7. Kết cấu của đề tài
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động
2.2.3.2. Đánh giá thực hiện công việc
Đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động tại công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh được thực hiện thường xuyên và đây cũng là một trong những cơng cụ kích thích động lực làm việc của người lao động tại công ty. Việc đánh giá thực hiện công việc là căn cứ để trả lương, thưởng và các chế độ phụ cấp, phúc lợi cho người lao động được tiến hành thường xuyên. Công tác này đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực đối với người lao động, đặc biệt là động lực làm việc cố gắng, phấn đấu tăng năng xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm.
Trước hết là đánh giá năng suất lao động của người lao động, việc đánh giá này chủ
yếu được thực hiện ở bộ phận sản xuất và được thực hiện trước hết là việc tự đánh giá của người lao động hàng ngày về sản lượng bằng cách tự kê khai sản lượng làm ra với tổ trưởng. Tổ trưởng tổng hợp, báo cáo tổng hợp với điều độ. Điều độ tổng hợp và gửi lên kế tốn lương để tính lương cho người lao động. Việc đánh giá năng suất lao động do các tổ trưởng và bộ phận điều độ chịu trách nhiệm đối chiếu và kiểm tra với kết quả thực tế của người lao động. Việc tự đánh giá của người lao động thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng người lao động của công ty, tuy nhiên để đảm bảo chính xác làm căn cứ trả lương cho người lao động công ty cũng căn cứ vào doanh thu hàng tháng của từng tổ để đánh giá. Hoạt động đánh giá kết quả thực hiện công việc như vậy người lao động cảm thấy họ được tin tưởng và đồng thời thông qua việc tự đánh giá biết được số lượng sản phẩm mình làm được ra người lao động có ý thức phấn đấu, cải thiện năng suất lao động hơn.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Sơ đồ 2.2. Quy trình đánh giá kết quả làm việc của người lao động
NLĐ tự đánh giá
Tổ trưởng đánh giá. Đối chiếu,
kiểm tra
Điều độ đánh giá. Đối chiếu,
kiểm tra
Kế toán lương tính lương
Việc tự đánh giá kết quả thực hiện này diễn ra ở bộ phận sản xuất, đối với bộ phận văn phịng thì thực hiện đánh giá bằng hình thức chấm cơng bằng dấu vân tay. Thơng qua kết quả đánh giá chấm công sẽ là căn cứ để trả lương cho người lao động.
Thứ hai, đánh giá xếp loại người lao động. Nội dung đánh giá theo các mức A, B,
C làm căn cứ xét thưởng cần, chuyên và thưởng tết lương tháng thứ 13 (nội dung này tác giả đã đề cập bên trên). Các nội dung đánh giá chủ yếu tập trung vào số ngày nghỉ của người lao động, ý thức chấp hành kỷ luật lao động, đóng góp của người lao động. Bộ phận Nhân sự có trách nhiệm theo dõi số ngày làm việc thực tế của người lao động để đánh giá, đối chiếu với các mức thưởng theo quy định, đồng thời phối hợp với bộ phận kế tốn để có thể thực hiện xét thưởng chính xác, khách quan, cơng bằng, minh bạch.
Thứ ba, đánh giá để trả lương cho người lao động. Việc đánh giá để làm căn cứ trả
lương cho người lao động và cách tính lương được tác giả đề cập bên trên tạo cho người lao động động cơ phấn đấu làm việc để cải thiện năng xuất. Với hình thức trả lương theo sản phẩm như vậy người lao động ln nỗ lực khơng ngừng để có thể làm việc một cách tốt nhất, mang lại thu nhập cho bản thân ổn định.
Ngoài ra, cơng ty cịn thực hiện đánh giá năng lực làm việc của người lao động để tuyển chọn người lao động có trình độ, tay nghề tốt, nhanh nhẹn đưa vào bộ phận 113 (113 là tên gọi của một chuyền sản xuất có đầy đủ các bộ phận thực hiện nhiệm vụ xử lý các đơn hàng đi gấp, tốc độ nhanh trong thời gian ngắn) hưởng các chế độ tốt hơn của công ty. Đồng thời thông qua việc đánh giá năng lực người lao động để có những giải pháp để cải thiện năng lực, nâng cao năng suất cho người lao động. Để hiểu rõ hơn về động lực làm việc của người lao động thông qua đánh giá thực hiện công việc, tác giả đã điều tra được kết quả tại biểu đồ 2.6.
Nguồn: Tác giả khảo sát
Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng của người lao động về đánh giá thực hiện công việc của cơng ty.
Qua biểu đồ 2.6 cho thấy, có 113/186 người lao động tham gia khảo sát rất hài lịng với việc đánh giá thực hiện cơng việc của công ty (chiếm tỷ lệ 60.8%), 52/186 người lao động cảm thấy hài lịng (chiếm tỷ lệ 28.0%). Điều đó có thể thấy rằng, việc đánh giá thực hiện cơng việc của công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh đã mang lại những hiệu quả tích cực trong việc tạo động lực lao động. Tuy nhiên bên cạnh đó còn 21/186 người lao động cảm thấy chưa hài lòng về đánh giá thực hiện công việc (chiếm tỷ lệ 11.3%). Với tỷ lệ này
60.8 % 28 %
11.3 %
cũng khẳng định là việc đánh giá thực hiện cơng việc vẫn cịn những bất câp, hạn chế đặc biệt là việc ép sản lượng, đẩy năng suất, chạy đua kết quả ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trong công ty.