Quy trình thu gom rác thải sinh hoạt tái chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 30 - 32)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2016)

- Thu gom rác không có nhu cầu sử dụng: Những rác thải người dân không có nhu cầu sử dụng tiếp sẽ được thu gom, đựng trong dụng cụ chứa rác tại gia đình và được đưa đến điểm tập kết theo quy định.

Dụng cụ chứa rác thường là thúng, sọt, bao tải, túi nilon,….

Hình 2.2. Một số vật dụng chứa rác tại hộ gia đình

Nguồn: Trúc Pha (2016)

b. Phương pháp Xử lý rác thải sinh hoạt

- Phương pháp xử lý rác như: chôn lấp, ủ thành phân hữu cơ, ủ tạo khí ga, thiêu đốt, thu hồi tài nguyên... Xử lý rác thải là một vấn đề tổng hợp liên quan cả về kỹ thuật lẫn kinh tế, xã hội. Tuỳ thuộc vào điều kiện và đặc tính của rác thải để lựa chọn, kết hợp các phương pháp xử lý phù hợp nhất. Đây là khâu cuối cùng của quy trình bảo vệ môi trường (Cục Bảo vệ môi trường, 2009).

- Công nghệ xử lý RTSH: Công nghệ chế biến phân hữu cơ; công nghệ đốt; công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh; các công nghệ tái chế, thu hồi năng lượng, sản xuất sản phẩm từ các thành phần có ích trong RTSH; các công nghệ khác thân thiện với môi trường (Chính phủ, 2015b).

Rác tái chế hộ gia đình

Người thu mua, cơ sở thu mua

Cơ sở thu mua, tái chế cuối cùng

* Các tiêu chí khi lựa chọn công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt

+ Về công nghệ: Có khả năng mở rộng, xử lý tốt, phù hợp với điều kiện của địa phương, năng lực, trình độ của người vận hành; ưu tiên chọn công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền quy định, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

+ Về môi trường và xã hội: Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; tiết kiệm diện tích đất; tiết kiệm năng lượng, khả năng thu hồi năng lượng trong quá trình xử lý và phải đào tạo, sử dụng nhân lực tại địa phương phù hợp.

+ Về kinh tế: Chi phí xử lý phù hợp với khả năng chi trả của địa phương hoặc không vượt quá mức chi được cơ quan có thẩm quyền công bố; khả năng tiêu thụ sản phẩm từ công nghệ xử lý, tái chế RTSH cao (Chính phủ, 2015b).

* Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

- Chế biến phân compost: Việc chế biến này tùy thuộc vào quy mô chế biến tập trung hay quy mô gia đình. Phân compost là chất mùn ổn định thu được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, không chứa mầm bệnh, không lôi kéo các côn trùng, có thể được lưu trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng (Nguyễn Xuân Thành, 2003).

- Thiêu đốt: Là quá trình dùng nhiệt độ cao (1.000-1.1000C) để phân hủy rác. Ưu điểm nổi bật là làm giảm đáng kể thể tích chất thải phải chôn lấp (xỉ, tro). Tuy nhiên, chi phí đầu tư, vận hành nhà máy đốt rác khá cao, phù hợp với các nước tiên tiến, phát triển để kết hợp phát điện, biến rác thành nhiên liệu có ích (Nguyễn Xuân Thành, 2003).

Một số tỉnh thành ở nước ta đã áp dụng phương pháp đốt nhưng chủ yếu là để xử lý rác thải nguy hại. Việc xây dựng lò đốt RTSH cũng cần phải theo yêu cầu kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và tối ưu nhất.

Yêu cầu của phương pháp này là: Mặt bằng kho bãi và hệ thống tiếp liệu, thiết bị thiêu đốt, hệ thống thu hồi năng lượng (tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể), các thiết bị phân tích và xử lý khói, kho bãi chứa rác thải bỏ sau khi đốt (Nguyễn Xuân Thành, 2003).

- Chôn lấp hợp vệ sinh: Rác thải được rải thành từng lớp, đầm nén để giảm thể tích và phủ đất lên (phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý và hạn chế côn trùng) với sơ đồ quy trình như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 30 - 32)