7. Kết cấu của đề tài
3.2. Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác tạo động lực cho người lao động
3.2.2.4. Hoàn thiện việc xây dựng cơ hội thăng tiến cho người lao động
Hiện nay, công ty cổ phần thời trang Hà Thanh đang mở rộng quy mô ngày càng lớn, số lượng người lao động liên tục tăng lên qua các năm. Tuy nhiên hiện nay tại cơng ty chưa có lộ trình thăng tiến cho người lao động một cách rõ ràng, điều đó ảnh hưởng rất lớn tới động lực làm việc của người lao động. Để tạo động lực làm việc cho người lao động cơng ty cần hồn thiện việc xây dựng lộ trình thăng tiến cho người lao động một cách có hiệu quả, cụ thể:
Một là, ban lãnh đạo công ty cần quan tâm, chỉ đạo phòng nhân sự phối hợp với các
bộ phận, phịng ban khác xây dựng lộ trình cơng danh, lộ trình thăng tiến trong cơng việc đối với người lao động trong cơng ty. Trong đó, ở mỗi bậc thăng tiến khác nhau sẽ đi cùng với các chế độ, quyền lợi khác nhau được quy định cụ thể, rõ ràng sẽ góp phần kích thích động lực làm việc của người lao động.
Hai là, tăng cường công tác truyền thông để người lao động nắm được các nội dung
về cơ hội thăng tiến trong cơng ty, từ đó có động lực làm việc tốt hơn. Cơng ty có thể truyền thơng bằng các cơng cụ truyền thơng nội bộ như loa phát thanh, mạng xã hội zalo, facebook, … thơng qua đó người lao động sẽ nắm được các nội dung về cơ hội thăng tiến, nỗ lực làm việc hơn. Ngồi ra, thơng qua việc truyền thông này sẽ giúp công ty thu hút được các nguồn ứng viên bên ngoài tham gia ứng tuyển vào các vị trí trong cơng ty.
Ba là, khi xây dựng cơ hội thăng tiến cho người lao động trong công ty cần phải dựa
trên các tiêu chuẩn nghề nghiệp, các yêu cầu đối với người thực hiện cơng việc và tình hình thực tiễn của cơng ty để có thể xây dựng cho hiệu quả.
Cơng ty có thể áp dụng lộ trình thăng tiến cho nhân viên theo các bước.
Bước 1: Xác định mục tiêu của việc xây dựng lộ trình phát triển
Việc đầu tiên khi bắt đầu công việc là phải xác định mục tiêu. Tùy thuộc vào công việc sẽ làm mà việc đặt mục tiêu sẽ khác nhau. Nếu việc quản lý nhân sự gặp khó khăn khi việc tuyển dụng không ra người hoặc tỷ lệ nhảy việc cao thì cần đặt mục tiêu để tăng việc giữ chân hàng đầu.
Bước 2: Tạo khung về lộ trình thăng tiến
Đây là một khung tổng thể đơn giản giúp người lao động nhìn thấy lộ trình thăng tiến trong vị trí của họ.
Bước 3: Mơ tả cơng việc của từng vị trí trong lộ trình
Bước tiếp theo chính là làm bản mơ tả chi tiết cho những vị trí cơng việc trong lộ trình cơng danh. Đối với mỗi vai trị, nên có một bản phác thảo và ghi lại mô tả về nhiệm vụ cốt lõi, kỹ năng và các yêu cầu chung.
Bước 4: Xác định chuẩn mực hiệu suất
Người làm nhân sự cần xác định các tiêu chuẩn để có thể tiến hành đánh giá về hiệu suất bạn mong đợi ở mỗi vị trí cơng việc cũng như ghi nhận lại những gì người lao động đã đạt được trong quá trình phấn đấu.
Bước 5: Kết hợp phát triển và đào tạo nhân viên
Đào tạo là một yếu tố quan trọng để giúp người lao động đến gần hơn đích đến trong lộ trình thăng tiến; nó đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của mỗi nhân viên. Để có được kết quả tốt nhất và nhanh chóng; doanh nghiệp nên trang bị cho người lao động ở các bộ phận, các cấp bậc các khóa đào tạo nội bộ, kỹ năng mềm, các kỹ năng chuyên môn khác cần thiết cho công việc của họ.
Bước 6: Kết hợp lộ trình thăng tiến với cá nhân
Làm các cuộc khảo sát về mong muốn, khó khăn, động lực của người lao động để lộ trình thăng tiến mà bạn xây dựng thực tế nhất có thể. Trị chuyện với người lao động để lắng nghe họ trình bày về định hướng cá nhân và mong muốn trong công việc.
Bốn là, cơng ty có thể áp dụng cho người lao động tự xây dựng lộ trình thăng tiến
cho bản thân, thơng qua đó người lao động sẽ biết được mục tiêu phấn đấu và nỗ lực để đạt được. Đồng thời, công ty cũng cần tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ, kỹ năng đối với những người lao động có thâm niên làm việc tại cơng ty từ 5 năm trở lên hoặc người lao động có chí tiến thủ các vị trí cao hơn.
Cơ hội thăng tiến có ảnh hưởng rất lớn tới động lực làm việc của người lao động, chính vì thế cần tiếp tục hồn thiện hơn nữa việc xây dựng cơ hội thăng tiến cho người lao động tại công ty, góp phần vào việc tạo động lực cho người lao động.