Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Tổng quan về hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt toàn huyện

4.1.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt

Theo thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang thì RTSH của huyện được phát sinh chủ yếu từ những nguồn sau:

- Nhà dân, khu dân cư: Rác thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong các hộ gia đình, khu dân cư… Thành phần rác thải bao gồm thực phẩm dư thừa, lá cây, rau quả, bao bì túi nilon, giấy các loại, tro, xỉ than, đồ dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, thuỷ tinh, đồ nhựa…). Ngoài ra còn chứa rác thải độc hại bám trên bề mặt rác như: chất tẩy rửa (bột giặt, nước rửa bát, chất tẩy trắng…), thuốc diệt côn trùng…

- Bệnh viện, cơ sở y tế: Rác thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của người dân, công nhân, cán bộ và bệnh nhân. Thành phần chính là rau, quả thừa, thức ăn thừa, túi nilon, giấy…

- Cơ quan, công sở, trường học, khu vui chơi, giải trí: Rác thải phát sinh từ các trường học, công sở, văn phòng cơ quan đóng trên địa bàn huyện. Thành phần rác thải bao gồm giấy, bìa carton, nhựa, túi nilon, thực phẩm thừa, lá, cành cây cắt tỉa, bùn cống rãnh, đất, cát …

- Công ty, doanh nghiệp: Bao gồm rác thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng gói sản phẩm... và từ sinh hoạt của nhân viên làm việc.

- Từ các hoạt động nông nghiệp: Nguồn rác thải chủ yếu từ các cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng, các vườn cây,... Rác thải chủ yếu thực phẩm dư thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, từ trồng trọt, thu hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

- Từ giao thông, xây dựng: Rác thải phát sinh từ các hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố. Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ các công trình cũ. Rác thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn, gạch vỡ, cát sỏi, bê tông, vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa.

- Chợ, khu thương mại: Rác thải phát sinh chủ yếu là rác hữu cơ như: rau, củ, quả hư hỏng, rơm rạ, thực phẩm bỏ đi, lông gà, lông vịt, xác động vật, túi

nilon, …Rác thải phát sinh từ các hoạt động giao dịch, buôn bán của các cửa hàng tạp hóa, nhà hàng ăn uống, văn phòng giao dịch, các trạm sửa chữa, bảo hành... Thành phần chính bao gồm giấy, bìa carton, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, đồ điện tử gia dụng…

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu thể hiện nguồn phát sinh RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang

Diễn giải ĐVT Toàn

huyện Các xã đại diện TT Vôi Xã Tân Hưng Xã Phi Mô 1. Số hộ dân Hộ 59.054 1.852 3.344 2.975 - Thuần nông Hộ 41.337 648 2.340 2.380 - Phi thuần nông Hộ 17.717 1.204 1.004 595 2. Số lượng cơ sở y tế khám

chữa bệnh 50 8 3 2

- Bệnh viện đa khoa Đơn vị 1 1

- Trạm y tế Trạm 23 1 1 1 - Khác Cơ sở 26 6 2 1 3. Số lượng cơ sở giáo dục

- Trường THPT, TTGDTX Trường 4 2

- Trường THCS, PTCS Trường 24 1 1 1 - Trường tiểu học Trường 24 1 1 1 - Trường mầm non Trường 24 2 1 1 4. Số cơ quan QLNN, đơn vị

sự nghiệp khác

quan 36 11 1 1 5. Số lượng các chợ Chợ 12 1

6. Số trung tâm thương mại 1 1 7. Các doanh nghiệp, công ty

Doanh

nghiệp 454 33 15 10 8. Số nhà hàng, nhà nghỉ Nhà 165 65 10 15 9. Cơ sở sản xuất nhỏ Cơ sở 1.315 85 52 45 Nguồn: UBND huyện Lạng Giang (2017) 4.1.2. Khối lượng và chủng loại rác thải sinh hoạt phát sinh, thu gom trên địa bàn huyện

Khối lượng RTSH phát sinh hàng ngày phụ thuộc vào quy mô dân số, tỷ lệ gia tăng dân số, mức sống của người dân, số lượng và quy mô của các trung tâm thương mại, dịch vụ, nhà hàng trên địa bàn và mức độ tăng trưởng kinh tế.

Theo thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thì khối lượng RTSH phát sinh của huyện Lạng Giang từ năm 2014 đến năm 2016 như sau:

Bảng 4.2. Khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn huyện Lạng Giang trong 3 năm (2014-2016) Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 So sánh % BQ 2015/ 2014 2016/ 2015 Lượng rác thải bình quân kg/người/

ngày 0,33 0,42 0,58 127,3 138,1 132,7 Lượng rác RTSH 1 ngày tấn/ngày 66,6 85,9 119,9 129,1 139,5 134,3 Tổng lượng RTSH 1 năm Tấn/năm 24.303 31.369 43.756 129,1 139,5 134,3 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2017)

Qua Bảng 4.2 ta có thể thấy lượng RTSH phát sinh của huyện Lạng Giang tăng dần qua các năm. Lượng rác năm 2015 tăng so với 2014 là 29,1%, 2016 so với 2015 là 39,5%, bình quân 34,3%/năm. Nguyên nhân khiến khối lượng RTSH phát sinh tăng lên là do sự gia tăng dân số, đời sống nhân dân tăng và sự phát triển của nhiều ngành nghề kinh doanh, buôn bán, dịch vụ, các chợ nông thôn mở rộng và sản xuất công nghiệp tăng. Bên cạnh sự gia tăng khối lượng RTSH cũng làm cho bình quân đầu người thải rác trong một ngày của huyện cũng tăng theo. Bình quân 1 người thải ra là 0,33kg/người/ngày năm 2014, đến năm 2016 tăng lên 0,58 kg/người/ngày, bình quân tăng là 32,7%/người/ngày. Trong tổng lượng RTSH phát sinh thì có 36% là do con người đại tiện.

Khối lượng rác thu gom trên địa bàn trong những năm qua như sau:

Bảng 4.3. Khối lượng RTSH thu gom trên địa bàn huyện Lạng Giang trong 3 năm (2014-2016) Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 So sánh % BQ 2015/ 2014 2016/ 2015 Lượng rác thu gom bình quân/

người

kg/người/

ngày 0,21 0,30 0,46 142,90 153,30 148,10 Lượng rác thu gom 1 ngày tấn/ngày 42,40 61,40 95,10 144,90 154,90 149,90 Tổng lượng rác thu gom 1 năm Tấn/năm 15.465 22.406 34.703 144,90 154,90 149,90 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2017)

Theo phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thì lượng RTSH thu gom được chủ yếu là những rác thải người dân không còn nhu cầu sử dụng nữa và được tổ, đội, HTX thu gom về bãi xử lý (bao gồm cả rác thải thu gom trên các tuyến đường, chợ, khu thương mại, kênh, mương…). Lượng rác năm 2015 thu gom tăng so với năm 2014 là 44,9%; năm 2016 so với năm 2015 là 54,9% và bình quân tăng hàng năm là 49,9%/năm. Qua đây cho thấy lượng rác thu gom hay phát sinh càng ngày càng tăng, có thể do công tác thu gom tốt hơn.

Bảng 4.4. Tỷ lệ RTSH thu gom so với phát sinh trên địa bàn huyện Lạng Giang trong 3 năm (2014-2016)

Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 BQ

Tỷ lệ thu gom bình quân/người/1 ngày % 63,60 71,40 79,30 71,43 Tỷ lệ thu gom 1 ngày % 63,60 71,40 79,30 71,43 Tỷ lệ thu gom 1 năm % 63,60 71,40 79,30 71,43 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2017)

Tỷ lệ trên được tính toán trên cơ sở lượng rác thải thu gom do các đội, tổ, HTX thu gom (không tính lượng rác thải ở các khu vệ sinh của hộ gia đình, công sở). Năm 2016 tỷ lệ thu gom đạt tốt nhất, 79,3% so với lượng phát sinh; bình quân là 71,43%/năm.

Bảng 4.5. Thành phần RTSH thu gom tại các khu vực trên địa bàn huyện Lạng Giang năm 2015

Khu vực phát sinh Khối lượng (tấn/ngày)

Tỷ lệ hữu cơ (%)

Tỷ lệ phi hữu cơ (%) Hộ dân thuần nông 17.352 35 65 Hộ dân phi thuần nông 5.205 85 15 Nhà hàng ăn uống 1.735 80 20 Nhà nghỉ, dịch vụ vui chơi 1.041 55 45 Hộ trong chợ 2.776 82 18 Kinh doanh tạp hóa, dịch vụ 2.776 65 35 Khối cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện 3.817 35 65 Cộng 34.703 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2016)

Từ dữ liệu ở Bảng 4.5 thì lượng RTSH ở các hộ dân thuần nông có tỷ lệ hữu cơ thấp, điều này cho thấy ở nông thôn các hộ dùng tái sử dụng cao: dùng

chăn nuôi, trồng trọt, vứt quanh vườn; các hộ phi thuần nông, nhà hàng, chợ tỷ lệ rác hữu cơ chiếm tỷ lệ cao điều này cho thấy các hộ không có nhu cầu sử dụng.

4.1.3. Thực trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

- Về Thu gom: Năm 2016 khối lượng RTSH phát sinh khoảng 119,9 tấn/ngày, thu gom 95,1 tấn/ngày, đạt 79,3%; đây là tỷ lệ tăng khá cao so với những năm trước do kinh tế ngày càng phát triển.

Các tổ đội thu gom của các thôn hoặc xã thu gom ở hộ dân, tại điểm quy định và trên các tuyến đường, trung tâm thương mại, chợ rồi trở về bãi tạm hoặc ra thẳng bãi tập trung để xử lý.

Đối với rác thải được hộ dân tự thu gom, xử lý tại gia đình trong khu nông thôn khá nhiều: thu gom để tái sử dụng cho chăn nuôi, trồng trọt, làm củi, thu gom tại nhà vệ sinh, hầm Bioga của hộ gia đình. Đây là hoạt động đương nhiên mà chưa có cơ quan chức năng nào tập huấn, hướng dẫn.

Những hộ dân không tham gia đóng phí thì hộ vứt rác thải không đúng nơi qui định như: hành lang đê, ven trục đường giao thông, mương máng, vứt sang các xã lân cận, thậm chí ngay cả trên mặt đường liên thôn, liên xã … ngoài ra còn có hiện tượng đốt trộm rác thải.

Ngoài các hoạt động thu gom của tổ đội còn có các hội: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên và tổng huy động các cơ quan, tổ chức, người dân trong các đượt phát động hàng năm. Mỗi năm có bình quân 02 đợt phát động với 204.591 lượt người tham gia, thu gom 10.303 m3 rác thải

- Việc thực hiện phân loại tại nguồn thực hiện theo đề án của UBND huyện Lạng Giang phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam triển khai năm 2011 tại xã Mỹ Hà trong đó có việc phân loại RTSH đầu nguồn. Trong thời gian đầu triển khai Đề án người dân thực hiện đều đặn. Song đến nay việc thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn về cả phương tiện, phương pháp và công nghệ cũng như ý thức tùy tiện của người dân nên việc phân loại và thu gom gặp nhiều khó khăn. Ngay cả tại thị trấn Vôi (trung tâm văn hóa của huyện) trong thời gian đầu triển khai đề án đưa lò đốt RTSH vào hoạt động và thành lập HTX vệ sinh môi trường thì việc phân loại RTSH triển khai và đôn đốc thực hiện được gần một năm sau đó người dân lại quen với việc thu gom chung vào một thùng.

- Xử lý RTSH: Rác thải trong các thôn, khu dân cư trên địa bàn huyện được các tổ thu gom (gồm 150 tổ/284 thôn, chiếm 53% tổng số thôn: 39 tổ tự quản,

111 tổ, đội thu gom và xử lý RTSH và 02 Hợp tác xã vệ sinh môi trường tại: Thị trấn Vôi, xã Mỹ Hà với 05 lò đốt RTSH:TT Vôi, xã Mỹ Hà, Tân Hưng, Quang Thịnh, Thái Đào) đưa về các bãi rác tập trung của xã quy định đổ thành đống, sau một thời gian nhiều thì đốt, đến một thời điểm bãi rác không còn khả năng trứa thì chôn lấp và quy hoạch bãi mới. Đối với HTX vệ sinh môi trường thị trấn Vôi và Mỹ Hà rác được tập kết về bãi xử lý, tại đây công nhân phân loại rác hữu cơ dễ phân hủy đưa vào bãi ủ để ủ làm phân vi sinh, hữu cơ; rác vô cơ tái chế được phân loại đem đi bán cho các cửa hàng thu mua phế liệu, còn lại rác hữu cơ khó phân hủy thì cho vào lò đốt; một số rác vô cơ không tái chế, nguy hại như gạch, sành sứ, pin….đem chôn theo quy định.

Để khử mùi hôi, thối và phân hủy nhanh của RTSH hữu cơ, một số xã đã dùng chế phẩm sinh học để phun hạn chế gây ô nhiễm cho môi trường như: Xã Tân Hưng, HTX vệ sinh môi trường thị trấn Vôi, xã Mỹ Hà, xã An Hà….

4.1.4. Đơn vị thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

Theo ông Lê Anh Huy (2016), phó Trưởng phòng TN&MT huyện Lạng Giang cho biết, đơn vị thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang hiện nay có 02 mô hình chính: HTX vệ sinh môi trường và tổ, đội do xã, thôn thành lập, chưa có công ty hay doanh nghiệp hoạt động chuyên về lĩnh vực vệ sinh môi trường. Ngoài ra còn có các lực lượng khác như: Hội Phụ nữ, đoàn thanh niên, học sinh, các cơ quan đóng trên địa bàn, người dân tham gia theo phong trào, từng đợt vận động do chính quyền địa phương tổ chức hàng năm.

Về Hợp tác xã vệ sinh môi trường có 02 đơn vị đó là HTX vệ sinh môi trường thị trấn Vôi được trang bị lò đốt rác công nghệ Nhật Bản, đồng thời ủ làm phân vi sinh; HTX vệ sinh môi trường thuộc xã Mỹ Hà được trang bị 01 lò đốt theo công nghệ sản xuất trong nước.

Đối với tổ, đội tự quản hiện nay toàn xã có 15/23 xã, thị trấn thành lập tổ, đội tự quản về vệ sinh môi trường với 150/284 thôn có tổ vệ sinh môi trường; 15/23 xã, thị trấn có bãi xử lý rác thải tập trung. Các tổ, đội tự quản thành lập và hoạt động tại các thôn theo nghị quyết của thôn, có hợp đồng và tự chủ thu, chi.

Như vậy, thông qua Bảng 4.6. cho thấy HTX vệ sinh môi trường của huyện giữ ổn định, không có tăng mới; các tổ đội thu gom được các thôn thành lập tăng đều qua các năm. Đối với sự tham gia của các tổ chức, hội như hội phụ nữ, đoàn thanh niên và hội cựu chiến binh thì không tham gia và giảm cho những năm về

sau. Cũng theo ông Lê Anh Huy thì nguyên nhân không có sự tham gia và sự tham gia của các tổ chức này giảm là do các thôn, xã đã có tổ, đội vệ sinh tự quản phụ trách; những xã đã tham gia và đang tham gia là những xã do chưa có hoặc có thì các tổ tự quản ít, hoạt động kém hiệu quả. Các hội này chủ yếu tham gia theo đợt phát động của địa phương.

Bảng 4.6. Số lượng các đơn vị thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang

Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016

1. Số lượng HTX thu gom và xử lý RTSH

- HTX vệ sinh môi trường Đơn vị 02 02 02 2. Số tổ, đội, nhóm, hội

- Tổ, đội tự quản Đội 85 105 150 - Hội phụ nữ Xã 05 07 03 - Hội thanh niên Xã 05 09 05

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2016)

Ngoài các đơn vị thu gom và xử lý RTSH nêu trên, còn một số đơn vị thu mua và phân loại rác tái chế (phế liệu) trên địa bàn huyện như sau:

Bảng 4.7. Đơn vị thu mua phế liệu trên địa bàn huyện Lạng Giang

Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 So sánh Bình quân 2015/ 2014 2016/ 2015

1. Đơn vị thu mua Cơ sở 45 50 52 111,1 104,0 107,6 2. Khối lượng thu

- Giấy, bao xi măng Tấn/năm 585 850 1040 145,3 122,4 133,8 - Đồ nhựa Tấn/năm 360 450 520 125,0 115,6 120,3 - Kim Loại Tấn/năm 1035 1250 1560 120,8 124,8 122,8 - Chai lọ sành, khác Tấn/năm 22,5 25 26 111,1 104,0 107,6 Cộng 2.002,5 2.575 3146 502,2 466,7 484,4 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2016)

Hàng năm, lượng rác do các đơn vị thu mua này tương đối lớn. Các cá nhân thu mua từ các hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn hoặc trên địa phương lân cận rồi bán cho đơn vị thu mua trên địa bàn huyện do dó nâng cao ý thức người dân, giảm thiểu tương đối lớn tác hại của rác thải đối với môi trường đất, nước, không khí trên địa bàn, tạo ra nguồn thu cho gia đình, tăng ngân sách

nhà nước thông qua nộp thuế. Các đơn vị này phân loại rồi bán về nơi tập trung hoặc cơ sở tái chế cuối cùng. Tỷ lệ tăng bình quân từ 20-33%. Nguyên nhân là do xây dựng nhiều công trình, đời sống nhân dân tăng nên sử dụng nhiều sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 65)