7. Kết cấu của đề tài
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động
3.2.2.2. Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc
Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh được thực hiện thường xuyên. Kết quả của đánh giá thực hiện công việc làm căn cứ cho xét lương, thưởng và các chế độ phụ cấp của công ty, để hoàn thiện hơn nữa công tác này nhằm góp phần tạo động lực cho người lao động cần thực hiện một nội dung sau:
Một là, cần xây dựng và ban hành quy chế đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần Thời trang Hà Thanh. Trong quy chế quy định rõ về mục đích đánh giá, thời gian đánh giá, nội dung đánh giá, …để làm căn cứ thực hiện đánh giá hiệu quả công việc tại công ty. Hiện tại quy chế đánh giá chưa được xây dựng cụ thể, rõ ràng mà chủ yếu là do các bộ phận tự căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện đánh giá công việc theo bộ phận, phòng ban.
Hai là, xác định rõ chủ thể đánh giá, đối tượng tham gia đánh giá, chu kỳ đánh giá một cách có hiệu quả. Đồng thời, nâng cao năng lực của người đánh giá, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong công ty tham gia đánh giá thực hiện công việc để đánh giá có hiệu quả, kết quả đánh giá có thể làm căn cứ trả lương, lưởng, phụ cấp, … cho người lao động.
Ba là, nâng cao nhận thức cho người lao động trong công ty về vai trò của đánh giá thực hiện công việc để người lao động có nhận thức đúng đắn, tầm quan trọng của đánh giá từ đó thực hiện đánh giá công việc có hiệu quả. Nhận thức của người lao động đúng đắn sẽ tham gia đánh giá nghiêm túc, đồng thời sẽ đạt được kết quả đánh giá chính xác, công bằng. Công ty có thể nâng cao nhận thức cho người lao động thông qua các cuộc họp
của công ty, hoặc thông qua hệ thống truyền thông nội bộ, loa phát thanh, mạng xã hội, …bằng việc tuyên truyền về vai trò của đánh giá kết quả thực hiện công việc.
Bốn là, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cá nhân, phòng ban, bộ phận liên quan đến đánh giá thực hiện công việc tại công ty. Cần quán triệt nghiêm túc, sự phối hợp của các cá nhân, bộ phận trong đánh giá, cụ thể là từng cá nhân, tổ trưởng, quản lý sản xuất, quản đốc, giám đốc nhằm đánh giá chính xác kết quả thực hiện của người lao động. Khi kết quả thực hiện công việc được đánh giá chính xác sẽ góp phần tạo động lực làm việc cho người lao động.
Năm là, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đánh giá kết quả thực hiện công việc tại công ty cổ phần thời trang Hà Thanh. Công ty cần tăng cường đầu tư các phần mềm, các công cụ hỗ trợ đánh giá như camera, máy chấm công, …để đánh giá hiệu quả làm việc của người lao động.
Sáu là, cần xây dựng quy trình đánh giá kết quả thực hiện công việc phù hợp với từng đối tượng người lao động trong công ty nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đánh giá thực hiện công việc. Quy trình đánh giá thực hiện công việc bao gồm các bước:
Bước 1. Chuẩn bị đánh giá: Công ty cần phải xác định người đánh giá, hoặc có thể thành lập hội đồng đánh giá, xác định mục tiêu của đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng tới đánh giá và các điều kiện cần thiết để thực hiện đánh giá thực hiện công việc, …
Bước 2. Thực hiện đánh giá
Căn cứ vào tình hình thực hiện của công ty mà công ty tiến hành đánh giá kết quả thực hiện công việc, có thể đánh giá theo ngày đối với công nhân sản xuất, đánh giá theo tháng đối với bộ phận văn phòng, …và các nội dung đánh giá khác.
Đánh giá thực hiện công việc cần phải thực hiện và có sự phối hợp giữa các bộ phận để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Bước 3. Ứng dụng kết quả đánh giá
Sau khi thực hiện đánh giá kết quả thực hiện công việc cần sử dụng kết quả đánh giá có hiệu quả trong việc trả lương, thưởng, phụ cấp, … cho người lao động. Đồng thời thông qua kết quả đánh giá thực hiện các công việc khác của quản trị nhân lực như đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp nhân lực, … Kết quả của đánh giá thực hiện công việc có vai trò rất lớn trong việc tạo động lực cho người lao động, thông qua đó có thể khuyến khích tinh thần làm việc của người lao động, …
Bảy là, công ty cần lựa chọn và xây dựng phương pháp đánh giá phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty mình, có thể tham khảo một số phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc trong doanh nghiệp như KPI, MBO, phương pháp so sánh, phương pháp cho điểm, … nhằm xây dựng phương pháp đánh giá thực hiện công việc thống nhất, có hiệu quả, góp phần đánh giá chính xác, hiệu quả, công bằng đối với người lao động.
Đánh giá thực hiện công việc có ảnh hưởng lớn tới động lực làm việc của người lao động, đánh giá cần phải bảo đảm các yêu cầu như:
Tính phù hợp: hệ thống đánh giá thực hiện công việc phải phù hợp với mục tiêu quản lý, phục vụ được mục tiêu quản lý. Đồng thời, phải có sự liên quan rõ ràng giữa các yếu tố chủ yếu của công việc đã được xác định thông qua phân tích công việc với các chỉ tiêu đánh giá được thiết kế trong phiếu đánh giá.
Tính nhạy cảm: hệ thống đánh giá phải có những công cụ đo lường có khả năng phân biệt được những người hoàn thành tốt công việc và những người không hoàn thành tốt công việc.
Tính tin cậy: hệ thống đánh giá phải đảm bải sao cho đối với mỗi một người lao động bất kỳ, kết quả đánh giá độc lập của những người đánh giá khác nhau về họ phải thống nhất với nhau về cơ bản.
Tính được chấp nhận: đòi hỏi hệ thống đánh giá phải được chấp nhận và ủng hộ bởi người lao động.
Tính thực tiễn: các phương tiện đánh giá phảu đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng đối với người lao động và người quản lý
Tám là, khi đánh giá thực hiện công việc cần phải hạn chế các lỗi trong đánh giá như: Lỗi thiên vị: người đánh giá sẽ mắc lỗi này khi họ ưa thích một người lao động nào đó hơn những người khác.
Lỗi xu hướng trung bình: những người đánh giá ngại đương đầu với thực tế, không muốn làm mất lòng người khác thường có xun hướng đánh giá tất cả mọi người ở mức độ trung bình.
Lỗi thái cực: lỗi này sẽ xảy ra khi người đánh giá tỏ ra quá nghiêm khắc hoặc quá dễ dãi trong đánh giá.
Lỗi định kiến do tập quán văn hóa: ý kiến của người đánh giá có thể bị sai lệch do ảnh hưởng của tập quán văn hóa bản thân.
Lỗi thành kiến: người đánh giá có thể không ưa thích một tầng lớp hay một nhóm người lao động nào đó và không khách quan trong đánh giá.
Lỗi do ảnh hưởng của sự kiện gần nhất: ý kiến của người đánh giá cũng có thể bị chi phối bởi những hành vi mới xảy ra gần nhất của người lao động.
Động lực làm việc của người lao động sẽ trở nên tích cực khi đánh giá thực hiện công việc bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác, minh bạch. Đồng thời thực hiện đánh giá phù hợp với các đặc tính của tổ chức, hạn chế được các lỗi trong đánh giá thực hiện công việc. Mối quan hệ giữa đánh giá thực hiện công việc và động lực làm việc luôn song hành với nhau, đánh giá thực hiện công việc và tạo động lực không thể tách rời, chính vì thế mà trong công tác tạo động lực làm việc cho người lao động phải gắn với đánh giá thực hiện công việc và không thể tách rời.