Sơ đồ phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 114)

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu (2016)

Đối với người thu gom, xử lý RTSH của tổ, đội cần được tập huấn kỹ lưỡng về các vấn đề cần quan tâm của RTSH, xử lý những tình huống mâu thuẫn giữa tổ, đội với người dân, mâu thuẫn nội bộ, tình huống mất an toàn do sử dụng thiết bị, tự bảo vệ sức khỏe, an toàn cho người…từ đó họ biết cách và tích cực hơn trong công tác tuyên truyền, bảo vệ môi trường chung, thu gom, xử lý đạt hiệu quả cao hơn.

4.5.3.7. Giải pháp về tăng cường ứng dụng công nghệ trong thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt

Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, dân số tăng, đời sống nhân dân tăng cao, sản phẩm xã hội nhiều do đó lượng RTSH phát sinh trong những năm tới là rất lớn. Đòi hỏi phải có phương án, giải pháp thực hiện công tác quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tốt hơn.

Nhìn chung, hiện nay việc xây dựng các bãi rác quy mô cấp thôn hoặc cấp xã ở một số xã đã được triển khai xây dựng và đi vào hoạt động. Tuy nhiên do quỹ đất bố trí rất khó khăn, đồng thời kinh phí xây dựng hạn chế. Vì vậy để yêu cầu các bãi rác phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí quy định thì chưa đạt được. Do đó, cách tốt nhất là:

Xây dựng bãi tập trung theo khu vực, tuyến đường thuận tiện, đầu tư xe chuyên trở chuyên dụng, công nghệ đốt hiện đại, làm tốt công tác phân loại rác

Rác thải sinh hoạt

(phân loại tại nguồn)

Rác không tái chế được Rác tái chế được

Vô cơ (thùng vô cơ) Hữu cơ (thùng hữu cơ) Vô cơ để bán Hữu cơ làm phân vi sinh Xe chởrác vô cơ Thùng ngoài vỉa hè Xe chở rác hữu cơ Khu vực chế biến phân mùn Xe chở rác vô cơ về bãi

tại nguồn và nơi tập trung, chế biến phân vi sinh; triển khai mô hình xử lý rác tại hộ gia đình; nâng cao mức phạt và tăng cường xử phạt để hạn chế việc xả rác bừa bãi, xả rác của các hộ dân kèm theo đó là sự cam kết hàng năm về bảo vệ môi trường của mỗi người, từ đó sẽ hạn chế được lượng rác thải phát sinh cần thu gom đến bãi tập trung.

- Đối với công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, đây là hình thức phổ biến ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Vì đây là biện pháp đơn giản, dễ làm, ít tốn kém.

* Các bước xây dựng và vận hành bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Chuẩn bị mặt bằng cho bãi chôn lấp hợp vệ sinh

+ Xác định vị trí thiết kế, thiết kế đường vào bãi chứa rác, đường dẫn nước tránh qua bãi rác (nếu có), vùng đệm và hàng rào bao quanh bãi rác.

+ Chuẩn bị các khoang chôn lấp rác bằng cách trải lớp chống thấm dưới đáy bãi rác và đắp đất sét để bảo vệ lớp chống thấm này đồng thời xây dựng các hệ thống thu gom nước rác, thu gom khí.

+ Lắp đặt các hệ thống quan trắc trước khi vận hành bãi rác. - Đổ rác vào bãi

+ Sau khi bãi chôn lấp rác được chuẩn bị xong, rác được đổ vào các ô chứa rác. Thường sau một chu kỳ rác được chôn lấp tạo thành những ô riêng rẽ, chiều cao mỗi ô chứa rác khoảng 3m, bề rộng mỗi khoang chứa khoảng 6 - 9m.

+ Cứ sau khi chôn được một lớp tương ứng với một hoặc hai ô, người ta đặt một đường ống thoát khí dọc theo bãi rác. Đồng thời ống thu gom nước rác dưới đáy cũng được nối dài cho các ô rác tiếp theo.

+ Sau khi đạt chiều cao quy định, người ta lấp trên rác một lớp đất phù sa sau cùng. Trên lớp đất phủ này người ta trồng cây, cỏ để bảo vệ đất, chống xói lở và tận thu sản phẩm gỗ công nghiệp.

Ngoài ra, trong quá trình đổ rác cần phun chế phẩm khử mùi, phân hủy rác để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do mùi hôi, thối từ bãi rác phát tán ra môi trường và khử các vi khuẩn, nấm mốc, vi sinh vật, ruồi, muỗi gây hại cho con người.

- Đóng bãi và tiếp tục quan trắc

+ Rác sau khi chôn lấp sẽ tiếp tục tồn tại trong bãi chứa trong khoảng thời gian dài, ít nhất là sau 30 - 50 ngày thì các chất hữu cơ thông thường chứa trong rác mới bị phân hủy hết. Vì vậy sau khi đóng bãi, việc quan trắc môi trường vẫn phải tiếp tục kiểm soát khí thoát ra từ bãi rác rác đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo trì lâu dài bãi rác.

+ Thu gom, xử lý nước rác đây cũng là việc chính trong quá trình theo dõi bảo trì bãi rác sau khi đóng bãi. Nếu việc làm này không được thực hiện đúng thì môi trường nước mặt và nước ngầm của khu vực xung quanh bãi rác có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

* Làm phân ủ: Nhiều xã trên địa bàn huyện chủ yếu phát triển nông nghiệp nên việc sử dụng rác thải, phế thải nông nghiệp làm phân bón là một trong những giải pháp đem lại hiệu quả cao, giảm chi phí đầu vào trong nông nghiệp.

* Thu gom có lựa chọn (Phân loại rác)

Trong quy trình thu gom được phân loại ngay tại nguồn. Rác sẽ được phân thành các loại khác nhau trước khi đổ vào nơi quy định.

- Ngoài những rác sau khi được người dân tận dụng tái sử dụng và bán phế liệu, rác còn lại (người dân không có nhu cầu sử dụng lại, không sử dụng lại được) mỗi hộ gia đình thực hiện như sau:

+ Túi màu xanh đựng rác hữu cơ dễ phân hủy; + Túi mày trắng đựng rác hữu cơ khó phân hủy; + Túi màu đỏ (vàng) đựng rác vơ cơ tái chế;

+ Túi màu đen đựng rác vơ cơ khó phân hủy (nguy hại).

- Tại khu tập kết rác của các hộ gia đình trong khu dân cư hoặc tại nơi công cộng, công sở đặt thùng có phân biệt như trên và có hướng dẫn sử dụng cho các đối tượng khác nhau như: in chữ nổi, mầu sắc, có hình minh họa cho từng loại rác hoặc thùng có phát tiếng nhạc, lời cảm ơn, cảnh báo, nhắc nhở vứt nhầm…

Mỗi ngày đến giờ quy định công nhân thu gom rác sẽ đến lấy rác đi. Cần phải xây dựng quy trình thu gom rác thải cụ thể cho từng cụm dân cư, từng xã, trung tâm thương mại, cơ quan . . . Trên xe thu gom quy định ghi chữ: hãy vì một môi trường xanh – sạch – đẹp và văn minh.

4.5.3.8. Tăng cường xã hội hóa trong thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt

Khuyến khích, huy động các tổ chức, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước cùng tham gia vào việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nhằm đưa công tác xã hội hóa BVMT đi vào thực tế. Trước hết, Nhà nước cần tạo các cơ chế khuyến khích, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho khu vực tư nhân trong các dịch vụ thu gom, xử lý RTSH bao gồm mở rộng các chương trình cho vay tín dụng nhỏ, phát triển thị trường cho các sản phẩm tái chế, phối hợp hoạt động giữa khu vực tư

nhân và khu vực Nhà nước… Để thu hút các doanh nghiệp tư nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực thu gom và xử lý RTSH cần thực thi có hiệu quả một số chính sách ưu đãi đầu tư cho các dự án môi trường cụ thể như cho vay vốn với lãi suất ưu đãi từ các quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước và quỹ môi trường, miễn thuế nhập khẩu đối với các thiết bị, phương tiện vận tải, vật tư được nhập khẩu theo dự án xử lý RTSH, miễn đóng, nộp thuế lên đến 10 năm, giảm đóng, nộp thuế lên đến 15, 20 năm...

Đầu tư vào trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH là rất quan trọng. Hiện nay, phần lớn phương tiện thu gom rác đều chưa đạt yêu cầu vệ sinh, an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và thuộc loại phương tiện phải thay thế theo quy định. Do vậy cần có thể chế, chính sách thông thoáng để kêu gọi đầu tư hỗ trợ của nhà nước, các đơn vị chức năng, các tổ chức (trong nước và ngoài nước) để thu hút đầu tư, hỗ trợ, biếu, tặng các thiết bị phục vụ cho thu gom, xử lý RTSH đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó cần khuyến khích, định hướng các tổ chức, tập thể, cá nhân cùng tham gia vào việc thu gom, đổ rác đúng nơi quy định, bảo vệ môi trường sống của tất cả cộng đồng.

Quản lý rác thải không phải là vấn đề của một cơ quan, đơn vị nào mà là sự quan tâm của cả cộng đồng. Cộng đồng là người nắm rõ nhất những thuận lợi, khó khăn của địa phương, từ đó đưa ra các ý kiến, đóng góp làm cho hiệu quả quản lý rác thải tăng lên.

Có thể thấy sự tham gia của các đoàn thể trong công tác quản lý rác thải là rất quan trọng, nhất là về mặt tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình. Chúng ta cần nhận thức rõ và chú trọng hơn nữa nhằm nâng cao ý thức của từng người dân về vấn đề vệ sinh môi trường. Như vậy cộng đồng dân cư cũng đã quan tâm đến vấn đề rác thải, có ý thức tham gia và hưởng ứng các phòng trào vì môi trường sạch đẹp do địa phương tổ chức.

Cộng đồng dân cư là người trực tiếp được hưởng lợi từ việc quản lý rác thải nên sự tham gia của họ là thường xuyên, liên tục nhất. Như vậy quản lý rác thải đã nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể và đặc biệt là sự hưởng ứng của cộng đồng dân cư.

4.5.3.9. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành của người dân

Thường xuyên cử cán bộ đi giám sát, nhắc nhở, động viên người dân tích cực tham gia, chấp hành nghiêm chỉnh việc thu gom và phân loại rác, khuyến

khích họ có ý thức và dần có thói quen với công việc này. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra môi trường một cách thường xuyên, phát hiện kịp thời các cơ sở, khu dân cư không đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định như đã cam kết. Có hình thức xử phạt thích đáng với những cá nhân, tập thể vứt rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường. Việc làm này có thể trích quỹ chi phụ cấp cho một cán bộ thôn kiêm thêm nhiệm vụ này để đảm bảo hiệu quả, thiết thực ngay tại địa phương và từ đó có thống kê, số liệu phục vụ cho nêu gương hay nhắc nhở trước cuộc họp, trên loa của địa phương, phục vụ cho khen thưởng.

Hiện nay còn thiếu các quy định và văn bản Pháp luật về chế tài xử phạt các vi phạm vệ sinh môi trường. Việc tham gia của các tổ chức môi trường vào công tác xã hội hóa môi trường còn chưa cao. Bởi vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát khó thực hiện.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Huyện Lạng Giang có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, , văn hóa – xã hội; chính trị ổn định, đời sống nhân dân tăng cao, nhất là 2 năm trở lại đây. Tuy nhiên tính bền vững chưa cao và thiếu đồng bộ. Hạ tầng cơ sở còn phải quy hoạch và xây dựng nhiều; ý thức của người dân hạn chế, vẫn ảnh hưởng nhiều thói quen, tập quán do đó tình trạng gây ô nhiễm môi trường do các khu dân cư, các hộ gia đình sản xuất, buôn bán và kinh doanh dịch vụ còn cao…

Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài tác giả đi đến kết luận như sau: Đề tài đã góp phần hệ thống hóa được cơ sở lý luận về hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, các yếu tố ảnh hưởng; hệ thống hóa cơ sở thực tiễn về công tác quản lý, thu gom, xử lý rác thải ở một số nước trên thế giới và kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam làm bài học kinh nghiệm cho huyện Lạng Giang.

Nguồn gốc phát sinh và thành phần RTSH đa dạng, phức tạp. Khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn huyện Lạng Giang tăng dần qua các năm 2014 tổng khối lượng RTSH phát sinh của huyện là 24.303 tấn/năm, năm 2015 khối lượng lên tới 31.369 tấn/năm (tăng 7.065,7 tấn), đến năm 2016 thì lượng RTSH là 43.756 tấn/năm, tăng 12.387,5 tấn so với năm 2015 và khối lượng RTSH phát sinh trên đầu người năm 2014 bình quân là 0,33 kg/người/ngày đến năm 2015 tăng lên 0,42 kg/người/ngày và đến năm 2016 tăng lên bình quân 0,58 kg/người/ngày. Sự tăng lên này cho thấy dân số tăng, các ngành nghề, nhà hàng, dịch vụ phát triển; mức độ tiêu dùng của người dân tăng cao và công tác thu gom triệt để hơn, hiệu quả hơn những năm trước. Sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị cũng khá rõ vì ở nông thôn tái sử dụng cao hơn là ở thành thị nhưng lại có điều kiện kinh tế thấp hơn ở thành thị....

Trên toàn huyện Lạng Giang không có xe chuyên dụng, chủ yếu là xe công nông, xe máy điện, 90% các thùng chứa rác tại hộ gia đình không có nắp đậy, chưa đảm bảo theo quy định. Tài sản, công cụ, bảo hộ lao động phục vụ cho thu gom, xử lý RTSH thiếu, thô sơ, mất an toàn cho người lao động và cho cộng đồng, phát sinh nhiều ô nhiễm đến môi trường.

chế và tự xử lý nhưng chưa đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường và thực hiện chưa đúng cách do thiếu kiến thức, chưa được đào tạo, tập huấn; người dân đã hài lòng với việc thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn; mức độ ô nhiễm giảm và có 86% ý kiến cho rằng môi trường sinh thái tốt hơn trước, 79% ý kiến công nhận hoạt động thu gom, xử lý RTSH thường xuyên hơn. Tuy nhiên, tình trạng vứt rác bừa bãi trên các tuyến đường, mương, máng, cánh đồng vẫn còn nhiều, khó kiểm soát. Trong khi đó người dân vẫn nhận thức được RTSH có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế, sức khỏe và đời sống nhân dân, có 75,6% ý kiến sẵn lòng tham gia các lớp tập huấn và nghe tuyên truyền.

Công tác tuyên truyền của địa phương đã được trú trọng và triển khai nhưng chưa thường xuyên, nội dung chưa phong phú, chưa đồng bộ, các tổ chức chưa thực sự vào cuộc.

Các bãi rác quy hoạch thiếu đồng bộ, bất cập, thiếu nguồn kinh phí và chưa đạt chuẩn theo quy định; các phương pháp xử lý lạc hậu, gây ô nhiễm cao, thiếu chuyên nghiệp; việc chế biến phân vi sinh bước đầu có nhiều ưu điểm nhưng vẫn còn thô sơ, thiếu kinh phí đầu tư công nghệ, chất lượng phân chưa cao, còn nhiều tạp chất nên bán chậm, chủ yếu dùng bón cho cây lấy gỗ. Trong xử lý RTSH chưa sử dụng nhiều chế phẩm sinh học vì thiếu kinh phí và sử dụng chế phẩm không đúng cách nên không mang lại hiệu quả cao, chi phí lớn.

Từ những kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện do: Công tác quy hoạch, xây dựng và triển khai kế hoạch chưa hiệu quả; cơ chế quản lý thiếu đồng bộ; chính sách đầu tư, thu hút đầu tư và xã hội hóa kém hiệu quả; trang thiết bị phục vụ cho quá trình thu gom thiếu, thô sơ, không chuyên nghiệp; tần suất, nội dung hình thức tuyên truyền, tập huấn thiếu, không thường xuyên; ý thức của người dân không cao; người dân thu gom và xử lý chưa đúng cách; nhiều hộ không đóng phí, công tác thu phí chưa triệt để; năng lực của cán bộ quản lý, thu gom, xử lý RTSH; công tác quy hoạch và việc bố trí các điểm thu gom, tập kết để vận chuyển đến nơi xử lý bất cập, lương của công nhân thấp; cơ chế thu đua, khen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)