Đơn vị thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 70 - 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Tổng quan về hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt toàn huyện

4.1.4. Đơn vị thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

Theo ông Lê Anh Huy (2016), phó Trưởng phòng TN&MT huyện Lạng Giang cho biết, đơn vị thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang hiện nay có 02 mô hình chính: HTX vệ sinh môi trường và tổ, đội do xã, thôn thành lập, chưa có công ty hay doanh nghiệp hoạt động chuyên về lĩnh vực vệ sinh môi trường. Ngoài ra còn có các lực lượng khác như: Hội Phụ nữ, đoàn thanh niên, học sinh, các cơ quan đóng trên địa bàn, người dân tham gia theo phong trào, từng đợt vận động do chính quyền địa phương tổ chức hàng năm.

Về Hợp tác xã vệ sinh môi trường có 02 đơn vị đó là HTX vệ sinh môi trường thị trấn Vôi được trang bị lò đốt rác công nghệ Nhật Bản, đồng thời ủ làm phân vi sinh; HTX vệ sinh môi trường thuộc xã Mỹ Hà được trang bị 01 lò đốt theo công nghệ sản xuất trong nước.

Đối với tổ, đội tự quản hiện nay toàn xã có 15/23 xã, thị trấn thành lập tổ, đội tự quản về vệ sinh môi trường với 150/284 thôn có tổ vệ sinh môi trường; 15/23 xã, thị trấn có bãi xử lý rác thải tập trung. Các tổ, đội tự quản thành lập và hoạt động tại các thôn theo nghị quyết của thôn, có hợp đồng và tự chủ thu, chi.

Như vậy, thông qua Bảng 4.6. cho thấy HTX vệ sinh môi trường của huyện giữ ổn định, không có tăng mới; các tổ đội thu gom được các thôn thành lập tăng đều qua các năm. Đối với sự tham gia của các tổ chức, hội như hội phụ nữ, đoàn thanh niên và hội cựu chiến binh thì không tham gia và giảm cho những năm về

sau. Cũng theo ông Lê Anh Huy thì nguyên nhân không có sự tham gia và sự tham gia của các tổ chức này giảm là do các thôn, xã đã có tổ, đội vệ sinh tự quản phụ trách; những xã đã tham gia và đang tham gia là những xã do chưa có hoặc có thì các tổ tự quản ít, hoạt động kém hiệu quả. Các hội này chủ yếu tham gia theo đợt phát động của địa phương.

Bảng 4.6. Số lượng các đơn vị thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang

Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016

1. Số lượng HTX thu gom và xử lý RTSH

- HTX vệ sinh môi trường Đơn vị 02 02 02 2. Số tổ, đội, nhóm, hội

- Tổ, đội tự quản Đội 85 105 150 - Hội phụ nữ Xã 05 07 03 - Hội thanh niên Xã 05 09 05

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2016)

Ngoài các đơn vị thu gom và xử lý RTSH nêu trên, còn một số đơn vị thu mua và phân loại rác tái chế (phế liệu) trên địa bàn huyện như sau:

Bảng 4.7. Đơn vị thu mua phế liệu trên địa bàn huyện Lạng Giang

Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 So sánh Bình quân 2015/ 2014 2016/ 2015

1. Đơn vị thu mua Cơ sở 45 50 52 111,1 104,0 107,6 2. Khối lượng thu

- Giấy, bao xi măng Tấn/năm 585 850 1040 145,3 122,4 133,8 - Đồ nhựa Tấn/năm 360 450 520 125,0 115,6 120,3 - Kim Loại Tấn/năm 1035 1250 1560 120,8 124,8 122,8 - Chai lọ sành, khác Tấn/năm 22,5 25 26 111,1 104,0 107,6 Cộng 2.002,5 2.575 3146 502,2 466,7 484,4 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2016)

Hàng năm, lượng rác do các đơn vị thu mua này tương đối lớn. Các cá nhân thu mua từ các hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn hoặc trên địa phương lân cận rồi bán cho đơn vị thu mua trên địa bàn huyện do dó nâng cao ý thức người dân, giảm thiểu tương đối lớn tác hại của rác thải đối với môi trường đất, nước, không khí trên địa bàn, tạo ra nguồn thu cho gia đình, tăng ngân sách

nhà nước thông qua nộp thuế. Các đơn vị này phân loại rồi bán về nơi tập trung hoặc cơ sở tái chế cuối cùng. Tỷ lệ tăng bình quân từ 20-33%. Nguyên nhân là do xây dựng nhiều công trình, đời sống nhân dân tăng nên sử dụng nhiều sản phẩm và thải nhiều rác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 70 - 72)