3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Lạng Giang là huyện trung du nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Giang có vị trí là cửa ngõ nối liền các tỉnh phía Đông Bắc với thành phố Bắc Giang. Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn) và huyện Yên Thế, phía Nam giáp thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng, phía Đông giáp huyện Lục Nam và phía Tây giáp huyện Tân Yên.
Hình 3.1. Bản đồ Vị trí địa lý huyện Lạng Giang
Huyện có 23 đơn vị cấp xã (02 thị trấn: Vôi (huyện lị), Kép; 21 xã: Đại Lâm, Thái Đào, Tân Dĩnh, Phi Mô, Xuân Hương, Dương Đức, Mỹ Thái, Mỹ Hà, Tiên Lục, Đào Mỹ, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, An Hà, Quang Thịnh, Tân Thịnh, Hương Sơn, Hương Lạc, Tân Hưng, Tân Thanh, Xương Lâm, Yên Mỹ).
Tổng diện tích đất tự nhiên là 240,125 km2 (gồm 21 xã và 2 thị trấn). Dân số của huyện có khoảng 204.622 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 45%. So với các huyện, thành phố khác thuộc tỉnh Bắc Giang thì Lạng Giang có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có một số trục đường giao thông quan trọng của Quốc gia chạy qua (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ) (UBND huyện Lạng Giang, 2016).
Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Giang khoảng 10 km và cách thủ đô Hà Nội 70 km, nằm trên Quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, thuộc hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng để phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế, đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Với vị trí địa lý thuận lợi, hiện nay Lạng Giang là một trong 4 huyện, thành phố của tỉnh được xác định là vùng trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội. Đã hình thành một số cụm công nghiệp như Tân Dĩnh - Phi Mô, Non Sáo xã Tân Dĩnh, Vôi - Yên Mỹ, Nghĩa Hoà; Núi Sẻ xã Phi Mô, Tân Hưng và một số vùng sản xuất nguyên liệu nông sản phục vụ công nghiệp chế biến.
b. Điều kiện thời tiết - khí hậu
Lạng Giang là huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, đặc điểm khí hậu chia 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Mùa hè nắng nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô hanh, có nhiệt độ trung bình hàng năm 27oC. Vào các tháng 5, 6 và 7 nhiệt độ có thể lên tới 37 - 38oC. Nhiệt độ cao nhất đo được tại vùng này vào tháng 6 là 39oC, nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12, 01, 02 là 5,8 đến 6oC. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1800mm, tháng cao nhất là tháng 7 khoảng 900 mm, tháng thấp nhất vào các tháng 12, tháng 01, tháng 02, Trung bình lượng mưa chỉ có 15- 20mm (UBND huyện Lạng Giang, 2016).
c. Tài nguyên đất
Năm 2014, toàn huyện có 24.125,15 ha đất tự nhiên, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 15.948,7 ha (chiếm 66,11%), còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng (UBND huyện Lạng Giang, 2016).
Bảng 3.1. Diện tích đất đai của huyện Lạng Giang năm 2014
TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 24.125,15 100,00 1. Đất nông nghiệp 15.948,70 66,11 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 13.698,92 85,89 1.2. Đất lâm nghiệp 1.554,10 9,74 1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 659,49 4,14 1.4. Đất nông nghiệp khác 36,19 0,23 2. Đất phi nông nghiệp 7.976,80 33,06 2.1. Đất ở 3.925,95 49,22 2.1.1. Đất ở tại nông thôn 3.827,82 96,00 2.1.2. Đất ở tại đô thị 98,13 25,00 2.2. Đất chuyên dùng 3.137,61 39,33 2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 33,00 0,04 2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 181,88 2,30 2.5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 689,96 8,65 2.6. Đất phi nông nghiệp khác 8,40 0,01 3. Đất chưa sử dụng 199,65 0,83 3.1. Đất bằng chưa sử dụng 157,74 79,00 3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng 41,91 21,00 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2016)
d. Tài nguyên nước
Nguồn nước của huyện chủ yếu từ hệ thống thuỷ nông Cầu Sơn, một phần từ nước ngầm và các ngòi. Nguồn nước ngầm phong phú, tầng nước nông, chất lượng nước tốt, thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng, đây là nguồn nước chủ yếu để sinh hoạt và tưới cho cây ăn quả. Nguồn nước tưới cho đồng ruộng chủ yếu được lấy từ đập Cấm Sơn, do Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi Lạng Giang quản lý và điều tiết, đảm bảo trên 90% nước tưới toàn huyện; phần diện tích còn lại được tưới bởi nước lấy từ các sông, hồ như: Sông Thương, hồ Hố Cao, hồ Đá Đen, hồ Lầy, hồ Đồng Khuôn,... (UBND huyện Lạng Giang, 2016).
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động của huyện Lạng Giang
a. Về dân số
Theo UBND huyện Lạng Giang thì năm 2015 toàn huyện có khoảng 204.622 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình 829 người/km2. Trong 02 năm từ năm 2013 đến năm 2014 tốc độ tăng dân số tương đối ổn định ở mức 1,01%/năm. Những năm qua, huyện đã thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình
nên tỷ lệ sinh của huyện có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: Năm 2013 mức giảm tỷ lệ sinh là 0,26% và năm 2014 mức giảm tỷ lệ sinh là 0,12% và năm 2015, mức giảm tỷ lệ sinh là 0,10% (UBND huyện Lạng Giang, 2016).
Về dân tộc thiểu số, huyện Lạng Giang có khoảng 15.288 nhân khẩu, chiếm 7,6%; tập trung chủ yếu tại xã Hương Sơn và gồm 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Tày, Nùng, Sán dìu, Hoa, Giao, Cao Lan, Thái, Mường; đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nguồn thu nhập chính là từ sản xuất nông nghiệp (UBND huyện Lạng Giang, 2016).
Về chất lượng dân số: Những năm gần đây do thực hiện tốt chương trình phổ cập giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân, đồng thời công tác tuyên truyền về đời sống pháp luật được trú trọng nên chất lượng dân số của huyện không ngừng được nâng cao (UBND huyện Lạng Giang, 2016).
b. Về lao động, việc làm
Số người trong độ tuổi lao động ổn định và tăng dần qua các năm (chiếm từ 60,46 - 61,34% tổng dân số); cụ thể: năm 2013 là 120.985 người (chiếm khoảng 60,8% dân số), năm 2014 là 122.680 người (chiếm khoảng 61,34% dân số) (UBND huyện Lạng Giang, 2016).
Huyện rất quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động ở nông thôn để đáp ứng cho phát triển kinh tế địa phương và các khu công nghiệp trong huyện. Chất lượng nguồn nhân lực cao đồng nghĩa với chất lượng lao động cao, tạo ra giá trị sản phẩm, kinh tế, xã hội lớn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tương đối cao và tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2013 là 46% và năm 2014 là 48,5%. Trong tổng số lao động nêu trên thì phần lớn lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, cụ thể số lao động làm trong ngành nông nghiệp: năm 2013 là 80.285 người, chiếm 66,4%; năm 2014 là 77.645 người, chiếm 63,3%. Còn lại là lao động trong ngành phi nông nghiệp, với các ngành nghề chủ yếu như: May công nghiệp, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, gò hàn,… (UBND huyện Lạng Giang, 2016).
3.1.2.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
a. Hệ thống giao thông:
Huyện Lạng Giang có mạng lưới giao thông tương đối hợp lý bao gồm 3 loại hình là đường bộ, đường sắt, đường sông. Mạng lưới đường bộ gồm hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và đường giao thông nông thôn với tổng
chiều dài khoảng 1.160 km, trong đó: Quốc lộ gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 41,5 km; đường tỉnh gồm 2 tuyến với tổng chiều dài 28 km; đường huyện có 6 tuyến dài 55,1km; còn lại là đường giao thông nông thôn. Quốc lộ 1A đi qua các xã: Quang Thịnh, Tân Thịnh, Hương Sơn, Hương Lạc, Yên Mỹ, Phi Mô, Tân Dĩnh và 02 thị trấn là: Vôi và Kép có tổng chiều dài qua địa bàn khoảng 20km; Quốc lộ 37 và 31 đi qua địa bàn các xã: Hương Sơn, Thái Đào, Đại Lâm dài khoảng 22 km. Tỉnh lộ 29 và 295 đi qua các xã, thị trấn: Tân Hưng, Yên Mỹ, Tân Thanh, Tiên Lục, Mỹ Hà, Tân Thịnh, An Hà, Nghĩa Hoà, Nghĩa Hưng, Vôi, Kép dài khoảng 28km. Đường huyện có 6 tuyến với tổng chiều dài 55,1km đều đã được nhựa hoá (UBND huyện Lạng Giang, 2016).
Trên địa bàn huyện có 3 tuyến đường sắt gồm: Hà Nội - Lạng Sơn, Kép - Hạ Long và Kép - Lưu Xá đi qua với tổng chiều dài khoảng 40km, co 2 ga trung chuyển là ga Phố Tráng và ga Kép. Ngoài giao thông đường bộ, đường sắt, huyện Lạng Giang còn có thể khai thác giao thông đường thuỷ trên Sông Thương. b. Hệ thống lưới điện
Nguồn điện cung cấp cho huyện Lạng Giang hiện nay chủ yếu lấy từ trạm 110 KV Đồi Cốc. Từ năm 2009 huyện đã bàn giao hệ thống lưới điện nông thôn cho ngành điện quản lý và trên địa bàn huyện có 6 xã thuộc dự án điện REII (vay vốn của ngân hàng thế giới WB) nên chất lượng điện khá tốt, cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.
c. Thông tin liên lạc
Huyện Lạng Giang có 01 trung tâm phát sóng VNPT và mỗi xã có 01 trạm thu phát sóng của Viettel. 100% các xã, thị trấn, các đơn vị trường học, trạm y tế và các cơ quan nhà nước trong huyện có máy vi tính được kết nối mạng internet. Đường truyền mạng cáp quang của VNPT và Viettel được kéo đến 21 xã, thị trấn nên đường truyền tín hiệu mạnh, nhanh. Hệ thống loa truyền thanh được lắp đặt tại các xã thị trấn, các điểm rải rác trên các đường liên huyện, xã; các thôn đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật tới người dân (UBND huyện Lạng Giang, 2016).
3.1.2.3. Phát triển kinh tế - xã hội
Giai đoạn 2013 - 2015 giá trị sản xuất của huyện Lạng Giang tăng trưởng khá, cụ thể như sau:
- Sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung: Xây dựng cơ chế hỗ trợ và triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, kế hoạch như: Sản xuất nấm, sản xuất lúa chất lượng...; đưa những giống cây, con có năng suất, chất lượng vào sản xuất, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Tập trung khai thác tối đa những tiềm năng trong phát triển sản xuất nông nghiệp để hình thành vùng sản xuất rau chế biến tập trung; triển khai thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp và xây dựng cánh đồng mẫu. Áp dụng mô hình chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học.
- Lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp: Thực hiện tốt các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư; thủ tục hành chính về đầu tư được thực hiện nhanh, gọn, nhất là các thủ tục về giao đất, cho thuê đất; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh. Tạo việc làm mới cho hơn 6.000 lao động, đưa tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp lên 10.500 lao động; thu nhập bình quân đạt 3,8 triệu đồng/tháng. Các doanh nghiệp đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 98,4 tỷ đồng (tốc độ tăng bình quân qua các năm đạt 31,3%).
- Thương mại, dịch vụ: Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển mạnh và ngày càng đa dạng, phong phú; các doanh nghiệp và hộ gia đình kinh doanh dịch vụ, thương mại có hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm và đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị nhỏ, đầu tư phát triển hệ thống chợ nông thôn… Một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đầu tư lớn trong những năm qua do đó đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của huyện, đời sống nhân dân tăng cao.
- Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Công tác quản lý nhà nước về đất đai được quan tâm chỉ đạo, với nhiều biện pháp quyết liệt nên tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực; công tác quản lý về môi trường được quan tâm chỉ đạo thực hiện (UBND huyện Lạng Giang, 2016).
Một số kết quả sản xuất và cơ cấu kinh tế của huyện Lạng Giang giai đoạn 2013 – 2015 được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 3.2. Kết quả sản xuất và cơ cấu kinh tế của huyện Lạng Giang giai đoạn 2013 – 2015
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) Giá trị SX (tỷ đ) Cơ cấu (%) Giá trị SX (tỷ đ) Cơ cấu (%) Giá trị SX (tỷ đ) Cơ cấu (%) Năm 14/13 (%) Năm 15/14 (%) Tổng GTSX các ngành kinh tế (Giá hiện hành) 9.028,4 100 10.008,0 100 10.770,0 100 110,8 107,6 1. Ngành nông nghiệp: 2.562,7 28,4 2.666,8 26,6 2.750,0 25,5 104,1 103,1 - Ngành trồng trọt 1.230,1 48,0 1.266,8 47,5 1.290,0 46,9 103,0 101,8 - Ngành chăn nuôi 1.332,6 52,0 1.400,0 52,5 1.460,0 43,1 105,1 104,3 2. Ngành Công nghiệp - TTCN và xây dựng 3.211,0 35,6 3.645,6 36,4 4.055,0 37,7 113,5 111,2 3. Ngành thương mại- dịch vụ 3.254,7 36,0 3.695,6 37 3.965,0 36,8 113,5 107,3 Nguồn: UBND huyện Lạng Giang (2016)
Từ số liệu Bảng 3.2 cho thấy tổng giá trị sản xuất tăng đều qua các năm, cụ thể: Năm 2013: 9.028,4 tỷ đồng; năm 2014: 10.008 tỷ đồng và năm 2015 là 10.770 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần qua các năm: Năm 2013 chiếm 28,4%; đến năm 2014 giảm xuống còn 26,6% và năm 2015 chỉ còn chiếm 25,5%; tỷ trọng ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2013 chiếm 35,6%; đến năm 2014 tăng lên 36,4% và năm 2015 đạt 37,7%; tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ cũng có xu hướng tăng dần từ 36% năm 2013, năm 2014 là 37% và năm 2015 là 36,8%.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm, chọn mẫu khảo sát 3.2.1. Chọn điểm, chọn mẫu khảo sát
a. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu phải mang tính đại diện cho tổng thể, trong nghiên cứu này tôi chọn điểm nghiên cứu là 03 đơn vị cấp xã – 3 xã (01 thị trấn Vôi và 02 xã gồm xã Tân Hưng và xã Phi Mô), lựa chọn thị trấn Vôi vì thị trấn Vôi là trung tâm văn hóa của huyện, có số dân đông là 6.278 người,tại thị trấn tập trung
nhiều RTSH, đời sống nhân dân cao, tập trung nhiều cơ quan, đơn vị, chợ; lựa chọn 02 đơn vị cấp xã t ếp theo trong đó xã Tân Hưng với hơn 11.705 người là xã đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2015, tình hình quản lý rác thả tốt hơn (đạt nh ều t êu chí hơn) và xã Ph Mô có 10.242 người, là xã chưa đạt nông thôn mớ , tình hình quản lý rác thả s nh hoạt chưa được tốt (đạt ít t êu chí hơn) do đó sẽ đại diện được cả không gian, thời gian và địa hình…
b. Phương pháp chọn mẫu điều tra
Thu thập số liệu bằng phiếu điều tra: Sử dụng bộ câu hỏi trong phiếu điều tra để thu thập thông tin về tình hình thu gom và xử lý RTSH tại địa bàn huyện; ghi hình, quan sát trực tiếp để lấy thông tin xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn.
- Chọn hộ dân: Điều tra ngẫu nhiên 90 hộ ở 01 thị trấn và 02 xã. Mỗi xã, thị trấn tiến hành điều tra 30 hộ (mỗi hộ chọn 01 người đại diện phỏng vấn) thuộc các thôn, khu phố.
+ Tiêu chí chọn: Phân bổ ở các thôn có điều kiện kinh tế khó khăn, có buôn bán, kinh doanh, dịch vụ.
+ Cách chọn: Theo gợi ý của trưởng thôn, biết về hộ và ngẫu nhiên. - Chọn cán bộ quản lý cấp xã, thôn
+ Số lượng: 30 người (10 người/xã, HTX)
+ Tiêu chí chọn: Cán bộ lãnh đạo xã, cán bộ quản lý hoạt động thu gom và xử lý RTSH, người trực tiếp tham gia thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
3.2.2. Thu thập dữ liệu
3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Là các dữ liệu về đặc điểm cơ bản của huyện Lạng Giang; cơ chế, chính sách; các công trình nghiên cứu; các lý luận về hoạt động thu gom, xử lý RTSH; các khái niệm và kinh nghiệm thực tiễn có liên quan.