Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP - HÀ THANH (Trang 78 - 80)

7. Kết cấu của đề tài

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động

3.2.2.3. Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực

Đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty cổ phần Thời trang Hà Thanh đã được thực hiện và đạt được một số hiệu quả nhất định, góp phần quan trọng vào công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ, là cơ sở để phát huy

tính sáng tạo và tính chuyên nghiệp của người lao động trong công việc. Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động với công việc hiện tại cũng như tương lai. Thông qua hoạt động đào tạo, người lao động sẽ được trang bị các kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc ở hiện tại và các kiến thức chuyên sâu để chuẩn bị cho các công việc trong tương lai. Bên cạnh đó, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động, tạo được sự gắn bó giữa người lao động với tổ chức. Để hoàn thiện hơn nữa công tác này, phát huy hiệu quả của tạo động lực cho người lao động thông qua đào tạo và phát triển nhân lực công ty cần:

Một là, lãnh đạo công ty cần quan tâm, chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo và phát triển nhân lực của công ty. Chú trọng đầu tư kinh phí, tăng cường chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại công ty cho bảo đảm hiệu quả hoạt động đồng thời thông qua đó kích thích người lao động làm việc hiệu quả.

Hai là, nội dung của đào tạo cần đảm bảo về số lượng nguồn nhân lực, xác định cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong đó chú trọng đào tạo và phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo và phát triển kỹ năng của nguồn nhân lực, nâng cao phẩm chất, đạo đức và tác phong của nguồn nhân lực, nâng cao thể lực của người lao động. Những nội dung đào tạo này sẽ tác động đến chất lượng nguồn lực của công ty và tác động lớn đến động lực làm việc của người lao động.

Ba là, thực hiện đa dạng các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với từng đối tượng trong công ty, tập trung vào các phương pháp đào tạo trong công việc như: Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc; Đào tạo theo kiểu học nghề; Kèm cặp và chỉ bảo; Luân chuyển và thuyên chuyển công việc… hay các các phương pháp đào tạo ngoài công việc như: Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp; Cử đi học ở các trường chính quy; Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo; Đào tạo theo kiểu chương trình hoá, với sự trợ giúp của máy tính; Đào tạo theo phương thức từ xa; Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm; Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ; Mô hình hóa hành vi… với các phương pháp được vận dụng linh hoạt tại công ty phù hợp với từng đối tượng sẽ mang lại những hiệu quả tích cực trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực. Đồng thời sẽ góp phần mang lại hiệu quả cao trong công tác tạo động lực cho người lao động.

Bốn là, cần phải xây dựng và hoàn thiện quá trình đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty một cách khoa học và đầy đủ để có thể đạt được hiệu quả cao trong đào tạo, góp phần hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động. Quá trình đào tạo và phát triển nhân lực bao gồm: Xác định nhu cầu đào tạo; Xác định nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo; Tổ chức thực hiện đào tạo trong đó chú ý tới mục tiêu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo và xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo; Đánh giá quá trình đào tạo.

Năm là, nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác đào tạo nhân lực, đặc biệt là năng lực chuyên môn và kỹ năng cần thiết để có thể phát huy có hiệu quả trong việc đào tạo cho người lao động, đặc biệt là đào tạo theo kiểu kèm cặp chỉ bảo tại nhà máy sản xuất. Năng lực của đội ngũ làm công tác đào tạo nhân lực tốt sẽ truyền đạt cho người lao động

những kỹ năng nghề nghiệp, công việc hiệu quả, đồng thời sẽ tạo cho người lao động tham gia đào tạo cảm thấy thoải mái, có động lực phấn đấu hơn.

Sáu là, công ty cần chú ý về trình độ và năng lực của công ty để có các biện pháp đào tạo phù hợp. Tăng sự gắn bó của NLĐ thông qua chính sách học tập suốt đời, đào tạo không chỉ để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn để phát triển bản thân, đạo đức, thái độ của NLĐ. Công ty có thể kết hợp các hình thức đào tạo theo quý hoặc theo năm các hình thức đào tạo người lao động thông qua các khóa giảng về Phật Pháp để hướng người lao động đến những giá trị chân, thiện, mĩ để người lao động có thái độ tốt hơn trong công việc, xây dựng mối quan hệ người lao động hài hòa hơn, động lực làm việc được nâng cao hơn.

Con người luôn mong muốn được công nhận và có cơ hội để phát triển bản thân. Thông qua quá trình đào tạo và phát triển, người lao động cảm thấy mình được quan tâm, công nhận từ đó tăng sự gắn bó và sự trung thành của người lao động với công ty hơn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP - HÀ THANH (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)