Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Đánh giá kết quả, hạn chế hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
4.3.1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
Sử dụng kết qủa thảo luận nhóm với lãnh đạo các xã, cán bộ quản lý môi trường, người thu gom và cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang chúng tô tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang như sau:
Bảng 4.22. Ma trận phân tích SWOT trong hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang
S: Các điểm mạnh nhất W: Các điểm yếu nhất
- Có tổ, đội VSMT chuyên trách
- Người dân nhận thức được tác hịa của RTSH và vai trò quan trọng của môi trường với sức khỏe của họ, sự sẵn lòng tham gia các lớp đào tạo, tập huấn;
- Thiếu nguồn kinh phí đầu tư; - Cơ sở vật chất yếu kém, thiếu thốn; - Chưa quy hoạch được bãi rác, bãi rác chưa đạt tiêu chuẩn quy định.
O: Cơ hội lớn nhất
- Đảng và Nhà nước đa có nhiều chính sách cho bảo vệ môi trường;
- Nhu cầu tái chế, tái sử dụng và chế biến phân hữu cơ, vi sinh kinh doanh.
- Có nhiều công nghệ hiện đại, kinh nghiệm trên thế giới và trong nước. - Việc xã hội hóa trong BVMT rất lớn.
T: Thách thức lớn nhất - Sự phát triển kinh tế - xã hội;
- Đầu tư công nghệ xử lý RTSH hợp lý, đạt hiệu quả cao;
- Nhận thức của người dân thấp, bảo thủ, thói quen tùy tiện, lối sống thực dụng.
Nguồn: Kết quả điều tra (2016)
a. Điểm mạnh
Trên thế giới, các nước trong khu vực như Thụy Điển, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore hay Mỹ là những nước có công nghệ cao, phương pháp và kinh nghiệm thu gom, xử lý rác hiệu quả và đảm bảo môi trường tốt nhất, ý thức của người dân cũng rất cao trong bảo vệ môi trường. Đối với người dân thì kinh tế gia đình vẫn thấp, nếu tăng cường xử phạt thì người dân sẽ thực hiện tốt hơn. Bên cạnh đó, lòng tự trọng của người dân cao do ý thức cộng đồng, lễ giáo sẽ tác động không nhỏ tới hiệu quả bảo vệ môi trường của người dân.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang quan tâm rất lớn tới vấn đề bảo vệ môi trường do đó là cơ hội rất lớn cho các nước chậm phát triển, đang phát triển hay các địa phương trong nước có cơ hội học tập, cơ hội vận dụng triển khai và xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường.
Đối với những điểm mạnh mà huyện Lạng Giang có cần phát huy, căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của các cấp, sự liên kết giữa các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch tổng thể, chi tiết và có lộ trình dài hạn từ 30 năm trở ra; vận dụng mô hình HTX vệ sinh môi trường trên địa bàn để phát huy và nhân rộng, có thể mở rộng quy mô thu gom RTSH cả các xã lân cận, thuận lợi cho vận chuyển để nâng công xuất xử lý. Ngoài ra, mô hình hộ gia đình tự thu gom, phân loại và xử lý, xây lò đốt, xử lý phân hữu cơ như hiện nay cần được đào tạo, tập huấn, phổ biến các quy định, tiêu chuẩn, cách thu gom, xử lý đạt quy định để giảm lượng rác phát sinh thu gom về bãi tập trung, giảm chi phí liên quan. Tăng cường các chế tài xử phạt và đưa vào tiêu chí đánh giá, công nhận gia đình văn hóa, thi đua, khen thưởng.
b. Điểm yếu
Những điểm yếu được chỉ ra ở trên địa phương cần tập trung lực lượng để xác định nguyên nhân, các yếu tốt ảnh hưởng và khả năng khắc phục của địa phương từ thôn đến huyện; tranh thủ sự ủng hộ của cấp trên để đầu tư cho tài sản phục vụ thu gom, xử lý rác đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, cần xã hội hóa trong từng khâu bảo vệ môi trường, huy động nguồn lực từ các tổ chức và nhân dân; tăng cường chế tài sử phạt để từ đó khắc phục được các hạn chế, yếu kém tại địa phương. Cần quy hoạch bãi rác đạt tiêu chuẩn đảm bảo cho BVMT.
c. Cơ hội
Ngoài sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, khung pháp lý thì địa phương cần xác định rõ cơ hội trước mắt và cơ hội lâu dài (lợi thế) để từ đó xây dựng kế hoạch, đề án, chương trình hành động cụ thể cho các cấp, các bộ phận phù hợp. Địa phương cần vận dụng linh hoạt, triệt để các cơ hội sẵn có, đồng thời tập trung chỉ rõ và sâu hơn về mức độ ảnh hưởng của RTSH đến đời sống nhân dân, sức khỏe của người dân cũng như cảnh quan và ảnh hưởng đến nền kinh tế của địa phương nói riêng, của cả nước nói chung từ đó làm thay đổi rõ rệt nhận thức, hành vi của người dân. Ngoài ra, địa phương cần quan tâm và tranh thủ công nghệ sẵn có trên thế giới, đầu tư và sáng chế, vận dụng kinh nghiệm trong và ngoài nước đã rất thành công trong bảo vệ môi trường.
Từ hiệu quả của mô hình HTX vệ sinh môi trường thị trấn Vôi địa phương xây dựng chiến lược khuyến khích mở rộng ra các địa phương khác trong huyện để tăng cường tự chủ, độc lập trong thu gom, xử lý RTSH của các xã, giảm ngân sách đầu tư của địa phương vào công cuộc bảo vệ môi trường, phải đưa người dân chung tay bảo vệ môi trường dưới mọi hình thức, gắn trách nhiệm của người dân với chính quyền địa phương, coi đó là việc làm bắt buộc của mỗi người dân. d. Thách thức
Thức thức lớn nhất đối với huyện Lạng Giang nói chung và với các xã, thị trấn trong huyện nói riêng là nguồn kinh phí, lựa chọn công nghệ xử lý, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và công tác tuyên truyền, tập huấn cho người dân tham gia phân loại, thu gom, xử lý RTSH tại nguồn hay nói cách khác đó là tạo thành thói quen cho người dân tự ý thức và làm thường xuyên về thu gom, phân loại RTSH theo quy định, đạt tiêu chuẩn quy định. Bên cạnh đó kinh tế xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc lượng rác thải phát sinh ngày một lớn đòi hỏi phải có công nghệ sử lý tốt, giải pháp phù hợp cho bảo vệ môi trường.