Thực tiễn về thu gom, xử lý RTSH của một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 53)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Thực tiễn thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam

2.2.2. Thực tiễn về thu gom, xử lý RTSH của một số địa phương ở Việt Nam

2.2.2.1. Một số văn bản về quản lý thu gom, xử lý RTSH ở Việt Nam

a. Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý rác thải - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13.

- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 55/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn triển khai một số hoạt động bảo vệ môi trường trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; - Quyết định số 508/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Đề án thu gom, xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 – 2020;

b. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ sở hạ tầng quản lý rác thải - Luật số 01/VBHN-VBQH ngày 20/7/2015 về Quy hoạch đô thị;

- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn;

- Thông tư số: 03/2016/TT-BTNMT ngày 10/3/2016 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Quyết định 495/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Giang đến năm 2020. c. Các văn bản về phí và lệ phí

- Pháp lệnh phí, lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH ngày 28/8/2001;

- Nghị định số 57/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/6/2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

- Nghị định số 24/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/3/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 57/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/6/2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

- Thông tư số 02/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 02/01/2014 Hướng dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

dân tỉnh Bắc Giang Quy định mức thu và tỷ lệ điều tiết một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

d. Một số văn bản khác

- Quyết định 162/2011/QĐ-UBND ngày 29/4/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành Quy định về Giải thưởng môi trường tỉnh Bắc Giang;

- Quyết định Số 01/2016/QĐ-UBND của UBND huyện Lạng Giang ngày 26/02/2016 Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang.

2.2.2.2. Thực tiễn thu gom, xử lý RTSH của một số địa phương ở Việt Nam

a. Kinh nghiệm của TP. Hồ Chí Minh

Là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh RTSH đô thị hàng năm tại TP.Hồ Chí Minh rất cao. Theo số liệu của Sở Tài nguyên - Môi trường, mỗi ngày trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đổ ra khoảng 5.800 - 6.200 tấn RTSH, 500 - 700 tấn rác thải rắn công nghiệp, 150 - 200 tấn rác thải nguy hại, 9 - 12 tấn rác thải rắn y tế. Nguồn RTSH chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu phát sinh từ các nguồn: hộ gia đình, trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn. Dự án “Thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH với công nghệ phân loại rác tại nguồn” tại TP. Hồ Chí Minh được thực hiện với mục tiêu quản lý rác thải bằng cách tiếp cận và giải quyết trên cả ba mặt kinh tế, môi trường và xã hội; góp phần quan trọng vào giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, dự án chưa mang lại hiệu quả thiết thực do chưa nhận được sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng hoặc do quá trình thực hiện thiếu đồng bộ giữa người dân và đơn vị thu gom (Hoàng Thị Kim Chi, 2009). b. Kinh nghiệm ở thành phố Đà Nẵng

Với mục tiêu đưa Đà Nẵng trở thành thành phố thân thiện với môi trường, ngày 21/8/2008, UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 41/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – TP môi trường”. Từ năm 2011 – 2014, Đà Nẵng vinh dự nhận các giải thưởng quốc tế về môi trường như TP bền vững về môi trường ASEAN (năm 2011), TP phát triển các bon thấp (năm 2012), TP xanh – sạch – đẹp (năm 2013) và là thành viên của Chương trình 100 TP có khả năng chống chịu (năm 2014)… Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn du khách (Nguyễn Điểu, 2015).

Hiện nay, Đà Nẵng đang là một trung tâm làm khá tốt về quản lý môi trường, trong đó có việc thu gom và xử lý RTSH cũng như việc lựa chọn công

nghệ xử lý phù hợp, hiệu qủa cao và được Ngân hàng thế giới đánh giá là một trong những thành phố trong khu vực làm tốt vệ sinh đô thị.

Lượng rác thu gom trên địa bàn thành phố 85%, trong đó nội thành là 100%. Ưu điểm lớn nhất là ở khâu thu gom, các tuyến đường phố luôn sạch sẽ; bãi rác nằm cách trung tâm thành phố 15 km giữ được vệ sinh khá tốt, mùi khó chịu được hạn chế tối đa, ít ảnh hưởng đến môi trường, không gây bức xúc trong nhân dân và được nhân dân chấp thuận (Nguyễn Điểu, 2015).

TP. Đà Nẵng đạt được kết quả đó là do:

- Coi trọng thực hiện xã hội hóa việc thu gom, phát huy được vai trò sức mạnh của các tổ chức quần chúng: tổ dân phố, Hội phụ nữ, thanh niên, học sinh làm lòng cốt; phân cấp xác định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng và có cơ chế kinh phí bảo đảm để thực hiện. Tổ dân phố tham gia thảo luận điểm đặt thùng rác công cộng và quản lý bảo vệ thùng rác. Các Đoàn thể đều tích cực tham gia phong trào Ngày Chủ nhật sạch, xây dựng đoạn đường xanh, sạch, đẹp; các gia đình đều có thùng rác trong nhà, duy trì thường xuyên tổng vệ sinh vào ngày Chủ nhật.

- Thực hiện tốt việc thu phí, kinh phí thu được phân bổ hợp lý giữa các cấp ( trích 10% cho cơ sở: 2% tổ dân phố, 3% cho phường, 5% cho quận) (Nguyễn Điểu, 2015).

- Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân nâng cao ý thức, tự giác thực hiện giữ vệ sinh chung; có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định; các hộ kinh doanh phải ký cam kết đảm bảo VSMT, nếu vi phạm sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh.

- Rác khi thu gom luôn giữ kín trong suốt quá trình thu gom, vận chuyển, không có thời gian tạm dồn, dừng trên lòng, lề đường phố, không có ga rác hở, phun xử lý men hóa chất kịp thời, chôn lấp đúng quy trình.

- Toàn thành phố có hơn 4.000 thùng chứa rác đặt cố định, lưu động và 5 trạm trung chuyển được khử mùi, ép rác tại chỗ; các thùng đặt cách nhau 100m có khóa. Các thùng chứa rác được thiết kế hợp lý và thường xuyên rửa sạch, khi đầy được kịp thời vận chuyển bằng xe chuyên dùng đến các trạm trung chuyển hoặc điểm xe ép rác, đảm bảo không để rác lộ thiên, tập trung trên các đường phố (Nguyễn Điểu, 2015).

- Đối với rác thải xây dựng, chủ công trình (cả nhà ở) ký Hợp đồng với Công ty môi trường về việc thu gom. Khi lập hồ sơ xây dựng công trình nhất

thiết phải có biện pháp thi công đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

- Trạm trung chuyển là nơi tiếp nhận các thùng chở đến, phun men, hóa chất xử lý sơ bộ, ép rác vào các conterner kín để ô tô chở ra bãi chôn lấp. Trạm được thiết kế xây dựng hợp lý ngay trong nội thành gần nhà dân. Từ thiết kế đến quản lý, xử lý chặt chẽ, đảm bảo VSMT nên được người dân chấp nhận.

- Các phương tiện vận chuyển rác được bảo quản luôn sạch sẽ, xe chở rác được rửa sạch khi rời bãi rác, không có loại xe thu gom đẩy tay để ngổn ngang khắp nơi trên đường phố.

- Công ty môi trường đô thị có cơ chế quản lý khá chặt chẽ, có cơ chế khoán cho đội quét dọn, làm tốt việc thanh, kiểm tra, thường xuyên, kịp thời vận chuyển đi ngay thùng rác đầy và thay thùng trống vào đó, nên rác không bị tràn ra đường phố. Công ty giao cho tổ dân phố, phường thực hiện giám sát, đánh giá, cho điểm làm cơ sở để Công ty nghiệm thu kết quả các đội vệ sinh. Kết quả đạt được của TP. Đà Nẵng trong việc thu gom, xử lý RTSH có được do nhiều nguyên nhân. Trong đó có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo cụ thể của các cấp chính quyền và sự tham gia tích cực, tự giác của các đoàn thể, nhân dân. Đảm bảo đúng quy trình quản lý, thu gom rác thải, với cơ chế thanh, kiểm tra và xử phạt nghiêm khắc, kịp thời (Hoàng Thị Kim Chi, 2009).

c. Kinh nghiệm của Hà Nội

Theo Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường Đô thị (URENCO), mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng 3.000 tấn RTSH (trên một triệu tấn/năm). Ngoài URENCO còn có Công ty Cổ phần Thăng Long, Công ty Cổ phần Tây Đô, Công ty Cổ phần Xanh, Hợp tác xã Thành Công...cùng tham gia nhưng vẫn không thể thu gom nổi vì lượng RTSH ngày một nhiều. Tỉ lệ thu gom ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, ngoại thành đạt khoảng 60%, còn 66% số xã chưa có nơi chôn lấp hoặc xử lý rác thải. Khu vực ngoại thành có 361/435 xã, thị trấn đã thành lập tổ thu gom rác; trong đó có 148 xã đã tổ chức chuyển rác đi xử lý, chôn lấp tại bãi rác tập trung của thành phố (đạt tỉ lệ 34%). Dự án “Thực hiện sáng kiến 3R” được thực hiện từ tháng 12 năm 2006 đến năm 2009 tại 4 phường (Phan Chu Trinh, Nguyễn Du, Láng Hạ, Thành Công). Sau 3 năm thực hiện mô hình 3R đã đạt được mục tiêu giảm thiểu 30% lượng rác thải phải chôn lấp. Phấn đấu giảm 70% lượng rác chôn lấp năm 2020 và phân loại rác tại nguồn trở thành ý thức chung của người dân Hà Nội.

Hình 2.4. Hướng dẫn phân loại rác tại nguồn

Nguồn: Thu Hường (2014)

Dự án được UBND thành phố Hà Nội phát động có tổng vốn đầu tư 3 triệu USD bằng nguồn vốn ODA không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản, thực hiện đến năm 2009. Dự án triển khai nhằm gắn kết các bên liên quan: Đơn vị thu gom – người dân thải rác – nhà máy xử lý rác – nông dân sử dụng phân bón chế biến từ rác. Các bên liên quan sẽ phối hợp cùng nhau quản lý rác thải, tạo ra mối quan hệ thân thiết, thiết lập được chu trình xử lý: Rác – sản phẩm – rác – sản phẩm. Ngoài các nhà máy thu gom rác, chế biến rác, có hai thành phần tư nhân đóng góp quan trọng vào thành công của dự án.

Dự án 3R được thực hiện với sự tham gia rất nhiệt tình và hiệu quả của câu lạc bộ 3R – Hà Nội. Các tình nguyện viên đa số còn rất trẻ, là học sinh, sinh viên, chia làm nhiều nhóm kết hợp với công nhân thu gom đi hướng dẫn người dân đổ rác đúng nơi quy định. Thay vì chôn lấp hoặc đốt, rác sẽ được tận dụng trong một số hoạt động có lợi ích kinh tế lớn như chăn nuôi, sản xuất phân Compost.

Dự án được đánh giá rất hiệu quả, giảm 30 – 40% lượng rác phải chôn lấp, giảm ô nhiễm, tạo nguồn thu từ phân vi sinh hữu cơ (13,5 tấn/ngày), đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sau 2 tuần thực hiện, kết quả thống kê cho thấy, trung bình mỗi ngày toàn phường Phan Chu Trinh thu được 2 tấn rác hữu cơ, nhiều hơn 1,2 tấn so với trước khi thực hiện dự án. Điều này đồng nghĩa với việc giảm thiểu lượng rác thải hữu cơ mang đi chôn lấp. Tái sử dụng và tái chế chất thải là hoạt động phổ biến hơn, được thực hiện bởi hệ thống những người thu mua cá nhân và những người nhặt rác. Phần lớn các hộ gia đình đều đã có thói quen phân loại

riêng các rác thải có thể tái chế như nhựa, giấy, kim loại để bán cho những người thu mua đồng nát. Hoạt động này góp phần làm giảm 15 – 20 % khối lượng chất thải rắn phát sinh ... Từ khi thực hiện 3R, phường Thành Công đã giải quyết được 80-90% nạn vứt rác bừa bãi ra đường và đã tiết kiệm được cho công tác xử lý rác 120 triệu đồng (Thu Hường, 2014).

Do việc thực hiện còn chưa thực sự bền vững, vì vậy, để nhân rộng hiệu quả của chương trình, các chuyên gia và người dân đều cho rằng, cần có chế tài để việc thực hiện đi vào quy luật.

Thời gian đầu thực hiện 3R gặp rất nhiều khó khăn. Với đặc điểm của phường là nhiều chợ, nhà cao tầng, người dân thiếu ý thức cứ vô tư quẳng rác từ trên tầng cao xuống đường, sân chung, vận động mỗi người hàng ngày xách hai thùng rác đã phân loại xuống điểm tập kết quả là không dễ dàng. Việc phối hợp hướng dẫn cho người dân thực hiện 3R giữa phường với Công ty môi trường đô thị chưa hợp lý, dẫn đến người dân phản ứng và sau 4 tháng thì mới ổn định.

Việc phân loại rác tại nguồn công tác quản lý RTSH ở nước ta còn chưa tiếp cận được với phương thức quản lý đồng bộ 3R để giảm tỷ lệ rác thải phải chôn lấp. “Quyết định 1390 mức phạt chưa đủ răn đe đối với những cá nhân xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường; khâu chuẩn bị chưa kỹ, lại chưa hình thành được cơ chế hoạt động. Hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, sự quản lý không đồng bộ và nhiều khi chất thải rắn đã được phân loại lại được thu gom, xử lý chung nên hiệu quả các dự án chưa cao" (Thu Hường, 2014).

Lợi ích có thể thấy rõ nhưng việc thực hiện vẫn chưa như ý, vì thói quen xả rác bừa bãi của nhiều người đã trở nên rất khó bỏ; việc phân loại rác tại nguồn chưa được thực hiện nghiêm chỉnh...

2.2.2.3. Bài học kinh nghiệm về hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Lạng Giang

Từ những vấn đề nghiên cứu trên, để áp dụng tại huyện Lạng Giang và thực hiện tốt việc quản lý môi trường nói chung, các hoạt động thu gom, xử lý RTSH nói riêng thì chính quyền địa phương cần lưu ý và thực hiện như sau:

- Khảo sát tình hình thực tế tại mỗi địa phương: Đây là bước đầu tiên rất quan trọng để đánh giá đúng, thực chất và tổng thể về diện tích đất, dân số, kinh tế, lợi thế, khó khăn, thói quen, lối sống và nhận thức của người dân….từ đó xây dựng đề án, phương án, kế hoạch và vận dụng mô hình, phương pháp phù hợp,

đạt hiệu quả tối ưu nhất. Các quy hoạch, mô hình phải phù hợp với quy hoạch chung của huyện, có tầm nhìn chiến lược lâu dài, các giải pháp phải cụ thể, thiết thực và lấy ý kiến của người dân, lấy người dân làm trung tâm, đáp ứng được nhu cầu và đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 53)