Tình hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt một số nước trong khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Thực tiễn thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam

2.2.1. Tình hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt một số nước trong khu vực

Ước tính hàng năm lượng rác thải được thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ tấn (ngoại trừ các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai thác mỏ và nông nghiệp). Con số này thực tế chỉ gồm các nước OECD và các khu đô thị mới nổi và các nước đang phát triển.

Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quản lý RTSH của nhóm nước có nhiều đặc trưng cơ bản sau:

Bảng 2.3. Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt của một số quốc gia Các nước thu nhập Các nước thu nhập

thấp (Ấn Độ, Ai Cập – các nước Châu Phi)

Các nước thu nhập trung bình

(Achentina, Đài Loan (TQ) - Singapo - Thái Lan –EUMMS)

Các nước thu nhập cao

(Hoa Kì – 14 nước EU – Hong Kong)

Không có chiến lược môi trường quốc gia & quy định, số liệu thống kê

Chiến lược môi trường quốc gia Cơ quan môi trường quốc gia Luật môi trường

Một vài số liệu thống kê

Có chiến lược môi trường, Cơ quan môi trường, các quy định và số liệu thống kê quốc gia Nguồn: Bộ TN&MT (2010)

Viện Nguyên vật liệu Cyclope và Veolia Propreté, công ty quản lý rác lớn thứ hai thế giới khẳng định: Với lượng rác gom góp được trên toàn thế giới từ 2,5 đến 4 tỉ tấn một năm, thế giới hiện có lượng rác ngang bằng với sản lượng ngũ cốc (đạt 2 tấn) và sắt thép (1 tỉ tấn), đây là một con số báo động. Cũng theo các chuyên viên nghiên cứu của hai cơ quan trên, trong tổng số rác trên thế giới, có 1,2 tỉ tấn rác tập trung ở vùng đô thị, từ 1,1 đến 1,8 tỉ tấn rác công nghiệp không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác nguy hiểm (mức tính toán thực hiện tại 30 nước).

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, con người sẽ thải ra môi trường hơn 11 triệu tấn RTSH mỗi ngày vào năm 2100. Đây là một thách thức lớn không kém gì tình trạng biến đổi khí hậu. Ước tính đến năm 2025, tổng khối lượng rác cư dân thành thị thải ra sẽ là 2,2 tỷ tấn/năm - tăng 70% so với mức 1,3 tỷ tấn hiện nay, trong khi chi phí xử lý RTSH dự kiến lên tới 375 tỷ USD/năm, so với mức 205 tỷ USD ở thời điểm hiện tại (Minh Cường, 2015).

Tình hình thu gom, xử lý RTSH của một số quốc gia như sau:

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản thực hiện rất hiệu quả phân loại và xử lý rác thải nhờ thực hiện thành công hệ thống phân loại rác ngay từ đầu và áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại. Hệ thống phân loại rác của Nhật Bản tương đối phức tạp. Mỗi thành phố, thị trấn và quận đều có một hệ thống hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, 23 khu phố ở Tokyo có hệ thống phân loại rác riêng, rác có thể đốt cháy được đựng vào túi đỏ, rác không thể đốt cháy đựng trong túi màu xanh dương, giấy, nhựa, chai lọ, nhựa mềm, báo, bìa, thủy tinh và pin đựng ở túi màu trắng.

Hình ảnh một số loại thùng phân loại rác tại Nhật Bản:

Hình 2.3. Thùng phân loại rác ở Nhật Bản

Nguồn: Hồng Nhung và Thu Giang (2016)

Theo Waste Atlas, Nhật Bản xả tổng cộng 45.360.000 tấn rác mỗi năm, xếp thứ 8 trên thế giới. Do không có nhiều đất để chôn rác như Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản buộc phải dựa vào giải pháp khác là đốt rác. Nước này đã sử dụng đốt bằng tầng sôi, phương pháp hiệu quả để đốt những vật liệu khó cháy. Có 20,8% tổng lượng rác thải hàng năm được đưa vào tái chế. Các công ty Nhật Bản đang tăng cường sử dụng nhựa từ chai nhựa tổng hợp polyethylene terephthalate (PET) cũ để sản xuất mới. Chai lọ PET chưa trải qua quá trình lọc có thể được chuyển thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa (Hồng Nhung và Thu Giang, 2016).

Theo số liệu của Cục Y tế và Môi sinh Nhật Bản thì hàng năm ốc đảo này thải ra khoảng 450 triệu tấn (không tính rác thải phóng xạ) trong đó: Rác công nghiệp chiếm 397 nghìn tấn, rác thông thường 52,2 nghìn tấn, rác gia đình 957 nghìn tấn. Trong tổng số trên 36% là tái chế được. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Tính ra phí tổn chi phí rác tính theo đầu người khoảng 300 nghìn yên (khoảng 2.500USD) (Hội thanh niên và sinh viên Việt Nam tại Nhật, 2003).

Người Nhật tiêu dùng hàng hóa rất nhiều và tất cả các hàng hóa đó sau một thời gian sẽ trở thành phế thải. Nếu không tái chế rác kịp thời thì nguồn tài nguyên và năng lượng sẽ cạn kiệt, môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ý thức được vấn đề này, người dân Nhật Bản rất coi trọng công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề xử lý rác thải trên cả nước nên đã ban bố Luật: “Xúc tiến sử dụng những tài nguyên tái chế” từ năm 1992, Luật “xúc tiến thu gom,

phân loại, tái chế các loại bao bì” được thông qua năm 1997, đã nâng cao hiệu quả sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Theo Luật này người dân phải phân chia rác theo từng loại, gồm 4 loại: rác cháy được, rác không cháy được, rác tái sinh (gồm hai loại là: giấy catton hộp và plastic, vỏ lon, vỏ chai bia rượu…) ngoài ra còn có loại rác cồng kềnh. Rác được thu gom rác theo từng loại, theo từng ngày nhất định rồi chuyển tới nhà máy xử lý rác. Việc tái chế bao bì và nhựa gặp rất nhiều trở ngại do công suất tái chế trên toàn quốc mới đạt 50 triệu tấn năm. Đối với rác nhà bếp, 70% được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần cải tạo đất, giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón. Các chiến dịch xanh, sạch, đẹp phố phường được tổ chức thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, và tặng thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc. Học sinh ngay từ cấp tiểu học đã được dạy về việc ý thức bảo vệ môi trường. Do đó ý thức bảo vệ môi trường của người dân Nhật rất cao (Hội thanh niên và sinh viên Việt Nam tại Nhật, 2003).

Vấn đề tái chế rác là vấn đề cấp bách nhưng lượng tái chế hiện nay vẫn còn ít trong tổng lượng rác thải chung. Chính phủ Nhật đã và đang chú trọng đầu tư những chương trình nghiên cứu để nâng cao khả năng tái sinh của rác thải nhiều hơn, đa dạng hơn để phục vụ nền kinh tế quốc dân và đặc biệt quan trọng là bảo vệ môi trường sống.

Qua những thông tin nêu trên cho thấy Việt Nam phải học hỏi rất nhiều điều từ Nhật Bản.

2.2.1.2. Kinh nghiệm ở Trung Quốc

Nền kinh tế của Trung Quốc phát triển nóng trong những năm gần đây, nhất là công nghiệp phát triển mạnh đã làm phát sinh những đợt bão khói bụi, ô nhiễm không khí gia tăng; đời sống nhân dân cao dẫn đến lượng RTSH ngày một nhiều. Nên việc xử lý chất thải trở thành vấn đề cấp bách. Chính phủ đã đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải mới. Tuy ô nhiễm môi trường được cải thiện nhưng vẫn chưa theo kịp với lượng rác thải phát sinh.

Hiện nay, Trung Quốc dang tiến hành phân loại rác thải một cách rộng rãi. Các nhà máy xử lý tài nguyên tái tạo được phép sử dụng rác thải là một nguyên liệu thô đầu vào, rác thải không thể tái chế được được đưa đến những nhà máy có công nghệ tiên tiến hơn để tiếp tục xử lý, sản xuất điện năng. Biện pháp này đã giúp họ giải quyết được bài toán kinh tế.

Ở Bắc Kinh, một nửa dân số thực hiện phân loại chất thải thành bốn loại khác nhau: Thức ăn thừa từ bếp; rác thải có thể tái chế; các loại pin và các rác thải khác; mỗi loại được đựng trong một thùng có ghi nhãn phân loại. Trong góc bếp đặt một chiếc thùng cao khoảng nửa mét để đựng thức ăn thừa; túi nilông lớn treo trên tường để thu gom rác thải có thể tái chế như giấy, nilông, cao su, các đồ vật bằng kim loại. Ở góc khác đặt một chiếc thùng để đựng rác thải không thể tái chế như mẩu thuốc lá, thủy tinh và rác. Trong 2 thập kỷ qua, với sự lỗ lực không ngừng của chính phủ và người dân, họ đã tạo nên được thói quen này.

Theo chuyên gia xử lý rác thải, cứ 1 tấn vỏ chai bằng nhựa thải có thể thu được 700kg nguyên liệu thô tái chế, 1 tấn sắt thải thu được 900kg sắt và 1 tấn giấy thải thu được 850kg giấy tái chế. Số liệu này cho thấy, nếu làm tốt việc thu gom, phân loại và tái chế rác thải thì mức độ ô nhiễm không khí và nước giảm đáng kể, đồng thời tiết kiệm được các nguồn tài nguyên. Hiện nay, việc thu gom chất thải đã phân loại được thực hiện ở 52% khu dân cư ở Bắc Kinh. Theo thống kê, nếu rác thải tái chế được thu gom và tái sử dụng hợp lý thì mỗi năm có thể tiết kiệm được 25 tỷ nhân dân tệ. Các nhà máy xử lý chất thải cũng đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Công ty vật liệu tái sinh Yingchuang thuộc Bắc Kinh với dây truyền sản xuất lớn nhất về chai lọ tái chế ở châu Á mỗi ngày xử lý 160 tấn chai nhựa đã qua sử dụng. Mỗi năm, Công ty Yingchuang đã tiếp nhận và xử lý 60.000 tấn chai nhựa đã qua sử dụng, tương đương với khoảng 40% tổng lượng chai nhựa được thu gom ở Bắc Kinh mỗi năm. Các thiết bị và công nghệ xử lý rác thải của công ty đã được Cơ quan Dược phẩm và lương thực Hoa Kỳ và Viện Khoa học đời sống quốc tế chứng nhận về mức độ an toàn, tái chế và sử dụng chất thải ở Trung Quốc (Khuyết danh, 2008).

2.2.1.3. Kinh nghiệm của Singapore

Là đất nước có diện tích chỉ khoảng hơn 500 km2 nhưng có nền kinh tế rất phát triển. Singapore đã thành công trong quản lý RTSH, do không có đủ diện tích đất để chôn lấp nên họ rất quan tâm đến các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu lượng phát thải, kết hợp xử lý rác thải bằng phương pháp đốt và chôn lấp. Có 9 khu vực thu gom rác và yêu cầu tăng tỷ lệ tái chế thông qua phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình, các chợ, các cơ sở kinh doanh để giảm chi ngân sách cho Nhà nước. Tại Bangkok (Thái Lan), việc phân loại rác tại nguồn chỉ mới thực hiện được tại một số trường học và một số quận trung tâm để tách ra một số loại bao bì dễ tái chế, lượng rác còn lại vẫn đang phải chôn lấp, tuy nhiên được

ép chặt để giảm thể tích và cuốn nilon rất kỹ xung quanh mỗi khối rác để giảm bớt ô nhiễm.

Singapore tổ chức chính quyền quản lý theo mô hình chính quyền một cấp, do Chính phủ quản lý xuyên suốt.

Bộ phận quản lý RTSH có chức năng lập kế hoạch, phát triển và quản lý rác thải phát sinh. Cấp giấy phép cho lực lượng thu gom rác thải, ban hành những quy định trong việc thu gom rác thải hộ gia đình và rác thải thương mại trong 9 khu và xử lý những hành vi vứt rác không đúng quy định. Xúc tiến thực hiện 3R (tái chế, tái sử dụng và làm giảm sự phát sinh rác thải) để bảo tồn tài nguyên.

Sơ đồ 2.4. Tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt tại Singapore

Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh (2010)

Tại Singapore, việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ từ cửa đến cửa, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình tái chế Quốc gia. Hiện nay, tại Singapore có bốn nhà thầu thuộc khu vực công cộng, còn lại thuộc khu vực tư nhân. Các nhà thầu tư nhân thu gom khoảng 50% lượng phát sinh, chủ yếu là rác của các cơ sở thương mại, công nghiệp và xây dựng. Rác thải của khu vực này đều thuộc loại vô cơ nên không cần thu gom hàng ngày (Hồng Nhung và Thu Giang, 2016).

Nhà nước quản lý các hoạt động này theo luật pháp. Cụ thể, từ năm 1989, Chính phủ kiểm soát các nhà thầu thông qua việc xét cấp giấy phép. Các nhà thầu

Bộ Môi trường và Tài nguyên nước

Sở Môi trường Sở Tài nguyên nước

Phòng Sức khỏe môi trường Phòng bảo vệ môi trường Phòng Khí tượng BP. Kiểm soát ô nhiễm BP. Bảo tồntài nguyên BP. Quản lý rác thải

Trung tâm KH bảo vệ phóng xạ và hạt

tư nhân phải sử dụng xe máy và trang thiết bị không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, tuân thủ các quy định về phân loại rác để đốt hoặc đem chôn nhằm hạn chế lượng rác tại bãi chôn lấp. Các xí nghiệp công nghiệp và thương mại chỉ được thuê, mướn các dịch vụ từ các nhà thầu được cấp phép. Phí cho dịch vụ thu gom rác được cập nhật trên mạng Internet công khai để người dân có thể theo dõi. Bộ môi trường quy định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức 6- 15 đô la Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ (15 đô la đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đô la đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng ở các chung cư). Các phí đổ rác được thu hàng tháng do Ngân hàng PUB đại diện cho Bộ Môi trường thực hiện.

Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Cả nước Singapore có 3 nhà máy đốt rác. Những thành phần RTSH không cháy và không tái chế được chôn lấp ngoài biển, đảo, đồng thời là bãi rác Semakau với diện tích 350 ha, có sức chứa 63 triệu m3 rác được xây dựng từ năm 1999. Tất cả rác thải của Singapore được chất tại bãi rác này, mỗi ngày nơi đây phải đón nhận hơn 2000 tấn rác, dự kiến chỉ chứa được rác đến năm 2040.

Bãi rác này được bao quanh bởi con đập xây bằng đá dài 7 km, nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm ra xung quanh. Đây là bãi rác nhân tạo đầu tiên trên thế giới ở ngoài khơi và cũng đồng thời là khu du lịch sinh thái rất hấp dẫn của Singapore. Hiện nay, các bãi rác đã đi vào hoạt động, rừng đước, động vật trên đảo vẫn phát triển tốt, chất lượng không khí và nước ở đây rất tốt.

Ngoài thành công trong quản lý, xử lý rác thải còn tạo ra ngành du lịch thu về một lượng ngân sách lớn cho quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 45)