Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Đánh giá kết quả, hạn chế hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
4.3.3. Đánh giá của người dân, CBQL về kết quả, hạn chế trong hoạt động thu
thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên đại bàn huyện Lạng Giang
a. Các kết quả nổi bật trong hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Lạng Giang
Trong những năm gần đây, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai, bảo vệ môi trường là một trong những nội dung và tiêu chí quan trọng để đạt xã, huyện nông thôn mới thì các cấp, các địa phương quan tâm hơn đến vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó nhiều vụ việc, dịch, bệnh xảy ra liên quan đến mất vệ sinh, an toàn thực phẩm và nguyên nhân ro RTSH gây ra đã tác động không nhỏ tới ý thức của người dân.
Đối với huyện Lạng Giang nói riêng thì trong những năm qua (từ năm 2015 đến nay) chính quyền địa phương quan tâm và triển khai trên diện rộng, có sự vào cuộc của huyện Ủy và UBND, hội đồng nhân dân, các cấp chính quyền địa phương; thực hiện Quyết định số 508/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Đề án thu gom, xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 – 2020. Đồng thời, thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nên hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn đều đặn hơn, môi trường sinh thái tốt hơn, tình trạng vứt rác bừa bãi ra đường, mương, ao hồ, bụi cây giảm đáng kể, đặc biệt là các thôn, xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới đều có bãi rác tập trung và các bãi rác trung chuyển cũng đạt tiêu chuẩn, đảm bảo môi trường hơn. Toàn huyện có 150/284 chiếm 52,8% thôn có tổ, đội thu gom RTSH.
Qua điều tra, ý kiến của người dân, lãnh đạo địa phương và người thu gom về những điểm nổi bật trong hoạt động thu gom, xử lý RTSH được tổng hợp dưới bảng số liệu sau:
Bảng 4.24. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân, CBQL về kết quả nổi bật trong thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang
Diễn giải Tổng số Chia ra Người dân CBQL Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1. Thu gom, xử lý RTSH tốt hơn trước đây
- Phân loại rác của hộ gia đình 20 16,67 14 15,56 6 20,00 - Hoạt động thu gom 98 81,67 68 75,56 30 100,00 - Vận chuyển 96 80,00 66 73,33 30 100,00 - Quy mô bãi rác 109 90,83 79 87,78 30 100,00 2. Các hoạt động thu gom, xử lý RTSH
- Thường xuyên hơn' 79 65,83 50 55,56 29 96,67 - Như trước 34 28,33 33 36,67 1 3,33 - Kém đi 7 5,83 7 7,78 - - 3. Nhận thức của người dân
- Tự giác hơn 90 75,00 77 85,56 13 43,33 - Vân như trước 16 13,33 13 14,44 3 10,00 - Kém đi - - - - - - 4. Môi trường sinh thái của địa phương
- Tốt hơn 86 71,67 57 63,33 29 96,67 - Như trước 25 20,83 24 26,67 1 3,33 - Kém đi 11 9,17 11 12,22 - - Nguồn: Kết quả điều tra (2016)
Như vậy, từ Bảng 4.24 cho thấy tại 2 xã và 1 thị trấn có 105/120 (90,83%) ý kiến đánh giá và cho rằng bãi rác đạt tiêu chí tốt nhất so với trước đây (năm 2013 về trước), tiếp đến là hoạt động thu gom và vận chuyển với 96/120 -98/120 (80 – 81,67%) ý kiến đánh giá và công nhận.
Đối với các hoạt động thu gom và xử lý RTSH thường xuyên hơn trước với 79/120 (65,83%) ý kiến công nhận; về nhận thức của người dân có 90/120 (75%) ý kiến công nhận nhận thức của người dân tốt và tự giác hơn trước. Ngoài ra MTST của địa phương cũng có 86/120 chiếm (71,67%) ý kiến công nhận MTST tốt hơn trước, đường làng, ngõ xóm, khu phố sạch sẽ hơn, tình trạng vứt bừa bãi rác, xác động vật giảm đáng kể; khu chợ, trung tâm thương mại được thu gom thường xuyên.
Với những kết quả phân tích, đánh giá ở trên cho thấy các hoạt động thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang từ năm 2014 đến năm 2016 được thực hiện tốt hơn so với năm 2013 trở về trước, nhất là năm 2016 các hoạt động này đạt hiệu quả cao hơn nhiều do có sự vào cuộc của các cấp, tăng cường chỉ đạo và tuyên truyền cũng như đầu tư ngân sách cho các xã; người dân cũng nhận thấy được sự ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn thế nào tới đời sống, sức khỏe nhân dân (phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang, 2016).
Hộp 4.2. Những điểm nổi bật trong hoạt động thu gom, xử lý RTSH của huyện Lạng Giang năm 2016 so với những năm trước
b. Những hạn chế trong hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Lạng Giang
Tuy đạt được những kết quả nổi bật trong hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn trong những năm qua. Các hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế, bất cập cần phải được quan tâm tìm giải pháp khắc phục tốt nhất.
Những hạn chế, bất cập từ phía chính quyền địa phương, từ phía hộ dân cho tới người thu gom và xử lý RTSH; cơ chế chính sách và thực thi cơ chế chính sách, chế tài xử phạt cần được xác định cụ thể và khắc phục nhằm nâng cao tính khả thi, răn đe và thể chế.
Những hạn chế và bất cập trong hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang được tổng hợp từ kết quả điều tra và thể hiện dưới Bảng 4.25 sau:
“Trong những năm gần đây, nhất là năm 2016 công tác bảo vệ môi trường, trong đó có các hoạt động về thu gom, xử lý RTSH toàn huyện Lạng Giang đã đạt được nhiều kết qủa tốt hơn rất nhiều so với những năm trước, đặc biệt là so với năm 2013 trở về trước như: ngân sách đầu tư cho công tác vệ sinh môi trường nhiều hơn, môi trường sinh thái sạch sẽ hơn, tình trạng vứt rác bừa bãi ra đường, ven đê, suối, bụi dặm hạn chế hơn rất nhiều, người dân, các thôn, xã tham gia thu gom vận chuyển đều đặn, thường xuyên hơn, người dân đã nhận thấy tác hại của RTSH đối với sức khỏe của họ cũng như ảnh hưởng lớn đến môi trường sống”.
Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Lê Anh Huy – Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang (2016).
Bảng 4.25. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân, CBQL về hạn chế trong thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang
Diễn giải Tổng số Chia ra Người dân CBQL Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) I. Về phía người dân
1. Phân loại rác tại hộ gia đình - Vẫn còn hộ chưa phân loại 117 97,50 87 96,67 30 100,00 - Phân loại chưa đúng quy định 112 93,33 84 93,33 28 93,33 2. Đổ rác ở nơi quy định - Chưa đúng địa điểm 111 92,50 81 90,00 30 100,00 - Chưa theo thời gian quy định 93 77,50 63 70,00 30 100,00 3. Một số người dân chưa chấp hành thu
nộp phí theo quy định 102 85,00 74 82,22 28 93,33 II. Về phía chính quyền, người thu gom
1. Tuyên truyền, phổ biến văn bản - Chậm 111 92,50 89 98,89 22 73,33 - Không thường xuyên 119 99,17 89 98,89 30 100,00 - Chưa đồng bộ 109 90,83 79 87,78 30 100,00 - Nội dung, hình thức chưa phong phú 108 90,00 78 86,67 30 100,00 2. Bãi rác chưa quy hoạch 93 77,50 84 93,33 9 30,00 3. Phương pháp xử lý RTSH còn nghèo,
thủ công 116 96,67 86 95,56 30 100,00 4. Tài sản thiếu, Công cụ thu gom thô sơ 112 93,33 82 91,11 30 100,00 5.Bảo hộ lao động chưa đảm bảo 117 97,50 87 96,67 30 100,00 6. Phân loại và xử lý tại bãi rác tập trung - Chưa phân loại 67 55,83 58 64,44 9 30,00 - Phương pháp xử lý chưa tốt, ảnh
hưởng lớn đến môi trường 116 96,67 86 95,56 30 100,00 7. Các chế tài sử phạt - Chưa áp dụng 113 94,17 83 92,00 30 100,00 - Chưa đủ tích răn đe, thuyết phục 113 94,17 83 92,00 30 100,00 Nguồn: Kết quả điều tra (2016)
Từ dữ liệu tổng hợp ở Bảng 4.25 trên cho thấy ý kiến người dân, lãnh đạo địa phương và người thu gom RTSH trên 3 xã đại diện điều tra đều công nhận những bất cập, hạn chế trong các hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang trong những năm gần đây. Việc phân loại tại nơi tập trung chủ yếu là ở thị trấn Vôi có HTX vệ sinh môi trường đảm nhiệm và chế biến phân vi sinh hữu cơ. Như vậy, việc chính quyền địa phương đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền đến người dân như trên loa, hội nghị, thông qua đội, tổ thu gom hay các cuộc vận động theo chủ đề thì tần xuất hay số lần, lượt, hình thức cũng như nội dung còn nhiều hạn chế, chưa trở thành việc làm thường xuyên, chưa ăn sâu vào ý thức của người dân, chư có hiệu quả cao đối với nhận thức, việc làm của người dân.
Các chế tài xử lý chưa được áp dụng thường xuyên, nâng cao, chưa đủ sức răn đe do đó chưa làm thây đổi ý thức, hành vi, việc làm của người dân.
Trong phỏng vấn sâu cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang cho biết:
Hộp 4.3. Những điểm hạn chế, bất cập trong hoạt động thu gom, xử lý RTSH của huyện Lạng Giang trong những năm qua
“Trong những năm gần đây, huyện Lạng Giang đã đạt được nhiều kết qủa nổi bật về công tác bảo vệ môi trường, nhất là trong hoạt động thu gom, xử lý RTSH. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều bất cập, khó khăn và vướng mắc chưa khắc phục ngay được. Trong đó phải kể đến nguồn kinh phí đầu tư cho lĩnh vực này là rất lớn, một số xã khó quy hoạch đất làm bãi tập trung của xã, lao động thì không mấy mặn mà với công việc này; đường giao thông cũng phức tạp, kinh tế và nhận thức của người dân vừa thấp, vừa không đồng đều; cả hệ thống chính trị chưa thực sự quyết liệt; các nội dung hình thức cũng như tần suất tuyên truyền, phổ biến hay các hội nghị về vác văn bản cũng như tác hại hay việc làm liên quan đến thu gom và xử lý RTSH đối với người dân nhiều hạnh chế, chưa đồng bộ, nhiều hộ dân trong thôn không tham gia đóng phí và có những tuyên truyền không đúng về chủ trương của Đảng, mức thu phí. Do vậy, để khắc phục những hạn chế này thì trong những năm tới phòng Tài nguyên và Môi trường là đơn vị tham mưu cho huyện Ủy, UBND cần xây dựng đề án cụ thể, chi tiết hơn, vận dụng nguồn ngân sách xây dựng nông thôn mới linh hoạt và tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn lồng ghép, tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm”.
Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Lê Anh Huy – Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang (2016).