Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tác hại của rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 77 - 79)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng các hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn

4.2.2. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tác hại của rác thải sinh hoạt

Trong năm 2015 và đầu năm 2016, toàn huyện tổ chức được 77 buổi tập huấn Luật bảo vệ môi trường, các văn bản liên quan cho hơn 5.200 đại biểu là cán bộ các xã, thôn và tổ dân phố; các hoạt động hưởng ứng "Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường", "Ngày môi trường thế giới", "Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn" được thực hiện hàng năm với 204.591 lượt người tham gia; nạo vét khơi thông hơn 600 km cống rãnh thoát nước, thu gom 10.303 m3 rác thải, thu hút được 7.500 lượt đoàn viên thanh niên, phụ nữ tham gia.

Đối với 23 xã, thị trấn đã tổ chức 68 hội nghị với 2.728 người đạt 98% đến đội ngũ cán bộ, đảng viên cấp xã, Bí thư chi bộ và các Trưởng thôn; tuyên truyền trên loa được 588 buổi (Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2016).

Bên cạnh đó còn tuyên truyền, lấy ý kiến thông qua họp thôn. Người thu gom cũng tham gia vào việc tuyên truyền và hướng dẫn người dân thu gom, để rác đúng nơi quy định để đảm bảo cho việc thu gom.

Từ khi thực hiện Quyết định số 508/QĐ-UBND đến nay, kết hợp với xây dựng nông thôn mới các địa phương quan tâm và thực hiện tốt hơn việc VSMT: tăng cường công tác tuyên truyền, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động thu gom và xử lý RTSH. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, hình thức chưa phong phú, kinh phí hạn hẹp, ý thức của người dân thấp, chế tài xử phạt ít, thiếu sự quyết liệt của chính quyền địa phương. Do đó, rác vẫn được vứt bừa bãi trên đường đi, ven đường, sông, hồ, nhiều hộ không tham gia đóng phí, phương pháp xử lý còn gây nhiều ô nhiễm....

Từ Bảng 4.11 dưới cho thấy số hộ có hiểu biết về tác hại của RTSH với con người nhiều hơn, cao hơn so với 02 xã còn lại và ngược lại, số người không quan tâm tới tác hại của RTSH của 02 xã Tân Hưng và Phi Mô nhiều hơn so với thị trấn Vôi. Nguồn thông tin các hộ tiếp cận chủ yếu thông qua họp thôn, truyền tai nhau, các kênh truyền hình hay thông qua các vụ việc và thông qua hội họp. Một số người dân đồng thời vừa được biết thông qua các tổ, đội thu gom, qua loa, tự tìm hiểu. Số người tự tìm hiểu là rất ít, với lý do họ không có thời gian hoặc sự quan tâm tới tác hại hay việc thu gom, xử lý RTSH ít.

Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến các hộ điều tra về công tác tuyên truyền, phổ biến về tác hại của rác thải sinh hoạt

Diễn giải Tổng số Các xã, thị trấn đại diện Số người Tỷ lệ (%)

TT Vôi Tân Hưng Phi Mô

Số ngườiTỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 1. Số lao động điều tra 90 30 30 30

2. Số hộ có hiểu biết mức

độ tác hại của RTSH 90 30 30 30 - Nhiều tác hại 42 46,67 17 56,67 16 53,33 9 30,00 - Một số tác hại 36 40,00 9 30,00 11 36,67 16 53,33 - Ít tác hại 12 13,33 4 13,33 3 10,00 5 16,67 3. Nguồn thông tin các hộ

tiếp nhận 135 150,00 54 180,00 47 156,67 34 113,33 - Từ tổ thu gom, xử lý

RTSH 39 43,33 19 63,33 7 23,33 13 43,33 - Từ loa truyền thanh 29 32,22 14 46,67 15 50,00 - - - Tự tìm hiểu 18 20,00 6 20,00 5 16,67 7 23,33 - Khác 49 54,44 15 50,00 20 66,67 14 46,67 4. Tham gia lớp tuyên

truyền, tập huấn - Có 68 75,56 22 73,33 24 80,00 22 73,33 - Không 22 24,44 8 26,67 6 20,00 8 26,67 5. Công tác tuyên truyền ở

địa phương 90 30 30 30 - Thường xuyên 7 7,78 - - 7 23,33 - - - Thỉnh thoảng 36 40,00 15 50,00 12 40,00 9 30,00 - Không có 12 13,33 5 16,67 3 10,00 4 13,33 - Không rõ 35 38,89 10 33,33 8 26,67 17 56,67 6. Các nội dung tuyên

truyền hộ biết 193 75 81 37 - Phân loại rác thải 52 57,78 25 83,33 27 90,00 - - - Dụng cụ phân loại 52 57,78 25 83,33 27 90,00 - - - Thời gian phân loại 77 85,56 25 83,33 27 90,00 25 83,33 - Địa bàn tập kết 12 13,33 - - - - 12 40,00 Nguồn: Kết quả điều tra (2016)

Bảng 4.11 cũng cho thấy, với 68/90 người (75,56%) hộ cho rằng nếu tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho người dân về tác hại của RTSH thì họ cũng sẵn lòng tham gia để có hiểu biết và tránh.

Công tác tuyên truyền được quan tâm nhưng chưa làm thay đổi rõ rệt nhận thức của người dân, chưa tạo ra được thói quen trong phân loại RTSH tại nguồn theo từng loại và theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)