Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý, người thu gom, xử lý rác thải sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 102)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu gom, xử lý rác thả

4.4.8. Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý, người thu gom, xử lý rác thải sinh

Đồng thời, công tác quản lý của chính quyền xã, thị trấn, huyện trong vấn đề RTSH còn yếu kém, chưa có sự phối hợp với các tổ chức ban, ngành trong công tác tuyên truyền, vận động và chưa có những biện pháp xử lý nghiêm minh chặt chẽ trong việc xử phạt những đối tượng, cá nhân, tổ chức không chấp hành vì lợi ích chung của cộng đồng.

4.4.7. Người dân chưa phân loại tốt rác thải sinh hoạt tại nguồn

Ngoài những rác thải người dân tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, trồng trọt, làm củi đun, bán phế liệu, tận dụng xây dựng công trình phụ hay xử lý qua bồn cầu thì những RTSH khác không có nhu cầu sử dụng người dân đổ chung vào nhau do đó khi người thu gom về (đối với HTX vệ sinh môi trường thị trấn Vôi) lại phải phân loại tại nơi tập trung và các bãi tập trung khác có sử dụng lò đốt gặp khó khăn trong xử lý. Ngoài ra các bãi tập trung khác khi xử lý do lẫn lộn nhiều thành phần khác nhau dẫn đến khi đốt tạo ra lượng khói rất lớn, kể cả chôn lấp cũng gây nguy hại trong đất.

4.4.8. Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý, người thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt sinh hoạt

Đối với những cán bộ phụ trách về công tác vệ sinh môi trường ở các xã, thị

+ Người dân vẫn ý thức được việc phân loại rác và có thời gian thực hiện phân loại rác thành các túi khác nhau nhưng vẫn cố tình không thực hiện và việc này không thành phong trào; hơn nữa họ cho là không có bãi tập trung, rác tập chung cũng không phân loại được do đó họ nghĩ là không tác dụng gì nên không thực hiện.

+ Một số hộ dân lại có suy nghĩ đã đóng góp phí vệ sinh môi trường nên cứ để cho tổ thu gom làm.

+ Việc tập kết rác: Đa số hộ dân tập kết ở một địa điểm trước cửa nhà hoặc tiện đâu thì để đó.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Bạch Đăng Đoàn – Cán bộ Địa chính – Xây dựng xã Phi Mô (2016).

trấn đều không có chuyên môn về lĩnh vực môi trường, ít được đào tạo, tập huấn. Người thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt biến động thường xuyên, đa số là học hết phổ thông và chưa qua đào tạo; hàng năm không được đi tập huấn nên hiểu biết hết về tác hại hay lợi ích từ RTSH rất hạn chế.

Đây là một nghề độc hại, nguy hiểm, vất vả bởi phải tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của mùi hôi, thối, khói, bụi, nhiệt độ …dễ dẫn đến dịch bệnh….Nhưng việc tự bảo vệ sức khỏe cho mình trong quá trình thu gom hay xử lý rác thải cũng chủ quan, quan tâm ít, bảo hộ lao động đơn giản. Thu nhập thì thấp so với một số ngành nghề lao động khác. Sự quan tâm của chính quyền địa phương ít, bản thân họ cũng không có sự đấu tranh đòi quyền lợi như chế độ độc hại, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện, hay các sáng kiến trong thu gom, xử lý, trong công tác thu phí hay thu hút sự vào cuộc, quan tâm của các cấp chính quyền, của người dân để hỗ trợ trong thu gom, xử lý RTSH. Tư duy chấp nhận, an phận, ngại đấu tranh.

Bảng 4.26. Mức lương trả cho người thu gom

STT Địa bàn Mức lương (đồng) Số người/đơn vị

1 Thị trấn Vôi 3.500.000 – 4.000.000 9/HTX 2 Xã Tân Hưng 1.500.000 – 3.000.000 29/xã 3 Xã Phi Mô 1.500.000 – 1.800.000 3/xã

Nguồn: Kết quả điều tra (2016) 4.4.9. Công tác quy hoạch và bố trí các địa điểm thu gom tạm

Hiện nay, RTSH trên địa bàn huyện phát sinh hầu như được thu gom về các bãi tập trung để xử lý. Tuy nhiên, các thành phần RTSH mà người dân không sử dụng tiếp đều đổ chung vào nhau mà không phân loại thành các loại như: rác hữu cơ dễ phân hủy, rác hữu cơ khó phân hủy, rác vô cơ tái chế và rác vô cơ không tái chế (nguy hại). Khi thu gom người thu gom trên các tuyến đường, chợ, trung tâm thương mại cũng không phân loại. Tại các trung tâm công cộng hay các công sở không bố trí thùng chứa rác theo tiêu chuẩn, quy định nên mạng lưới thu gom không đồng bộ, không khoa học.

Các bãi tập kết tạm thời thường gần đường, gần dân nên mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh và lây lan nhanh. Việc xây dựng các bãi tập trung hay tạm thời không đạt tiêu chuẩn về xử lý rò, rỉ nước rác, hạn chế mức độ ảnh hưởng nguồn nước, đất, không khí, hạn chế phát tán khói, bụi…

Hộp 4.5. Đánh giá bất cập trong công tác qui hoạch và điểm tập kết rác thải

Như vậy công tác quy hoạch bãi rác, điểm tập kết RTSH còn chưa được hoàn thiện, nhiều bất cập, thiếu kinh phí và công nghệ thiết kế, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện quản lý RTSH, gây ô nhiễm môi trường.

4.4.10. Công tác thi đua, khen thưởng

Công tác thi đua, khen thưởng là một hình thức rất quan trọng nhằm khuyến khích các tổ chức, người dân chung tay bảo vệ môi trường, phát triển các ý tưởng, sáng kiến, sáng tạo và ứng dụng vào thực tiễn giúp cho việc bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao, tạo ra giá trị kinh tế, tinh thần tốt, hạn chế sự biến đổi khí hậu; động viên kịp thời người có công trong bảo vệ môi trường cũng như thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức vì môi trường chung.

Công tác thi đua, khen thưởng về lĩnh vực môi trường đã được triển khai tại tỉnh Bắc Giang theo Thông tư số 50/2015/TT-BTNMT ngày 12/11/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quyết định số 162/2011/QĐ-UBND ngày 29/4/2011, Quyết định số 261/2016/QĐ-UBND ngày 11/5/2016 quy định về giải thưởng môi trường. Song các quy định này còn nhiều bất cập đối với các đối tượng khi tham gia, các cấp địa phương chưa triển khai rộng rãi tới từng người dân nên với họ vẫn chỉ là văn bản treo, chưa thu hút được người dân tham gia.

Các hình thức thi đua, phong trào sáng kiến, sáng tạo, cũng như trao giải còn hạn chế, chưa khuyến khích, động viên cao do quy định về mức thưởng thấp.

Từ các yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn nói riêng và việc bảo vệ môi trường nói chung.

+ Một số xã qui hoạch chi tiết xây dựng bãi rác tập trung không phù hợp do gần khu dân cư, đầu gió nên sẽ gây ô nhiễm cho khu dân cư theo chiều gió nên khó triển khai thực hiện.

+ Một số xã không đủ kinh phí để thực hiện và đầu tư xây dựng bãi rác.

+ Việc tập kết để trung chuyển ra bãi rác chưa khoa học, gây ô nhiễm môi trường, thường là những điểm đã hình thành trước đây hoặc là điểm tiện cho công tác vận chuyển từ các thôn, khu dân cư ra mà không tính đến việc hạn chế nước rỉ rác, khói bụi ảnh hưởng đến đất, nguồn nước, không khí….

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Lê Anh Huy – phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang (2016).

Việc thu gom và xử lý RTSH không được tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội, du lịch, phát triển các ngành nghề, thu hút đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nếp sống văn minh chậm được cải thiện và nó ảnh hưởng lâu dài đến các thế hệ tiếp theo….

Do vậy, cần phải có những giải pháp cụ thể, phù hợp và đột phá giúp cho công tác thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang cũng như tỉnh Bắc Giang nói riêng và trên toàn quốc nói chung.

4.5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠNG GIANG LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠNG GIANG 4.5.1. Căn cứ đưa ra giải pháp

a. Thực trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Lạng Giang những năm qua

Từ những kết quả nghiên cứu được đánh giá tại các phần 4.1; 4.2; 4.3; 4.4; 4.5; tác gải tổng hợp qua phân tích SWOT như sau:

Bảng 4.27. Ma trận phân tích SWOT trong hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Lạng Giang

SWOT S: điểm mạnh nhất W: điểm yếu nhất

O:

Cơ hội lớn nhất

SO:

- Tăng cường tuyên truyền, tập huấn; - Tăng cường xã hội hóa thu gom và xử lý RTSH;

- Nhân rộng mô hình thu gom, xử lý, chế biến phân vi sinh.

WO:

- Hoàn thiện xây dựng kế hoạch, quy hoạch bãi tạm, tập trung đạt chuẩn;

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư.

T:

Thách thức lớn nhất

ST:

- Xây dựng mô hình thí điểm;

- Tăng cường giám sát, kiểm tra, xử phạt;

- Xếp loại thi đua, tăng cường khen thưởng.

WT:

- Trang bị tài sản, công cụ, dụng cụ đạt chuẩn, công nghệ phù hợp;

- Tái sử dụng, sử lý tại hộ gia đình

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

b. Bối cảnh bảo vệ môi trường của huyện Lạng Giang

Môi trường của huyện Lạng Giang nói chung và môi trường bị ô nhiễm bởi RTSH nói riêng trong những năm qua có nhiểu tiến chiển nhờ có chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, từ thực trạng kinh tế phát triển, đời sống nhân dân tăng nhanh, lượng RTSH ngày một nhiều và tình trạng

vứt rác bừa bãi trên cánh đồng, bờ sông, suối, ao hồ, dệ đường, bụi cây, thậm chí ngay cả trên mặt đường khiến mất mỹ quan, sinh ra ô nhiễm nguồn nước ăn, nước tưới trong trồng trọt, ô nhiễm đất và làm ảnh hưởng đến chăn nuôi, trồng trọt, ô nhiễm không khí, sinh ra nhiệt độ. Từ đó ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đời sống nhân dân, sinh ra dịch bệnh, gây tổn hại đến kinh tế của huyện trước mắt và lâu rài.

Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. Từ năm 2013 trờ lại đây môi trường được quan tâm, RTSH được thu gom, xử lý tốt hơn song qua thực tiễn tìm hiểu, nghiên cứu thì hoạt động này còn bộc lộ nhiều bất cập, công tác quản lý của chính quyền địa phương chưa phù hợp, chưa có hiệu quả cao, các tổ chức, cá nhân tham gia chung tay thu gom và xử lý RTSH còn hạnh chế, chưa quan tâm đúng mức…RTSH là nguồn tài nguyên lớn, mang lại nhiều lợi ích cho con người nếu tận dụng được và xử lý bằng phương pháp phù hợp, công nghệ tiên tiến cộng với sự chung tay của cộng đồng.

Chính vì vậy, BVMT hay các hoạt động thu gom, xử lý RTSH của huyện Lạng Giang cần được đầu tư, quan tâm đúng mức. Để làm được điều này đạt hiệu quả cao cần có điều tra, đánh giá cụ thể, nghiêm túc về hiện trạng thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện; nguồn gốc, mức độ phát sinh, thành phần rác thải, khả năng xử lý tại hộ gia đình từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, hiệu quả nhất.

4.5.2. Định hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới

Để thực hiện tốt việc đề ra các giải pháp giúp cho các hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện trong thời gian tới cần phải xác định được một số định hướng và nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Thứ nhất, công tác quản lý RTSH tại địa bàn huyện, UBND các xã, thị trấn phải chủ động xây dựng đề án theo từng giai đoạn: 5 – 10 năm; 10 – 20 năm; 20 – 50 năm; xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường, công tác quản lý RTSH ngay từ đầu năm.

- Tổ chức tuyên truyền về BVMT cho người dân bằng các hình thức khác nhau: nhân ngày lễ lớn trong năm, ngày môi trường thế giới, chiến dịch làm cho thế giới xanh, sạch, đẹp hơn và nội dung thực sự phong phú và thiết thực. Quản lý hoạt động của các tổ thu gom rác dân lập trên địa bàn và tạo ra thành một mạng lưới khép kín, huy động sự tham gia của người dân.

nuôi trên địa bàn theo kế hoạch xây dựng từ đầu năm. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy, các quy chế cụ thể trong lĩnh vực quản lý môi trường, trong tất cả các giai đoạn của hoạt động quản lý RTSH như khâu phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái sử dụng… và cần có những điều chỉnh hợp lý và kịp thời khi cần thiết. Xây dựng và không ngừng hoàn thiện bổ sung, cải cách các chính sách về xử phạt đối với các hoạt động không tuân thủ các quy định về pháp luật đối với quản lý RTSH.

- UBND huyện thường xuyên đôn đốc chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện quản lý RTSH. Đề cao và phát huy vai trò của các tổ chức Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác BVMT để tổ chức này tham gia sâu vào công tác tuyên truyền, vận động, tham gia vào các phong trào.

- Có biện pháp cụ thể yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi trường, phải hợp đồng với đơn vị có đủ tư cách pháp nhân trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, ngăn cấm tình trạng đổ rác thải bừa bãi không đúng nơi quy định. Khuyến khích, định hướng các tổ chức, tập thể, cá nhân tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nhằm nâng cao ý thức của mọi người và đưa công tác xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường vào thực tế.

- Cơ chế, chính sách thông thoáng để kêu gọi đầu tư, các đơn vị chức năng, các tổ chức quốc tế như: hỗ trợ vốn, thùng chứa rác, đặc biệt là phương tiện trang thiết bị thu gom, kinh phí xây dựng điểm tập kết hoặc bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh, xây dựng khu xử lý hiện đại hoặc chế biến phân vi sinh chất lượng cao.

- UBND huyện tiếp tục chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế và Hạ tầng phối hợp, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn quy hoạch xây dựng các điểm tập kết, bãi chôn lấp RTSH hợp vệ sinh quy mô cấp thôn hoặc xã, hoặc các điểm tập kết tạm thời, đảm bảo các yêu cầu về môi trường sao cho ở mỗi thôn đều triển khai xây dựng được. Khuyến khích các xã triển khai thực hiện việc vận chuyển rác thải đến bãi rác để xử lý. Đồng thời có hình thức xử phạt đối với những hành vi đổ trộm rác thải bừa bãi không đúng nơi quy định.

- Hàng năm UBND các xã, thị trấn cần bố trí ngân sách hỗ trợ để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. Quản lý các nguồn vốn này trên phương châm

hiệu quả công việc và minh bạch. Xây dựng đề án nhân rộng mô hình HTX vệ sinh môi trường trong toàn huyện, hoặc xây dựng HTX vệ sinh môi trường theo khu vực cụm xã để đủ khối lượng lớn cho chế biến phân hữu cơ vi sinh và tập trung lò đốt rác công xuất lớn.

4.5.3. Một số giải pháp chủ yếu cho hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Lạng Giang đến năm 2020 và những năm tiếp theo hoạt trên địa bàn huyện Lạng Giang đến năm 2020 và những năm tiếp theo

4.5.3.1. Giải pháp về hoàn thiện xây dựng đề án, kế hoạch, chương trình hành động trong hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)