Xã, thị trấn Tổng dân
số
Lượng rác thu gom
Kg/người/ngày Tấn/ngày Tấn/năm TT Vôi 6.278 0,88 5,52 2.016,49 Xã Tân Hưng 11.705 0,30 3,51 1.281,70 Xã Phi Mô 10.242 0,23 1,19 436,14 Bình quân 9.408 0,47 3,41 1.244,78 Nguồn: Kết quả điều tra (2016)
Bảng 4.13 trên cho thấy lượng RTSH thị trấn Vôi thu gom 5,52 tấn/ngày (bình quân 0,88 kg/người/ngày) là rất cao. Nếu lượng rác này không được thu gom tốt thì sự ảnh hưởng của rác thải tới đời sống nhân dân, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị là rất lớn… Xã Tân Hưng thu gom 3,51 tấn/ngày (bình quân 0,3kg/người/ngày) là lượng rác thải vừa phải. Xã Phi Mô thu gom 1,19 tấn/ngày (bình quân 0,23kg/người/ngày), tỷ lệ này thực hiện ở 04 thôn, còn lại 4 thôn hộ dân tự thu gom và xử lý.
Ở thị trấn Vôi có điều kiện kinh tế tốt hơn, đời sống nhân dân cao hơn rất nhiều so với xã Tân Hưng và xã Phi Mô; có chợ, trung tâm thương mại và nhiều cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, dân cư tập trung đông. Lượng rác được người dân tái sử dụng cho chăn nuôi, trồng trọt hay thu gom để bán phế liệu ít hơn nhiều so với nông thôn. Do vậy lượng RTSH phát sinh và thu gom nhiều hơn các xã khác. Bên cạnh đó còn phản ánh lượng rác thải hữu cơ tại nông thôn các hộ dân dùng cho chăn nuôi, trồng trọt và tái sử dụng như củi, lá cây, rơm rạ làm chất đốt; gạch ngói, cây… dùng xây dựng, rác tái chế dùng bán phế liệu hay tự xử lý được người dân trú trọng. Đây cũng là những việc làm, phát sinh tự nhiên trong cuộc sống, ý thức của người dân. Các hoạt động này chưa được các cấp chính quyền quan tâm hướng dẫn, tập huấn để làm đúng cách, đạt hiệu quả tối ưu. Để việc thu gom, phân loại và xử lý tại hộ đạt hiệu quả cao, đảm bảo tốt nhất VSMT cũng như giảm gánh nặng cho xã hội, ngân sách nhà nước thì chính quyền địa phương cần vận dụng mô hình này tập trung giải pháp để nâng cao chất lượng VSMT.
Công tác thu gom trên địa bàn có nhiều kết quả, có nhiều hộ chấp hành tốt việc thu gom và đóng phí VSMT. Số hộ không thu gom, đổ rác đúng quy định và không tham gia đóng phí, chậm đóng vẫn phổ biến. Số liệu được tổng hợp dưới bảng 4.14.
Từ số liệu Bảng 4.14 trên cho thấy 73/90 hộ (81,11%) tham gia đóng phí, tại thị trấn Vôi tỷ lệ này cao hơn các xã, đối với xã Phi Mô có tỷ lệ thấp nhất. Những hộ không đóng phí là họ thải rác ít, tự xử lý, có điều kiện kinh tế khó khăn hơn, họ cho là mức phí cao. Nguyên nhân này còn do chính quyền địa phương chưa quán triệt mạnh mẽ.
Đa số các hộ trên địa bàn đã thực hiện tốt việc đổ rác đúng quy định 68/90 hộ (75,56%). Có 6/90 (6,67%) hộ vẫn vứt rác không đúng quy định và 16/90
(17,78%) hộ tự thu gom và xử lý như đốt tại gia đình chiếm tỷ lệ cũng tương đối. Qua đây cho thấy hoạt động thu gom, xử lý của địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có chiều sâu và phong trào sâu rộng trong nhân dân, ý thức của người dân thấp, bảo thủ, chưa thấy được hết sự nguy hại, tác hại từ hành vi của mình gây ra cho môi trường, cộng đồng trung. Từ việc làm này dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, dịch bệnh, mất mỹ quan, chi phí xử lý, thu gom và một số chi phí xã hội khác tăng và kéo theo là dẫn đến những hành vi, ý thức trong các việc làm khác của người dân bị ảnh hưởng. Tỷ lệ này tập trung chủ yếu ở hộ dân nông thôn, mức độ xả RTSH ít.