Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Tổng quan về hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt toàn huyện
4.1.5. Phương pháp thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
4.1.5.1. Phương pháp thu gom
a. Đối với phân loại, thu gom tại nguồn
Ngoài rác thải được người dân tận dụng thì đối với rác thải không còn nhu cầu tái sử dụng được người dân (cơ quan, doanh nghiệp) thu gom chung vào với nhau (không phân loại) và để ngoài cổng, cửa hay đầu ngõ để đội thu gom lấy. Ngoài ra, đội thu gom còn thực hiện việc quét rọn ở chợ, nơi công cộng, thu gom dọc các đường làng, ngõ xóm ro người dân không để đúng nơi quy định. Đây là thực trạng khá phổ biến tại các xã công tác quản lý RTSH kém hiệu quả, đời sống nhân dân và mức thu nhập thấp.
Đối với rác thải do sinh hoạt của con người được thu gom, xử lý tại nhà vệ sinh được xây dựng trong khung vườn, nhà đảm bảo VSMT cho gia đình. Tuy nhiên việc làm này chủ yếu do người dân tự làm mà chưa được tập huấn, hướng dẫn xây dựng, xử lý.
Ngoài ra còn lượng lớn RTSH được thu gom thông qua các đợt tổng vệ sinh, phong trào bảo vệ môi trường do địa phương phát động trên địa bàn.
b. Thu gom và vận chuyển
Khối lượng rác thải phát sinh trên toàn huyện khoảng 119,9 tấn/ngày; thu gom khoảng 95,1 tấn/ngày đạt 79,3%; khu vực nông thôn được thu gom, xử lý đạt 80%. Rác thải của các hộ được đội thu gom lấy lên xe trở rác: ô tô, công nông, xe điện, xe đẩy tay chuyên trở đến bãi tập kết tạm thời sau đó đội thu gom của xã thu gom và vận chuyển đến bãi tập kết chung của toàn xã. Đối với rác trên đường, chợ, cầu, cống đội thu gom quét rọn lên xe chuyên trở của đội rồi mang về bãi tập kết trung của xã, thị trấn. Hoạt động này diễn ra vào buổi sáng hoặc buổi chiều tùy từng nơi quy định, thường là buổi chiều từ 16 giờ đến 18 giờ.
Các phương tiện, công cụ phục vụ thu gom và vận chuyển cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc nhưng lại không đạt tiêu chuẩn quy định: không có lắp đậy, không có thùng chống chảy rỉ nước, mức độ an toàn lưu thông trên đường thấp, bảo hộ lao động đơn giản.
c. Xử lý rác thải sinh hoạt sau khi thu gom
Rác thải do người dân không còn nhu cầu sử dụng sau khi thu gom được chuyên trở về bãi rác tập trung của xã đổ thành đống lộ thiên và được đốt sau một thời gian, đến khi đầy được chôn lấp và trồng cây lấy gỗ lên trên. Các xã được đầu tư lò đốt như: Thị trấn Vôi, xã Tân Hưng, Mỹ Hà, Quang Thịnh, Thái Đào rác được phơi rồi đưa vào đốt, công suất đốt đạt 10 tấn/ngày. Đối với 2 HTX vệ sinh môi trường rác được phân thành 4 loại: rác hữu cơ phân hủy dùng làm phân vi sinh, hữu cơ khó phân hủy, vô cơ thông thường cho vào lò đốt, rác tái chế dùng để bán cho đơn vị thu mua, rác vô cơ nguy hại đổ đống và chôn lấp.
Trên địa bàn huyện, ở một số thôn trong xã hộ dân tự xây lò đốt rác tại gia đình, nhóm hộ; chi phí cho một lò từ 300.000 đến 500.000 đồng/lò. Trong toàn huyện có khoảng 100 lò. Đây cũng là một mô hình tự xử lý rác hiệu quả.
Bảng 4.8. Số lượng công cụ, dụng cụ, phương tiện thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của huyện Lạng Giang
Diễn giải ĐVT Tỷ lệ/số lượng
1. Tỷ lệ dụng cụ chứa rác tại nguồn
- Túi nilon % 60,0
- Bao % 1,5
- Xô, thùng xốp không nắp % 35,0
- Thùng có nắp % 0,3
- Khác % 0,2
2. Phương tiện thu gom và vận chuyển
- Xe chuyên dụng Xe -
- Xe ô tô >2 tấn, máy xúc Xe 4 - Xe ô tô < 2 tấn, công nông Xe 67
- Xe máy điện Xe 12
- Xe đẩy tay, khác Xe 40 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2016)
Qua Bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ hộ chứa rác bằng túi nilon chiếm 60%, sử dụng thùng, xô là 35%. Tỷ lệ sử dụng túi nilon nhiều hơn các vật dụng khác vì lượng rác ít và tiện cho thu gom. Đối với vùng thị trấn, dọc đường liên huyện, liên xã tỷ lệ dùng thùng, xô chứa rác nhiều hơn các vật dụng khác, chiếm 35%; vật liệu xây dựng, rác thải cồng kềnh buộc dây và đổ đống (đất, đá, cát, sỉ than…).
Về tài sản, dụng cụ phụ vụ cho hoạt động thu gom trên địa cho tấy số ô tô chuyên dụng theo tiêu chuẩn không có, số ô tô trọng tải trên 2 tấn để vận chuyển
ít, có 03 xe và 01 xe xúc lật của xã Tân Hưng. Xe vận chuyển chủ yếu là xe ô tô dưới 2 tấn, công nông, xe máy điện tự chế; xe đẩy tay chủ yếu tập trung ở địa bàn thị trấn Vôi thu gom ở chợ, ngõ nhỏ. Các phương tiện này không đạt tiêu chuẩn theo quy định, dễ mất an toàn, phát tán mùi và nước rỉ rác mất vệ sinh môi trường, mất mỹ quan. Có thể thấy kinh phí đầu tư cho phương tiện còn nghèo.
4.1.5.2. Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt
Phương pháp xử lý RTSH chủ yếu của huyện Lạng Giang a. Đổ đống bãi hở và chôn lấp
Ở huyện Lạng Giang hiện nay số xã có bãi chôn lấp/lò đốt rác thải sinh hoạt: 15/23 xã, thị trấn chiếm tỷ lệ 65%. Trong đó: Số xã có bãi chôn lấp hợp vệ sinh: 15 xã, thị trấn; có 8 xã chưa có khu xử lý rác thải gồm các xã: Dương Đức, Hương Lạc, Hương sơn, Tiên Lục, Tân Thanh; Phi Mô; Mỹ Thái và Yên Mỹ. Hình thức này tiện cho việc xử lý và xử lý được khối lượng rác lớn sau thu gom nhưng gây ra ô nhiễm môi trường: môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân quanh khu bãi rác. Trong những năm 2012, 2013, 2014 các xã được phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cấp chế phẩm sinh học để phun và khử mùi. Từ năm 2015 các xã tự đầu tư kinh phí nên việc sử dụng chế phẩm này thi thoảng mới có xã sử dụng.
b. Thiêu đốt
Trên toàn huyện có 05 lò thiêu đốt theo công nghệ Nhật Bản và sản xuất trong nước với khối lượng 10 tấn/ngày và 15 xã có bãi tập trung đổ đống và đốt. Các lò này không được sử dụng thường xuyên vì vận hành cũng như lao động làm vất vả, độc hại như: xã Tân Hưng, Quang Thịnh. Ngoài các lò đốt này toàn huyện có khoảng 100 lò đốt gia đình tự xây để xử lý tại gia đình do hội phụ nữ phát động. Những lò này hoạt động cũng khá hiệu quả vì các rác thải chủ yếu là hữu cơ phơi khô, vô cơ rễ cháy như túi nilon, bao, quần áo…; rác thải hữu cơ tái sử dụng được phục vụ cho chăn nuôi, hữu cơ rễ phân hủy được bón cho cây trồng hoặc chôn tại vườn. Lượng rác thải đốt chiếm khoảng 80% trong nông thôn. c. Chế biến phân vi sinh, hữu cơ
Phương pháp này do 02 HTX đảm nhiệm: HTX vệ sinh môi trường thị trấn Vôi và xã Mỹ Hà. Bình quân 02 đơn vị này xử lý 8 tấn RTSH và thu khoảng 0,8 tấn phân vi sinh/ngày. Ngoài 02 đơn vị này, rác hữu cơ dễ phân hủy được các hộ dùng tái sử dụng và phân hủy tại vườn chiếm khoảng 80% trong nông thôn.
Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu thể hiện cách xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang
Diễn giải ĐVT Số lượng Ghi chú 1. Số xã có thực hiện các phương pháp xử lý xã 15 - Chôn lấp xã 15 - Thiêu đốt xã 15
- Chế biến phân vi sinh, hữu cơ 2 Thị trấn Vôi, xã Mỹ Hà 2. Diện tích, sỗ bãi chốn lấp
- < 5.000 m2 = dưới 20.000 tấn/năm Bãi 12 8 xã mới có bãi tập kết tạm - 5.000 – 10.000 m2 = 20.000 đến
dưới 65.000 tấn/năm Bãi 07 - > 10.000 m2 = trên 65.000 tấn/năm Bãi 04
Tân Hưng, Hương Lạc, An Hà, thị trấn Vôi
3. Số lò thiêu đốt RTSH Lò 05
Tân Hưng, Thị trấn Vôi, Thái Đào, Quang Thịnh, Mỹ Hà 4. Số cơ sở chế biến phân vi sinh,
hữu cơ Cơ sở 02 Thị trấn Vôi, xã Mỹ Hà
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2016)
Từ bảng 4.9 cho thấy, có 15/23 xã, thị trấn có bãi xử lý đạt yêu cầu, chiếm 69,6%, còn lại 8 xã như: Phi Mô, Hương Lạc, Hương Sơn, Tân Thanh, Tiên Lục, Dương Đức, Mỹ Thái, Xương Lâm chiếm 30,4% đây vẫn là con số lớn.
Quy mô bãi theo thống kê ở trên thì số bãi từ 5.000 – 10.000m2 có 7/23 bãi (chiếm 30,4%) là quá ít. Việc quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn, thiếu kinh phí, huyện chưa quyết liệt chỉ đạo, do quỹ đất bị hạn chế, khó quy hoạch.
Hai đơn vị chế biến phân vi sinh còn gặp nhiều khó khăn, phân vi sinh sản xuất ra khó tiêu thụ vì chất lượng thấp, chủ yếu dùng cho trồng cây lấy gỗ, trong phân chiếm tỷ lệ cao sành, sứ, kim loại... gây nguy hiểm cho người sử dụng.