Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản huyện Lạng Giang

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động của huyện Lạng Giang

a. Về dân số

Theo UBND huyện Lạng Giang thì năm 2015 toàn huyện có khoảng 204.622 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình 829 người/km2. Trong 02 năm từ năm 2013 đến năm 2014 tốc độ tăng dân số tương đối ổn định ở mức 1,01%/năm. Những năm qua, huyện đã thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình

nên tỷ lệ sinh của huyện có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: Năm 2013 mức giảm tỷ lệ sinh là 0,26% và năm 2014 mức giảm tỷ lệ sinh là 0,12% và năm 2015, mức giảm tỷ lệ sinh là 0,10% (UBND huyện Lạng Giang, 2016).

Về dân tộc thiểu số, huyện Lạng Giang có khoảng 15.288 nhân khẩu, chiếm 7,6%; tập trung chủ yếu tại xã Hương Sơn và gồm 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Tày, Nùng, Sán dìu, Hoa, Giao, Cao Lan, Thái, Mường; đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nguồn thu nhập chính là từ sản xuất nông nghiệp (UBND huyện Lạng Giang, 2016).

Về chất lượng dân số: Những năm gần đây do thực hiện tốt chương trình phổ cập giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân, đồng thời công tác tuyên truyền về đời sống pháp luật được trú trọng nên chất lượng dân số của huyện không ngừng được nâng cao (UBND huyện Lạng Giang, 2016).

b. Về lao động, việc làm

Số người trong độ tuổi lao động ổn định và tăng dần qua các năm (chiếm từ 60,46 - 61,34% tổng dân số); cụ thể: năm 2013 là 120.985 người (chiếm khoảng 60,8% dân số), năm 2014 là 122.680 người (chiếm khoảng 61,34% dân số) (UBND huyện Lạng Giang, 2016).

Huyện rất quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động ở nông thôn để đáp ứng cho phát triển kinh tế địa phương và các khu công nghiệp trong huyện. Chất lượng nguồn nhân lực cao đồng nghĩa với chất lượng lao động cao, tạo ra giá trị sản phẩm, kinh tế, xã hội lớn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tương đối cao và tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2013 là 46% và năm 2014 là 48,5%. Trong tổng số lao động nêu trên thì phần lớn lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, cụ thể số lao động làm trong ngành nông nghiệp: năm 2013 là 80.285 người, chiếm 66,4%; năm 2014 là 77.645 người, chiếm 63,3%. Còn lại là lao động trong ngành phi nông nghiệp, với các ngành nghề chủ yếu như: May công nghiệp, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, gò hàn,… (UBND huyện Lạng Giang, 2016).

3.1.2.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

a. Hệ thống giao thông:

Huyện Lạng Giang có mạng lưới giao thông tương đối hợp lý bao gồm 3 loại hình là đường bộ, đường sắt, đường sông. Mạng lưới đường bộ gồm hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và đường giao thông nông thôn với tổng

chiều dài khoảng 1.160 km, trong đó: Quốc lộ gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 41,5 km; đường tỉnh gồm 2 tuyến với tổng chiều dài 28 km; đường huyện có 6 tuyến dài 55,1km; còn lại là đường giao thông nông thôn. Quốc lộ 1A đi qua các xã: Quang Thịnh, Tân Thịnh, Hương Sơn, Hương Lạc, Yên Mỹ, Phi Mô, Tân Dĩnh và 02 thị trấn là: Vôi và Kép có tổng chiều dài qua địa bàn khoảng 20km; Quốc lộ 37 và 31 đi qua địa bàn các xã: Hương Sơn, Thái Đào, Đại Lâm dài khoảng 22 km. Tỉnh lộ 29 và 295 đi qua các xã, thị trấn: Tân Hưng, Yên Mỹ, Tân Thanh, Tiên Lục, Mỹ Hà, Tân Thịnh, An Hà, Nghĩa Hoà, Nghĩa Hưng, Vôi, Kép dài khoảng 28km. Đường huyện có 6 tuyến với tổng chiều dài 55,1km đều đã được nhựa hoá (UBND huyện Lạng Giang, 2016).

Trên địa bàn huyện có 3 tuyến đường sắt gồm: Hà Nội - Lạng Sơn, Kép - Hạ Long và Kép - Lưu Xá đi qua với tổng chiều dài khoảng 40km, co 2 ga trung chuyển là ga Phố Tráng và ga Kép. Ngoài giao thông đường bộ, đường sắt, huyện Lạng Giang còn có thể khai thác giao thông đường thuỷ trên Sông Thương. b. Hệ thống lưới điện

Nguồn điện cung cấp cho huyện Lạng Giang hiện nay chủ yếu lấy từ trạm 110 KV Đồi Cốc. Từ năm 2009 huyện đã bàn giao hệ thống lưới điện nông thôn cho ngành điện quản lý và trên địa bàn huyện có 6 xã thuộc dự án điện REII (vay vốn của ngân hàng thế giới WB) nên chất lượng điện khá tốt, cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.

c. Thông tin liên lạc

Huyện Lạng Giang có 01 trung tâm phát sóng VNPT và mỗi xã có 01 trạm thu phát sóng của Viettel. 100% các xã, thị trấn, các đơn vị trường học, trạm y tế và các cơ quan nhà nước trong huyện có máy vi tính được kết nối mạng internet. Đường truyền mạng cáp quang của VNPT và Viettel được kéo đến 21 xã, thị trấn nên đường truyền tín hiệu mạnh, nhanh. Hệ thống loa truyền thanh được lắp đặt tại các xã thị trấn, các điểm rải rác trên các đường liên huyện, xã; các thôn đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật tới người dân (UBND huyện Lạng Giang, 2016).

3.1.2.3. Phát triển kinh tế - xã hội

Giai đoạn 2013 - 2015 giá trị sản xuất của huyện Lạng Giang tăng trưởng khá, cụ thể như sau:

- Sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung: Xây dựng cơ chế hỗ trợ và triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, kế hoạch như: Sản xuất nấm, sản xuất lúa chất lượng...; đưa những giống cây, con có năng suất, chất lượng vào sản xuất, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Tập trung khai thác tối đa những tiềm năng trong phát triển sản xuất nông nghiệp để hình thành vùng sản xuất rau chế biến tập trung; triển khai thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp và xây dựng cánh đồng mẫu. Áp dụng mô hình chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học.

- Lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp: Thực hiện tốt các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư; thủ tục hành chính về đầu tư được thực hiện nhanh, gọn, nhất là các thủ tục về giao đất, cho thuê đất; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh. Tạo việc làm mới cho hơn 6.000 lao động, đưa tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp lên 10.500 lao động; thu nhập bình quân đạt 3,8 triệu đồng/tháng. Các doanh nghiệp đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 98,4 tỷ đồng (tốc độ tăng bình quân qua các năm đạt 31,3%).

- Thương mại, dịch vụ: Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển mạnh và ngày càng đa dạng, phong phú; các doanh nghiệp và hộ gia đình kinh doanh dịch vụ, thương mại có hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm và đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị nhỏ, đầu tư phát triển hệ thống chợ nông thôn… Một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đầu tư lớn trong những năm qua do đó đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của huyện, đời sống nhân dân tăng cao.

- Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Công tác quản lý nhà nước về đất đai được quan tâm chỉ đạo, với nhiều biện pháp quyết liệt nên tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực; công tác quản lý về môi trường được quan tâm chỉ đạo thực hiện (UBND huyện Lạng Giang, 2016).

Một số kết quả sản xuất và cơ cấu kinh tế của huyện Lạng Giang giai đoạn 2013 – 2015 được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 3.2. Kết quả sản xuất và cơ cấu kinh tế của huyện Lạng Giang giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) Giá trị SX (tỷ đ) Cơ cấu (%) Giá trị SX (tỷ đ) Cơ cấu (%) Giá trị SX (tỷ đ) Cơ cấu (%) Năm 14/13 (%) Năm 15/14 (%) Tổng GTSX các ngành kinh tế (Giá hiện hành) 9.028,4 100 10.008,0 100 10.770,0 100 110,8 107,6 1. Ngành nông nghiệp: 2.562,7 28,4 2.666,8 26,6 2.750,0 25,5 104,1 103,1 - Ngành trồng trọt 1.230,1 48,0 1.266,8 47,5 1.290,0 46,9 103,0 101,8 - Ngành chăn nuôi 1.332,6 52,0 1.400,0 52,5 1.460,0 43,1 105,1 104,3 2. Ngành Công nghiệp - TTCN và xây dựng 3.211,0 35,6 3.645,6 36,4 4.055,0 37,7 113,5 111,2 3. Ngành thương mại- dịch vụ 3.254,7 36,0 3.695,6 37 3.965,0 36,8 113,5 107,3 Nguồn: UBND huyện Lạng Giang (2016)

Từ số liệu Bảng 3.2 cho thấy tổng giá trị sản xuất tăng đều qua các năm, cụ thể: Năm 2013: 9.028,4 tỷ đồng; năm 2014: 10.008 tỷ đồng và năm 2015 là 10.770 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần qua các năm: Năm 2013 chiếm 28,4%; đến năm 2014 giảm xuống còn 26,6% và năm 2015 chỉ còn chiếm 25,5%; tỷ trọng ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2013 chiếm 35,6%; đến năm 2014 tăng lên 36,4% và năm 2015 đạt 37,7%; tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ cũng có xu hướng tăng dần từ 36% năm 2013, năm 2014 là 37% và năm 2015 là 36,8%.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm, chọn mẫu khảo sát 3.2.1. Chọn điểm, chọn mẫu khảo sát

a. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu phải mang tính đại diện cho tổng thể, trong nghiên cứu này tôi chọn điểm nghiên cứu là 03 đơn vị cấp xã – 3 xã (01 thị trấn Vôi và 02 xã gồm xã Tân Hưng và xã Phi Mô), lựa chọn thị trấn Vôi vì thị trấn Vôi là trung tâm văn hóa của huyện, có số dân đông là 6.278 người,tại thị trấn tập trung

nhiều RTSH, đời sống nhân dân cao, tập trung nhiều cơ quan, đơn vị, chợ; lựa chọn 02 đơn vị cấp xã t ếp theo trong đó xã Tân Hưng với hơn 11.705 người là xã đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2015, tình hình quản lý rác thả tốt hơn (đạt nh ều t êu chí hơn) và xã Ph Mô có 10.242 người, là xã chưa đạt nông thôn mớ , tình hình quản lý rác thả s nh hoạt chưa được tốt (đạt ít t êu chí hơn) do đó sẽ đại diện được cả không gian, thời gian và địa hình…

b. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Thu thập số liệu bằng phiếu điều tra: Sử dụng bộ câu hỏi trong phiếu điều tra để thu thập thông tin về tình hình thu gom và xử lý RTSH tại địa bàn huyện; ghi hình, quan sát trực tiếp để lấy thông tin xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn.

- Chọn hộ dân: Điều tra ngẫu nhiên 90 hộ ở 01 thị trấn và 02 xã. Mỗi xã, thị trấn tiến hành điều tra 30 hộ (mỗi hộ chọn 01 người đại diện phỏng vấn) thuộc các thôn, khu phố.

+ Tiêu chí chọn: Phân bổ ở các thôn có điều kiện kinh tế khó khăn, có buôn bán, kinh doanh, dịch vụ.

+ Cách chọn: Theo gợi ý của trưởng thôn, biết về hộ và ngẫu nhiên. - Chọn cán bộ quản lý cấp xã, thôn

+ Số lượng: 30 người (10 người/xã, HTX)

+ Tiêu chí chọn: Cán bộ lãnh đạo xã, cán bộ quản lý hoạt động thu gom và xử lý RTSH, người trực tiếp tham gia thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.

3.2.2. Thu thập dữ liệu

3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Là các dữ liệu về đặc điểm cơ bản của huyện Lạng Giang; cơ chế, chính sách; các công trình nghiên cứu; các lý luận về hoạt động thu gom, xử lý RTSH; các khái niệm và kinh nghiệm thực tiễn có liên quan.

- Nguồn cung cấp: Các văn bản do cơ quan trung ương, các trường đại học, Viện nghiên cứu; các Sở, Ban, ngành từ tỉnh tới huyện, xã; các đề tài nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân đã được công bố; trên sách, báo, internet ....

- Phương pháp thu thập: Tìm đọc, phân tích, sử dụng và trích dẫn nguồn trên cơ sở kế thừa các kết quả đã nghiên cứu từ trước, đồng thời phát triển theo chiều hướng có lợi hơn, phù hợp với tình hình thực tiễn trước mắt và lâu dài trong hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang.

3.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp

a. Xây dựng phiếu điều tra

Phiếu điều tra các hộ xây dựng và hoàn thiện thông qua các bước sau: + Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra ứng với các mục tiêu cần nghiên cứu. + Bước 2: Điều tra ở 90 hộ dân thuộc 3 địa bàn cấp xã đại diện (30 hộ/địa bàn); và 30 cán bộ địa phương từ cấp xã đến thôn, tổ thu gom, xử lý RTSH của thị trấn Vôi và 02 xã Tân Hưng, Phi Mô đã chọn trước trên địa bàn huyện.

+ Bước 3: Xây dựng bảng tổng hợp nội dung điều tra từ các phiếu điều tra. b. Phương pháp điều tra

Điều tra 90 hộ (30 hộ/xã) bằng cách phỏng vấn trực tiếp, hộ được chọn đại diện theo các ngành nghề: thuần nông, buôn bán, kinh doanh dịch vụ có một biểu mẫu để phỏng vấn; phỏng vấn sâu trực tiếp lãnh đạo từ xã, thị trấn tới thôn, khu phố, cán bộ, người trực tiếp thu gom, xử lý RTSH như đã xác định để thu được nguồn thông tin điều tra có độ tin cậy và đạt được mục đích yêu cầu cần nghiên cứu. Ngoài ra còn tiến hành ghi hình, quan sát trực tiếp, phân loại trực tiếp để đánh giá khách quan và chính xác hơn.

c. Nội dung điều tra

Mẫu phiếu điều tra được xây dựng, nội dung bảng hỏi chủ yếu khảo sát cách xử lý RTSH của người dân, ý kiến của người dân về công tác xử lý, quản lý rác thải tại địa phương, nhận thức về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải tại nguồn cũng như ảnh hưởng của RTSH đến đời sống như thế nào, sự sẵn lòng của người dân tham gia vào thu gom, phân loại và xử lý RTSH.

d. Phương pháp điều tra những người chủ chốt

Bằng cách phỏng vấn sâu những người nắm thông tin chủ chốt như cán bộ quản lý môi trường của huyện, các trưởng, phó thôn, khu phố, tổ, đội, HTX về hệ thống quản lý RTSH, thực trạng rác thải và công tác quản lý RTSH. Điều tra, khảo sát trực tiếp thực trạng và tình hình quản lý, xử lý chất thải của huyện (cân, đo xác định tỷ lệ thành phần...). Những thuận lợi, khó khăn và gợi ý một số định hướng giúp hoàn thiện công tác quản lý RTSH trên địa bàn huyện được tốt hơn. Từ đó tổng hợp lại, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp hợp lý.

Bảng 3.3. Tổng hợp đối tượng, số lượng hộ, cán bộ chọn điều tra

Diễn giải ĐVT Tổng

số

Địa bàn điều tra TT Vôi Xã Tân Hưng Xã Phi Mô 1. Số hộ điều tra Hộ 90 30 30 30 - Hộ thuần nông Hộ 50 10 20 20 - Hộ phi thuần nông Hộ 40 20 10 10 2. Số cán bộ quản lý Người 30 10 10 10 - Lãnh đạo xã Người 6 2 2 2 - Cán bộ quản lý môi trường Người 3 1 1 1 - Người thu gom Người 9 3 3 3 - Bí thư, trưởng, phó thôn, khu phố Người 12 4 4 4 Nguồn: Tác giả (2016) 3.2.3. Xử lý và tổng hợp dữ liệu

Dữ liệu sau khi thu thập, được phân loại và sắp xếp theo các chủ đề khác nhau sau đó nhập vào máy tính và xử lý dữ liệu bằng chương trình Excel. Trong trường hợp, lượng thông tin nhiều thì cần tóm tắt lại để đảm bảo không bỏ sót thông tin. Các số liệu được tính toán và trình bày trên các bảng, sơ đồ hoặc đồ thị. Các thông tin thứ cấp khi sử dụng được trích dẫn nguồn rõ ràng.

Qua đó phản ánh thực trạng hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn, cũng như đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn và lâu dài.

3.2.4. Phân tích thông tin

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng, thực trạng về hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang bằng việc mô tả mức độ thông qua các tham số thống kê như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, giá trị lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)