Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
4.5.3. Một số giải pháp chủ yếu cho hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
hoạt trên địa bàn huyện Lạng Giang đến năm 2020 và những năm tiếp theo
4.5.3.1. Giải pháp về hoàn thiện xây dựng đề án, kế hoạch, chương trình hành động trong hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện
Việc xây dựng đề án, kế hoạch, chương trình hành động của các cấp thường chú trọng vào các văn bản của cấp trên mà không đi sâu vào tình hình thực tiễn tại địa phương, những lợi thế và khó khăn do đó khi triển khai thực tế gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không cao, mang tính hình thức và mệnh lệnh từ trên xuống. Xây dựng đề án, kế hoạch, chương trình hành động sát với tình hình thực tiễn và với khả năng của địa phương giúp cho việc triển khai, thực hiện của địa phương, cơ sở dễ dàng hơn, đạt hiệu quả cao hơn; tránh dập khuôn máy móc, hình thức, phong trào và lãng phí ngân sách, thời gian; nâng cao được trách nhiệm ý thức của người triển khai và thực hiện.
Để thực hiện tốt các nội dung trên phải điều tra, thống kê và dự báo được lượng RTSH phát sinh vào môi trường, các thành phần chủ yếu, lượng RTSH có khả năng thu gom và khả năng xử lý tại hộ gia đình; thói quen, tập quán của cộng đồng dân cư; những lợi thế, khó khăn, thách thức của mỗi địa phương xã, thị trấn và trên toàn huyện, lấy ý kiến của các bên và người dân, đồng thời kết hợp với các văn bản quy định của nhà nước từ đó xây dựng đề án, kế hoạch, chương trình hành động bảo vệ môi trường, đô thị trước việc xâm thực của rác thải sinh hoạt đạt hiệu quả thiết thực. Các chiến lược được xây dựng phải có tầm nhìn xa từ 20 năm đến 50 năm hoặc xa hơn nữa.
4.5.3.2. Giải pháp về hoàn thiện bộ máy, cơ cấu tổ chức
Khi bộ máy và cơ cấu tổ chức quản lý RTSH được hoàn thiện và đồng bộ từ cấp huyện xuống xã và cơ sở thôn sẽ thuận tiện cho quá trình phân loại, thu gom và xử lý; quá trình quán triệt, chỉ đạo các chủ trương chung, việc hướng dẫn hoạt động chi tiết cụ thể xuống cơ sở thôn tốt hơn. Giúp cho quá trình vận hành toàn huyện đi vào một quy trình thống nhất, rõ ràng, việc phân trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, cá nhân sẽ giúp cho việc kiểm tra chỉ đạo dễ dàng hơn, công cuộc quản lý rác thải sinh hoạt ngày càng tốt hơn.
* Bộ máy, cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo về:
- Phương pháp quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt. Hiện nay, việc tổ chức thu gom, vận chuyển RTSH trên địa bàn các xã, thị trấn gặp nhiều khó khăn về giao thông, cơ sở vật chất vì vậy trong thời gian tới UBND huyện, xã, thị trấn cần nâng cấp, mở rộng giao thông để thuận lợi cho việc vận chuyển RTSH; quy hoạch các tuyến thu gom và vận chuyển RTSH.
- Về lịch trình vận chuyển rác RTSH: Các điểm tập kết rác tại các xã phải bố trí thuận tiện cho công tác vận chuyển để tránh cho việc lưu trữ rác quá lâu sẽ ảnh hưởng tới môi trường và mỹ quan.
- Cải tiến phương thức thu gom: Cần phối hợp nhịp nhàng giữa tổ VSMT và nhân viên vận chuyển, đảm bảo rác thải sinh hoạt được tập kết đúng nơi và kịp vận chuyển không gây ô nhiễm môi trường tại khu vực trạm trung chuyển.
Sơ đồ 4.4. Hệ thống quản lý và thu gom rác thải sinh hoạt
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu (2016)
Đối với tổ thu gom RTSH ở các thôn, xã cần được trang bị kiến thức cơ bản, sơ bộ về thành phần, cách phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý. Trang bị đầy đủ các dụng cụ, bảo hộ lao động nhằm tạo điều kiện an toàn cho công nhân
UBND huyện
Công ty, HTX hoạt động trong lĩnh vực RTSH Phòng Tài nguyên và
Môi trường
UBND xã, thị trấn
Cán bộ MT Tổ đội vệ sinh môi trường
Hộ gia đình Cơ quan, công sở Cơ sở sản xuất, kinh doanh
vệ sinh môi trường. Từ kết quả điều tra, nghiên cứu và thực trạng thu gom, xử lý RTSH trong và và ngoài nước, trên địa bàn huyện, tác giả đề xuất sơ đồ quản lý RTSH tại huyện Lạng Giang trong thời gian tới sơ đồ 4.4.
Trong hệ thống quản lý này cần phải chú ý đến sự tham gia của người dân. Vì người dân là nguồn phát sinh RTSH lớn. Nếu người dân thực hiện tốt phân loại tại hộ gia đình thì sẽ giúp cho công tác thu gom, xử lý của tổ, đội nhanh, triệt để và tiết kiệm chi phí hơn. Cần phải xây dựng quy trình thu gom cụ thể cho từng thôn, xóm, cụm dân cư thị trấn, ở các trung tâm thương mại, chợ...
4.5.3.3. Cụ thể hóa các chính sách đầu tư, thu hút đầu tư
Công cuộc bảo vệ môi trường là của toàn dân. Song kinh phí đầu tư cho bảo vệ môi trường là rất lớn, nhất là trong hoạt động thu gom và xử lý RTSH hiện nay. Nguồn ngân sách nhà nước không thể đủ mạnh để đầu tư hết vào lĩnh vực này. Do đó, cần phải huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia. Để thu hút được nguồn vồn đầu tư từ nhóm đối tượng này thì phải minh bạch chính sách, cụ thể hóa chính sách và hấp dẫn cũng như chỉ ra được cơ hội trong đầu tư. Nguồn đầu tư có thể là tiền vốn, công nghệ, giải pháp….
Chính sách hấp dẫn như: Miễn thuế cho các tổ chức cá nhân đầu tư là 10 năm, giảm thuế đến 15 năm, tạo điều kiện cho vay vốn với lãi suất lên đến 0 (không) đồng trong vòng 5 năm, đơn giản thủ tục, quy hoạch sẵn khu vực đất đai hoạt động, ưu tiên trong xây dựng trụ sở làm việc; cho phép thống nhất mức thu phí vệ sinh môi trường với các cơ quan, đơn vị, người dân; hỗ trợ tốt nhất các chính sách cho các sản phẩm được sản xuất ra từ RTSH.
4.5.3.4. Xây dựng quy chế, hoàn thiện quy chế phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Khi xây dựng chính sách quản lý RTSH cần xây dựng đồng bộ với các công cụ kinh tế phù hợp nhằm thay đổi hành vi từ ép buộc sang khuyến khích bên cạnh đó, cần có sự thay đổi trong mức phí thu và có thể nâng mức phí lên cao hơn so với hiện nay để bù đắp thêm cho chi phí quản lý. Đối với các tổ chức tham gia hay đầu tư cho thu gom, xử lý RTSH nên tạo cơ chế cho họ tự thỏa thuận mức thu, hình thức thu đối với các hộ dân để đảm bảo tốt nhất lợi ích đôi bên.
Xây dựng và thực hiện các quy định BVMT cho các thôn, cụm dân cư. Quy định về xây dựng hương ước thôn, làng, khu phố trong đó có quy định về ý thức giữ gìn vệ sinh chung, đảm bảo cảnh quan, môi trường như: đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định; không vứt rác, chất phế thải, xác gia súc, gia cầm ra đường,
nơi công cộng, nộp phí vệ sinh môi trường đầy đủ, đúng quy định, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; các hộ dân ký cam kết với chính quyền địa phương; mỗi hộ gia đình có thùng rác và thu gom rác theo quy định; quy định trong mỗi bếp của gia đình phải treo tranh, hình ảnh, thông điệp, hướng dẫn về nhận biết các loại, thành phần RTSH, tác hại của RTSH cũng như cách xử lý. Đối với các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm cần có biện pháp giữ gìn VSMT; nghiêm cấm việc cơi nới, lấn chiếm lòng đường giao thông, vỉa hè, mương thoát nước để buôn bán hay để vật liệu, phế thải xây dựng...
Khu vực chưa có hình thức cụ thể trong xử phạt các vi phạm về BVMT cần thiết lập khung hình phạt đủ mạnh nhằm răn đe, thay đổi ngay ý thức, hành vi của người dân. Nếu khung hình phạt không được phép vượt quá quy định của nhà nước thì áp dụng bằng nhiều hình thức phù hợp khác. Có thể đóng tiền vì các hành vi phá hoại và làm ảnh hưởng tới môi trường hoặc lao động công ích dưới sự kiểm soát của người có thẩm quyền, lấy đó làm bài học để người dân tránh tái phạm. Các văn bản cần đượng tuyên truyền, phổ biến thường xuyên và tới từng hộ dân, từng người để dân biết, dân thực hiện và bảo vệ.
Xây dựng các quy định về khen thưởng, khen thưởng bằng nhiều hình thức; nâng mức khen thưởng cho cá nhân, tổ chức tham gia và thực hiện tốt bảo vệ môi trường, đưa việc thực hiện bảo vệ môi trường vào tiêu chí đánh giá, xếp loại gia đình văn hóa, thôn, làng văn hóa, xã, huyện văn hóa.
Áp dụng phân loại rác thải tại nguồn ở tất cả các thôn, xóm, cụm dân cư trên địa bàn huyện theo phương thức 3R (reduce - giảm thiểu, reuse - tái sử dụng, recycle - tái chế).
Quy định và đặt thùng rác đạt tiêu chuẩn và có thể phân loại ở các khu vui chơi giải trí, khu vực dịch vụ công cộng, các con đường, các khu chợ nhằm đảm bảo cảnh quan cho huyện, tạo điều kiện cho việc thu gom rác của công nhân VSMT cũng như tạo cho mọi người thói quen đổ rác đúng nơi quy định, hợp vệ sinh môi trường. Nắp đặt các hệ thống camera quan sát, giám sát để làm cơ sở xử phạt và nâng tầm ý thức của người dân.
Đối với công nhân VSMT cần tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản, sơ bộ về thành phần, cách phân loại, xử lý và thải bỏ rác thải hợp lý; cung cấp thêm thông tin về các loại rác thải có thể tái chế sử dụng được. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, tham quan học hỏi kinh nghiệm về thu gom, xử lý RTSH từ các địa phương khác ở trong và ngoài nước.
Tăng khả năng thu gom RTSH bằng cách đầu tư thêm và bổ sung trang thiết bị chuyên dụng hiện đại phục vụ công tác thu gom và vận chuyển vì đây là công việc hết sức độc hại, nặng nhọc đối với công nhân VSMT, chủ yếu là các chị em phụ nữ, mặt khác còn để theo kịp lượng RTSH ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn nhằm tạo điều kiện an toàn cho công nhân VSMT khi làm việc. Ngoài ra cần quan tâm tới ý thức của công nhân thu gom như tận tình với công việc, thu gom phải chu đáo.
Khi người dân đã thực hiện phân loại rác tại nguồn tốt thì tổ, đội thu gom có thể lập lịch trình đi thu gom theo từng loại: xe thu gom rác vô cơ riêng, rác hữu cơ riêng hoặc trên xe phân ngăn theo từng loại để thu gom và phân loại ngay trên thùng xe.
4.5.3.5. Giải pháp tăng cường tuyên truyền, giáo dục, tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức nhằm mục đích phổ biến kiến thức về RTSH, BVMT thông qua các biện pháp sau:
Tuyên truyền cho người dân về vai trò, ý nghĩa của việc thu gom, xử lý RTSH; tác hại của việc làm không đúng, ảnh hưởng của RTSH tới các mặt của đời sống, xã hội. Hàng năm tăng cường công tác tập huấn cho người dân để biết cách phân loại rác tại gia đình. Qua đó giúp họ nâng cao được ý thức giữ gìn VSMT cho gia đình và cộng đồng.
Tiến hành tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, panô, áp phích, khẩu hiệu hưởng ứng, tổ chức thành đợt ra quân... nhất là phát trên loa truyền thanh của huyện, xã hàng ngày những bản tin gương người tốt, việc tốt về BVMT, những trường hợp bị xử phạt, những tác hại của RTSH gây ra cho cộng đồng, sức khỏe người dân hay những lợi ích to lớn từ RTSH được tận dụng, sử dụng đúng cách, hợp lý để nâng cao nhận thức của người dân. Nêu gương những người thực hiện tốt, phê bình những người thực hiện chưa tốt về BVMT. Khen thưởng thích đáng những người phát hiện, tố giác hành vi, việc làm gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động thu gom, xử lý RTSH.
Tổ chức các chiến dịch VSMT (quét dọn rác, khai thông cống rãnh...), tổ chức giải quyết các tranh chấp về môi trường thông qua các buổi họp dân, tổ dân phố, đẩy mạnh các phong trào giữ gìn đường phố xanh - sạch - đẹp...
Mặt khác, vận động người dân đóng góp cho chi phí thu gom, xử lý RTSH đúng và đủ theo quy định của tỉnh.
Tổ chức các buổi tập huấn, thảo luận về nâng cao nhận thức và kỹ thuật xử lý rác thải cho cán bộ và nhân dân bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cơ quan trong toàn huyện; các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải là hững người gương mẫu trước, kể cả khi chưa có phân loại tại bãi tập trung thì vẫn thực hiện phân loại tại nguồn để tạo thành thói quen và giáo dục cho thế hệ sau.
Bên cạnh đó nên giáo dục cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ nhỏ và cha mẹ, người lớn phải làm gương; quan tâm, giáo dục học sinh mẫu giáo từ hành vi nhỏ để việc làm này ăn sâu vào tiềm thức của học sinh. Trong chương trình học nhà trường nên dành ra nhiều giờ ngoại khóa để thực hiện những nội dung này.
4.5.3.6. Xây dựng mô hình thí điểm về phân loại RTSH tại nguồn, nhân rộng mô hình HTX VSMT xử lý RTSH bằng phương pháp chế biến phân vi sinh
Một cách hiệu qủa là xây dựng mô hình thí điểm về phân loại rác tại nguồn thực sự hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn. Mô hình phải đạt được kết quả: người dân nhận thấy được sâu sắc tác hại nhiều mặt của RTSH, những rác thải nào tái sử dụng, tái chế cần phải tận dụng, những loại rác có thể và nên xử lý tại gia đình, cách xây dựng và sử dụng mô hình xử lý rác tại gia đình, kể cả xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, hợp vệ sinh; khi nào thì sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý và hiệu quả trong việc tái sử dụng, tái chế, xử lý tại gia đình.
Bên cạnh đó cũng chỉ rõ cho người dân thấy được việc làm không đúng của mình trong BVMT sẽ gây tổn hại đến môi trường, kinh tế, an toàn chung cho khu vực và toàn xã hội như thế nào… Qua đó đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm và sau đó sẽ nhân rộng mô hình.
Trang bị cho người dân thiết bị dùng để phân loại rác, tiếp đó hướng dẫn họ biết cách phân loại rác riêng trước khi đem thải bỏ. Vì người dân chưa có thói quen trong việc phân loại nên việc này cần phải thực hiện từ từ. Khi người dân đã có ý thức tự nguyện cũng như thói quen thì vấn đề rác thải sẽ được giải quyết. Từ gia đình cho tới cơ quan công sở, tổ chức đều phải được thực hiện tốt.
Sơ đồ 4.5. Sơ đồ phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu (2016)
Đối với người thu gom, xử lý RTSH của tổ, đội cần được tập huấn kỹ lưỡng về các vấn đề cần quan tâm của RTSH, xử lý những tình huống mâu thuẫn giữa tổ, đội với người dân, mâu thuẫn nội bộ, tình huống mất an toàn do sử dụng thiết bị, tự bảo vệ sức khỏe, an toàn cho người…từ đó họ biết cách và tích cực hơn trong công tác tuyên truyền, bảo vệ môi trường chung, thu gom, xử lý đạt hiệu quả cao hơn.
4.5.3.7. Giải pháp về tăng cường ứng dụng công nghệ trong thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt
Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, dân số tăng, đời sống nhân dân tăng