Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 59)

3.2.1. Chọn điểm, chọn mẫu khảo sát

a. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu phải mang tính đại diện cho tổng thể, trong nghiên cứu này tôi chọn điểm nghiên cứu là 03 đơn vị cấp xã – 3 xã (01 thị trấn Vôi và 02 xã gồm xã Tân Hưng và xã Phi Mô), lựa chọn thị trấn Vôi vì thị trấn Vôi là trung tâm văn hóa của huyện, có số dân đông là 6.278 người,tại thị trấn tập trung

nhiều RTSH, đời sống nhân dân cao, tập trung nhiều cơ quan, đơn vị, chợ; lựa chọn 02 đơn vị cấp xã t ếp theo trong đó xã Tân Hưng với hơn 11.705 người là xã đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2015, tình hình quản lý rác thả tốt hơn (đạt nh ều t êu chí hơn) và xã Ph Mô có 10.242 người, là xã chưa đạt nông thôn mớ , tình hình quản lý rác thả s nh hoạt chưa được tốt (đạt ít t êu chí hơn) do đó sẽ đại diện được cả không gian, thời gian và địa hình…

b. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Thu thập số liệu bằng phiếu điều tra: Sử dụng bộ câu hỏi trong phiếu điều tra để thu thập thông tin về tình hình thu gom và xử lý RTSH tại địa bàn huyện; ghi hình, quan sát trực tiếp để lấy thông tin xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn.

- Chọn hộ dân: Điều tra ngẫu nhiên 90 hộ ở 01 thị trấn và 02 xã. Mỗi xã, thị trấn tiến hành điều tra 30 hộ (mỗi hộ chọn 01 người đại diện phỏng vấn) thuộc các thôn, khu phố.

+ Tiêu chí chọn: Phân bổ ở các thôn có điều kiện kinh tế khó khăn, có buôn bán, kinh doanh, dịch vụ.

+ Cách chọn: Theo gợi ý của trưởng thôn, biết về hộ và ngẫu nhiên. - Chọn cán bộ quản lý cấp xã, thôn

+ Số lượng: 30 người (10 người/xã, HTX)

+ Tiêu chí chọn: Cán bộ lãnh đạo xã, cán bộ quản lý hoạt động thu gom và xử lý RTSH, người trực tiếp tham gia thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.

3.2.2. Thu thập dữ liệu

3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Là các dữ liệu về đặc điểm cơ bản của huyện Lạng Giang; cơ chế, chính sách; các công trình nghiên cứu; các lý luận về hoạt động thu gom, xử lý RTSH; các khái niệm và kinh nghiệm thực tiễn có liên quan.

- Nguồn cung cấp: Các văn bản do cơ quan trung ương, các trường đại học, Viện nghiên cứu; các Sở, Ban, ngành từ tỉnh tới huyện, xã; các đề tài nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân đã được công bố; trên sách, báo, internet ....

- Phương pháp thu thập: Tìm đọc, phân tích, sử dụng và trích dẫn nguồn trên cơ sở kế thừa các kết quả đã nghiên cứu từ trước, đồng thời phát triển theo chiều hướng có lợi hơn, phù hợp với tình hình thực tiễn trước mắt và lâu dài trong hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang.

3.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp

a. Xây dựng phiếu điều tra

Phiếu điều tra các hộ xây dựng và hoàn thiện thông qua các bước sau: + Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra ứng với các mục tiêu cần nghiên cứu. + Bước 2: Điều tra ở 90 hộ dân thuộc 3 địa bàn cấp xã đại diện (30 hộ/địa bàn); và 30 cán bộ địa phương từ cấp xã đến thôn, tổ thu gom, xử lý RTSH của thị trấn Vôi và 02 xã Tân Hưng, Phi Mô đã chọn trước trên địa bàn huyện.

+ Bước 3: Xây dựng bảng tổng hợp nội dung điều tra từ các phiếu điều tra. b. Phương pháp điều tra

Điều tra 90 hộ (30 hộ/xã) bằng cách phỏng vấn trực tiếp, hộ được chọn đại diện theo các ngành nghề: thuần nông, buôn bán, kinh doanh dịch vụ có một biểu mẫu để phỏng vấn; phỏng vấn sâu trực tiếp lãnh đạo từ xã, thị trấn tới thôn, khu phố, cán bộ, người trực tiếp thu gom, xử lý RTSH như đã xác định để thu được nguồn thông tin điều tra có độ tin cậy và đạt được mục đích yêu cầu cần nghiên cứu. Ngoài ra còn tiến hành ghi hình, quan sát trực tiếp, phân loại trực tiếp để đánh giá khách quan và chính xác hơn.

c. Nội dung điều tra

Mẫu phiếu điều tra được xây dựng, nội dung bảng hỏi chủ yếu khảo sát cách xử lý RTSH của người dân, ý kiến của người dân về công tác xử lý, quản lý rác thải tại địa phương, nhận thức về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải tại nguồn cũng như ảnh hưởng của RTSH đến đời sống như thế nào, sự sẵn lòng của người dân tham gia vào thu gom, phân loại và xử lý RTSH.

d. Phương pháp điều tra những người chủ chốt

Bằng cách phỏng vấn sâu những người nắm thông tin chủ chốt như cán bộ quản lý môi trường của huyện, các trưởng, phó thôn, khu phố, tổ, đội, HTX về hệ thống quản lý RTSH, thực trạng rác thải và công tác quản lý RTSH. Điều tra, khảo sát trực tiếp thực trạng và tình hình quản lý, xử lý chất thải của huyện (cân, đo xác định tỷ lệ thành phần...). Những thuận lợi, khó khăn và gợi ý một số định hướng giúp hoàn thiện công tác quản lý RTSH trên địa bàn huyện được tốt hơn. Từ đó tổng hợp lại, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp hợp lý.

Bảng 3.3. Tổng hợp đối tượng, số lượng hộ, cán bộ chọn điều tra

Diễn giải ĐVT Tổng

số

Địa bàn điều tra TT Vôi Xã Tân Hưng Xã Phi Mô 1. Số hộ điều tra Hộ 90 30 30 30 - Hộ thuần nông Hộ 50 10 20 20 - Hộ phi thuần nông Hộ 40 20 10 10 2. Số cán bộ quản lý Người 30 10 10 10 - Lãnh đạo xã Người 6 2 2 2 - Cán bộ quản lý môi trường Người 3 1 1 1 - Người thu gom Người 9 3 3 3 - Bí thư, trưởng, phó thôn, khu phố Người 12 4 4 4 Nguồn: Tác giả (2016) 3.2.3. Xử lý và tổng hợp dữ liệu

Dữ liệu sau khi thu thập, được phân loại và sắp xếp theo các chủ đề khác nhau sau đó nhập vào máy tính và xử lý dữ liệu bằng chương trình Excel. Trong trường hợp, lượng thông tin nhiều thì cần tóm tắt lại để đảm bảo không bỏ sót thông tin. Các số liệu được tính toán và trình bày trên các bảng, sơ đồ hoặc đồ thị. Các thông tin thứ cấp khi sử dụng được trích dẫn nguồn rõ ràng.

Qua đó phản ánh thực trạng hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn, cũng như đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn và lâu dài.

3.2.4. Phân tích thông tin

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng, thực trạng về hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang bằng việc mô tả mức độ thông qua các tham số thống kê như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và được trình bày dưới dạng các bảng.

Phương pháp này sử dụng để phân tích mức độ thu gom, xử lý RTSH của các mô hình trong địa bàn thị trấn, các xã, qua đó phân tích sự khác về bản chất, kết quả hoạt động theo nội dung nghiên cứu.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp này để so sánh các nội dung tương ứng như: So sánh môi trường giữa xã thực hiện tốt với xã thực hiện không tốt; So sánh kết quả,

hiệu quả kinh tế của việc thu gom, xử lý RTSH; giữa các hộ và giữa các năm của các xã đại diện.

Từ đó xây dựng cơ sở vận động các xã, thôn, khu dân cư thực hiện tốt VSMT và qua những đặc trưng cơ bản về kết quả kinh tế của các hộ khi việc thu gom và xử lý rác thải để thấy được ưu nhược điểm làm cơ sở kiến nghị các giải pháp và hướng đi cho việc việc thu gom, xử lý RTSH tại huyện Lạng Giang được tối ưu nhất.

3.2.4.3. Phương pháp phân tích (SWOT): điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

Sử dụng phương pháp này để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động thu gom và xử lý RTSH. Từ đó phân tích kết hợp điểm mạnh, điểm yếu nhất với cơ hội và thách thức lớn nhất để tìm giải pháp phù hợp, để nâng cao kết quả hoạt động của mô hình HTX thu gom, xử lý RTSH.

Bảng 3.4. Ma trận phân tích SWOT trong hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang

SWOT S: điểm mạnh nhất W: điểm yếu nhất

O: Cơ hội lớn nhất

SO:

Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để tìm giải pháp phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội

WO:

Kết hợp điểm yếu với cơ hội để tìm giải pháp; tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu T: Thách thức lớn nhất ST: Kết hợp điểm mạnh với thách thức để tìm giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thác thức

WT:

Kết hợp điểm yếu với thách thức để tìm giải pháp khắc phục điểm yếu, đối phó với các thách thức

Nguồn: Tác giả (2016)

3.2.4.4. Tổng hợp các ý kiến đánh giá của các bên

Từ kết quả lấy ý kiến của cán bộ quản lý, người thu gom, xử lý RTSH, người dân chúng tôi đã tổng hợp lại các ý kiến này theo từng vấn đề để lựa chọn vấn đề ưu tiên nhằm đánh giá và phân tích.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng rác thải sinh hoạt của huyện

- Khối lượng rác thải phát sinh, thu gom bình quâng/ngày/tháng/năm; - Khối lượng rác thải cần vận chuyển và xử lý;

b. Nhóm chỉ tiêu về công tác phân loại rác thải sinh hoạt - Phân loại trong hộ dân; trong quá trình xử lý; - Số hộ dân phân loại trước khi đổ rác;

- Phân thành rác vô cơ, rác hữu cơ…

c. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt - Số cán bộ, lao động thực hiện thu gom, xử lý RTSH;

- Số đợt tuyên truyền về thu gom, xử lý RTSH; - Số ngày làm việc bình quân của một công nhân; - Số lần thu gom RTSH/tuần;

- Số lần xử lý RTSH;

- Khác: số người dân tham gia….

d. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt - Khối lượng RTSH đã thu gom hàng ngày/tháng/ năm;

- Khối lượng RTSH xử lý hàng ngày/tháng/năm; - Chỉ tiêu về phân loại rác thải khi thu gom, xử lý; - Cơ sở vật chất để thu gom, xử lý RTSH;

- Chi phí cho công tác quản lý, thu gom, xử lý RTSH; - Phí vệ sinh mà các đối tượng tham gia phải đóng;

- Chỉ tiêu phản ánh về công tác tổ chức quản lý hoạt động thu gom RTSH; - Ý kiến của hộ dân về công tác thu gom, xử lý, đổ rác đúng nơi quy định; - Nhóm chỉ tiêu về công tác tuyên truyền, thời gian thu gom;

- Nhóm chỉ tiêu về sự tham gia của các chi hội, tổ dân phố; - Tiền lương bình quân 1 cán bộ, công nhân lao động.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TOÀN HUYỆN LẠNG GIANG SINH HOẠT TOÀN HUYỆN LẠNG GIANG

4.1.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt

Theo thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang thì RTSH của huyện được phát sinh chủ yếu từ những nguồn sau:

- Nhà dân, khu dân cư: Rác thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong các hộ gia đình, khu dân cư… Thành phần rác thải bao gồm thực phẩm dư thừa, lá cây, rau quả, bao bì túi nilon, giấy các loại, tro, xỉ than, đồ dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, thuỷ tinh, đồ nhựa…). Ngoài ra còn chứa rác thải độc hại bám trên bề mặt rác như: chất tẩy rửa (bột giặt, nước rửa bát, chất tẩy trắng…), thuốc diệt côn trùng…

- Bệnh viện, cơ sở y tế: Rác thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt của người dân, công nhân, cán bộ và bệnh nhân. Thành phần chính là rau, quả thừa, thức ăn thừa, túi nilon, giấy…

- Cơ quan, công sở, trường học, khu vui chơi, giải trí: Rác thải phát sinh từ các trường học, công sở, văn phòng cơ quan đóng trên địa bàn huyện. Thành phần rác thải bao gồm giấy, bìa carton, nhựa, túi nilon, thực phẩm thừa, lá, cành cây cắt tỉa, bùn cống rãnh, đất, cát …

- Công ty, doanh nghiệp: Bao gồm rác thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng gói sản phẩm... và từ sinh hoạt của nhân viên làm việc.

- Từ các hoạt động nông nghiệp: Nguồn rác thải chủ yếu từ các cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng, các vườn cây,... Rác thải chủ yếu thực phẩm dư thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, từ trồng trọt, thu hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

- Từ giao thông, xây dựng: Rác thải phát sinh từ các hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố. Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ các công trình cũ. Rác thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn, gạch vỡ, cát sỏi, bê tông, vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa.

- Chợ, khu thương mại: Rác thải phát sinh chủ yếu là rác hữu cơ như: rau, củ, quả hư hỏng, rơm rạ, thực phẩm bỏ đi, lông gà, lông vịt, xác động vật, túi

nilon, …Rác thải phát sinh từ các hoạt động giao dịch, buôn bán của các cửa hàng tạp hóa, nhà hàng ăn uống, văn phòng giao dịch, các trạm sửa chữa, bảo hành... Thành phần chính bao gồm giấy, bìa carton, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, đồ điện tử gia dụng…

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu thể hiện nguồn phát sinh RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang

Diễn giải ĐVT Toàn

huyện Các xã đại diện TT Vôi Xã Tân Hưng Xã Phi Mô 1. Số hộ dân Hộ 59.054 1.852 3.344 2.975 - Thuần nông Hộ 41.337 648 2.340 2.380 - Phi thuần nông Hộ 17.717 1.204 1.004 595 2. Số lượng cơ sở y tế khám

chữa bệnh 50 8 3 2

- Bệnh viện đa khoa Đơn vị 1 1

- Trạm y tế Trạm 23 1 1 1 - Khác Cơ sở 26 6 2 1 3. Số lượng cơ sở giáo dục

- Trường THPT, TTGDTX Trường 4 2

- Trường THCS, PTCS Trường 24 1 1 1 - Trường tiểu học Trường 24 1 1 1 - Trường mầm non Trường 24 2 1 1 4. Số cơ quan QLNN, đơn vị

sự nghiệp khác

quan 36 11 1 1 5. Số lượng các chợ Chợ 12 1

6. Số trung tâm thương mại 1 1 7. Các doanh nghiệp, công ty

Doanh

nghiệp 454 33 15 10 8. Số nhà hàng, nhà nghỉ Nhà 165 65 10 15 9. Cơ sở sản xuất nhỏ Cơ sở 1.315 85 52 45 Nguồn: UBND huyện Lạng Giang (2017) 4.1.2. Khối lượng và chủng loại rác thải sinh hoạt phát sinh, thu gom trên địa bàn huyện

Khối lượng RTSH phát sinh hàng ngày phụ thuộc vào quy mô dân số, tỷ lệ gia tăng dân số, mức sống của người dân, số lượng và quy mô của các trung tâm thương mại, dịch vụ, nhà hàng trên địa bàn và mức độ tăng trưởng kinh tế.

Theo thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thì khối lượng RTSH phát sinh của huyện Lạng Giang từ năm 2014 đến năm 2016 như sau:

Bảng 4.2. Khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn huyện Lạng Giang trong 3 năm (2014-2016) Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 So sánh % BQ 2015/ 2014 2016/ 2015 Lượng rác thải bình quân kg/người/

ngày 0,33 0,42 0,58 127,3 138,1 132,7 Lượng rác RTSH 1 ngày tấn/ngày 66,6 85,9 119,9 129,1 139,5 134,3 Tổng lượng RTSH 1 năm Tấn/năm 24.303 31.369 43.756 129,1 139,5 134,3 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)