.3% trong năm 2018 tương ứng với mức 130 tỷ đồng, đây là các khoản vay có dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu, nếu cán bộ QHKH không tập trung đôn đốc khách hàng sẽ rất dễ xảy ra việc chuyển nhóm nợ đối với các khách hàng này. Tổng dư nợ có khả năng mất vốn tại chi nhánh trong năm 2017 ở mức tỷ lệ 1.5% sang năm 2018 có sự chuyển biến tích cực về tỷ lệ về mức 1.3% và khơng có sự gia tăng về số lượng cũng như tổng dư nợ của nhóm khách hàng này. Tuy nhiên các khách hàng được xếp vào nhóm nợ 2, trong năm 2018 vẫn có sự gia tăng so với năm 2017, tỷ lệ gia tăng là 9.1% (5 tỷ đồng). Có tới 5/12 ý kiến tham gia khảo sát đánh giá việc kiểm tra sau vay còn ở mức trung bình, 3/12 ý kiến đánh giá ở mức thấp và 4/12 ý kiến đánh giá ở mức cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đẩu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lâm (Trang 86 - 88)