Lý luận về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 39)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Lý luận về hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

2.1.2. Lý luận về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

2.1.2.1. Các khái niệm

Theo Điều 17. của Nghị định Số: 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý rác thải và phế liệu thì:

- Rác thải sinh hoạt phải được thu gom theo tuyến để vận chuyển tới điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý rác thải rắn theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Chính phủ, 2015b).

- Trên các đường phố chính, các khu thương mại, các công viên, quảng trường, các điểm tập trung dân cư, các đầu mối giao thông và các khu vực công cộng khác phải bố trí các thiết bị lưu chứa phù hợp và điểm tập kết RTSH (Chính phủ, 2015b).

- Các thiết bị lưu chứa RTSH phải có kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ. Các thiết bị lưu chứa tại các khu vực công cộng phải bảo đảm tính mỹ quan (Chính phủ, 2015b).

- Trong quá trình vận chuyển RTSH phải bảo đảm không làm rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi, nước rò rỉ (Chính phủ, 2015b).

a. Thu gom rác thải sinh hoạt

Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời RTSH tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận (Chính phủ, 2015b).

Trong hoạt động thu gom gồm hoạt động lưu giữ và vận chuyển, do vậy: Lưu giữ RTSH: Là việc giữ trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý (Chính phủ, 2015b).

Vận chuyển RTSH: Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở rác thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển rác thải và sơ chế rác thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển (Chính phủ, 2015b).

b. Xử lý rác thải sinh hoạt

Xử lý RTSH là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp rác thải và các yếu tố có hại trong rác thải (Chính phủ, 2015b).

Đồng xử lý rác thải sinh hoạt:là việc kết hợp một quá trình sản xuất sẵn có để tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ rác thải trong đó rác thải được sử dụng làm nguyên vật liệu, nhiên liệu thay thế hoặc được xử lý (Chính phủ, 2015b).

sinh: “Khu vực được quy hoạch thiết kế, xây dựng để chôn lấp các rác thải phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp RTSH bao gồm các ô chôn lấp rác thải, vùng đệm và các công trình phụ trợ: trạm xử lý nước rác, khí thải, cung cấp điện,...” (Chính phủ, 2015b).

2.1.2.2. Tác dụng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

a. Đối với môi trường sinh thái

Môi trường sinh thái sạch sẽ, không bị ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, hạn chế được khói bụi hay tình trạng hôi thối, mất mỹ quan là ra nơi sinh hoạt trung tại các khu dân cư, ngõ phố, điểm vui trơi đông đúc cho người dân, giao lưu và trao đổi các thông tin về cuộc sống, nâng cao tinh thần cho người dân (Bộ TN&MT, 2011).

b. Đối với sản xuất – kinh doanh

Môi trường sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi tốt hơn cho kinh doanh, dịch vụ phát triển, không xảy ra tình trạng dịch bệnh, thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm như các nhà hàng ăn uống, buôn bán; không ô nhiễm nguồn nước, đất sẽ làm giảm chi phí xử lý do đó tăng doanh thu và người dân cũng được hưởng lợi từ giá của các sản phẩm, con người không nhiễm bệnh từ sản phẩm nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp thì tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm tốt, an toàn giúp cho giá cao, sản lượng nhiều… (Bộ TN&MT, 2011).

c. Đối với xã hội

Các hoạt động xã hội được tăng cường; các dịch vụ, khu vui chơi trở nên đông đúc, phát triển; nâng cao đời sống tinh thần cho người dân; không xung đột xã hội; mâu thuẫn trong dân cư, giữa dân cư với các tổ chức được kiềm chế và không phát sinh, phát triển, tạo thêm việc làm (Bộ TN&MT, 2011).

2.1.2.3. Phương pháp thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

a. Phương pháp thu gom

- Thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy: Thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận dụng làm phân compost hoặc tái sử dụng cho chăn nuôi, trồng trọt.

- Thu gom RTSH khó phân hủy: RTSH khó phân hủy được thu gom vào túi nilon hoặc bao, đóng gói bằng dây buộc…được đốt hoặc dùng làm nhiên liệu như củi, cành cây, … hoặc lưu giữ tạm thời tại gia đình hoặc để ra nơi quy định cho đội thu gom vận chuyển đến nơi tiêu hủy.

- Thu gom RTSH tái chế: RTSH tái chế được tách riêng và bán lại cho cơ sở thu mua rồi vận chuyển đến nơi tái chế cuối cùng trong khâu thu gom.

Từ lý luận trên ta có sơ đồ quy trình thu gom RTSH tái chế

Sơ đồ 2.2. Quy trình thu gom rác thải sinh hoạt tái chế

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2016)

- Thu gom rác không có nhu cầu sử dụng: Những rác thải người dân không có nhu cầu sử dụng tiếp sẽ được thu gom, đựng trong dụng cụ chứa rác tại gia đình và được đưa đến điểm tập kết theo quy định.

Dụng cụ chứa rác thường là thúng, sọt, bao tải, túi nilon,….

Hình 2.2. Một số vật dụng chứa rác tại hộ gia đình

Nguồn: Trúc Pha (2016)

b. Phương pháp Xử lý rác thải sinh hoạt

- Phương pháp xử lý rác như: chôn lấp, ủ thành phân hữu cơ, ủ tạo khí ga, thiêu đốt, thu hồi tài nguyên... Xử lý rác thải là một vấn đề tổng hợp liên quan cả về kỹ thuật lẫn kinh tế, xã hội. Tuỳ thuộc vào điều kiện và đặc tính của rác thải để lựa chọn, kết hợp các phương pháp xử lý phù hợp nhất. Đây là khâu cuối cùng của quy trình bảo vệ môi trường (Cục Bảo vệ môi trường, 2009).

- Công nghệ xử lý RTSH: Công nghệ chế biến phân hữu cơ; công nghệ đốt; công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh; các công nghệ tái chế, thu hồi năng lượng, sản xuất sản phẩm từ các thành phần có ích trong RTSH; các công nghệ khác thân thiện với môi trường (Chính phủ, 2015b).

Rác tái chế hộ gia đình

Người thu mua, cơ sở thu mua

Cơ sở thu mua, tái chế cuối cùng

* Các tiêu chí khi lựa chọn công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt

+ Về công nghệ: Có khả năng mở rộng, xử lý tốt, phù hợp với điều kiện của địa phương, năng lực, trình độ của người vận hành; ưu tiên chọn công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền quy định, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

+ Về môi trường và xã hội: Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; tiết kiệm diện tích đất; tiết kiệm năng lượng, khả năng thu hồi năng lượng trong quá trình xử lý và phải đào tạo, sử dụng nhân lực tại địa phương phù hợp.

+ Về kinh tế: Chi phí xử lý phù hợp với khả năng chi trả của địa phương hoặc không vượt quá mức chi được cơ quan có thẩm quyền công bố; khả năng tiêu thụ sản phẩm từ công nghệ xử lý, tái chế RTSH cao (Chính phủ, 2015b).

* Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

- Chế biến phân compost: Việc chế biến này tùy thuộc vào quy mô chế biến tập trung hay quy mô gia đình. Phân compost là chất mùn ổn định thu được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, không chứa mầm bệnh, không lôi kéo các côn trùng, có thể được lưu trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng (Nguyễn Xuân Thành, 2003).

- Thiêu đốt: Là quá trình dùng nhiệt độ cao (1.000-1.1000C) để phân hủy rác. Ưu điểm nổi bật là làm giảm đáng kể thể tích chất thải phải chôn lấp (xỉ, tro). Tuy nhiên, chi phí đầu tư, vận hành nhà máy đốt rác khá cao, phù hợp với các nước tiên tiến, phát triển để kết hợp phát điện, biến rác thành nhiên liệu có ích (Nguyễn Xuân Thành, 2003).

Một số tỉnh thành ở nước ta đã áp dụng phương pháp đốt nhưng chủ yếu là để xử lý rác thải nguy hại. Việc xây dựng lò đốt RTSH cũng cần phải theo yêu cầu kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và tối ưu nhất.

Yêu cầu của phương pháp này là: Mặt bằng kho bãi và hệ thống tiếp liệu, thiết bị thiêu đốt, hệ thống thu hồi năng lượng (tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể), các thiết bị phân tích và xử lý khói, kho bãi chứa rác thải bỏ sau khi đốt (Nguyễn Xuân Thành, 2003).

- Chôn lấp hợp vệ sinh: Rác thải được rải thành từng lớp, đầm nén để giảm thể tích và phủ đất lên (phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý và hạn chế côn trùng) với sơ đồ quy trình như sau:

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ phân loại rác thải sinh hoạt

Nguồn: Trần Quang Ninh (2010)

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có lắp đặt hệ thống thu khí, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác.

Đây là công nghệ đơn giản và chi phí thấp, phù hợp với các nước nghèo và đang phát triển nhưng tốn nhiều diện tích đất. Tuy nhiên, ở các nước phát triển hiện đại thì việc xây dựng bãi chôn lấp RTSH phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật (Trần Quang Ninh, 2010).

- Xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ ép kiện: Ép kiện là sử dụng hệ thống nén ép bằng thuỷ lực làm giảm thể tích tối đa tạo thành kiện. Các kiện này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như đắp đê, san bằng các vùng đất trũng sau khi phủ lên các lớp đất cát (Trần Hiếu Nhuệ và cs., 2010).

- Ổn định rác thải sinh hoạt bằng công nghệ Hydromex: Hydromex là công nghệ mới nghiền nhỏ rác sau đó polyme hoá và sử dụng áp lực lớn để nén ép định hình các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và sản phẩm nông nghiệp hữu ích (Trần Hiếu Nhuệ và cs., 2010).

- Phương pháp đổ thành đống hay bãi rác hở: Mô hình này có từ lâu đời, bắt nguồn từ xử lý RTSH một cách tự phát, không có quy hoạch cụ thể. Biện pháp này vẫn là chủ yếu của Việt Nam (Trần Hiếu Nhuệ và cs., 2010).

Những nhược điểm của phương pháp:

- Khi đổ đống sẽ làm mất mỹ quan, gây cảm giác khó chịu cho con người. - Chúng hình thành những ổ dịch bệnh rất phức tạp, sinh ra những mùi hôi, thối gây ô nhiễm môi trường không khí. Rất dễ lây lan các dịch bệnh thông qua các sinh vật trung gian như ruồi, muỗi, chuột …

Rác được thu gom

Phun thuốc, men

vi sinh, rắc vôi San ủi

Lấp đất (theo từng lớp) Hoàn thô mặt bằng, trồng cây xanh

- Nước rỉ rác ngấm vào trong lòng đất làm ô nhiễm nguồn nước.

- Trong mùa khô khi rác đã khô, rất dễ xảy ra cháy làm lan sang các khu vực lân cận khác, sinh ra bụi và phát tán theo chiều gió.

Biện pháp này không thích hợp đối với những khu vực có quỹ đất hạn hẹp như những thành phố, thị xã.

2.1.2.4. Hình thức tổ chức thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

a. Theo loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Danh nghiệp có nhiều loại hình khác nhau: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty một thành viên, doanh nghiệp tư nhân…(Quốc hội, 2014b).

b. Theo loại hình Hợp tác xã

Hợp tác xã (HTX) là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập, hợp tác và mang tính xã hội là chủ yếu; nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và của xã hội về bảo vệ môi trường sinh thái trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX (Quốc hội, 2012).

c. Theo hình thức tự quản (tổ, đội)

Hình thức tự quản là một tổ chức tự nguyện do chính quyền địa phương hoặc do cộng đồng, dân cư thành lập ra (tổ, đội) để thu gom, xử lý RTSH tại cộng đồng dân cư, mang tính chất xã hội là chủ yếu, không nhằm lợi nhuận. Các hoạt động thu gom, xử lý RTSH thô sơ, đơn giản nhưng cũng mang lại hiệu quả khá tốt, đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của cộng đồng, dân cư.

2.1.2.5. Các hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

a. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao ý thức cộng đồng

Theo Nguyễn Văn Hợi (2016), việc tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường là việc làm có tổ chức dưới một hình thức nào đó nhằm làm cho những người sống trong cùng một địa lý thay đổi tư duy, nhận thức, ý thức của mình về môi trường sống, giá trị của môi trường đối với cuộc sống cũng như cách thức bảo vệ MTST nơi mình sống và với xã hội nói chung. Các nội dung của văn bản người dân phải biết rõ và thực thi vào cuộc sống thì

mới có giá trị không thì chỉ là nơi lưu trữ thông tin. Do đó, cần phải có công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung của văn bản tới người dân và được người dân ủng hộ thì mới có giá trị với cuộc sống. Để công tác tuyên truyền, phổ biến phải có chương trình, kế hoạch cụ thể, chi tiết, có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với quan điểm, lối sống, văn hóa, sinh hoạt ... từng vùng, cộng đồng, đối tượng thì mới đạt hiệu quả cao.

b. Phân loại rác thải sinh hoạt đầu nguồn

Phân loại RTSH đầu nguồn là việc làm hết sức quan trọng, vì nó có sự ảnh hưởng rất lớn đến phân loại, xử lý rác thải và đầu tư công nghệ để phân loại, xử lý. Nếu thực hiện tốt khâu này xẽ làm giảm các chi phí: từ khâu vận chuyển cho tới quy trình xử lý: tái chế, chôn lấp, chế biến làm phân compost, thiêu đốt ... (Chính phủ, 2007).

Phân loại RTSH có nhiều tiêu chí khác nhau: Phân loại theo thành phần vật lý, thành phần hóa học, theo tính chất rác thải, phân loại theo vị trí hình thành. . . Phân loại RTSH thường dựa vào 2 tiêu chí sau đây:

- Phân loại theo mức độ nguy hại

+ Rác thải không nguy hại là những rác thải không chứa các chất có một trong những đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.

+ Rác thải sinh hoạt nguy hại bao gồm: Các loại hoá chất dễ gây phản ứng, độc hại, RTSH dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ, các chất phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn dễ lây lan. . . Có nguy cơ đe dọa sức khỏe con người, động vật và thực vật….(Chính phủ, 2007).

Nguồn phát sinh RTSH nguy hại chủ yếu từ hoạt động y tế, công nghiệp, nông nghiệp.

- Phân loại theo nguồn gốc tạo thành

+ Rác thải sinh hoạt: Nguồn gốc chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại, chợ, nhà hàng. Rác thải sinh hoạt bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng (Chính phủ, 2007).

+ Rác thải sinh hoạt từ công nghiệp: Là rác thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (Chính phủ, 2007).

+ Rác thải xây dựng: Là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động tháo gỡ, xây dựng công trình (Chính phủ, 2007).

+ Rác thải nông nghiệp: Là những rác thải phát sinh từ hoạt động nông nghiệp như: trồng trọt, chế biến thực phẩm... (Chính phủ, 2007).

Tuy nhiên, để đảm bảo tiêu chí rễ phân loại, dễ vận chuyển và xử lý thì RTSH thông thường được phân loại thành 03 loại: Rác thải vô cơ tái chế; rác thải hữu cơ; rác thải nguy hại. Quá trình phân loại này giúp cho việc xử lý dễ dàng, đảm bảo triệt để hơn, giảm các chi phí ban đầu: như chi phí xây dựng hệ thống phân loại, bóc tách rác; trong qúa trình xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)