7. Kết cấu của đề tài
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động
2.2.3.4. Cơ hội thăng tiến
Một trong những nhu cầu của người lao động tại Cơng ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh đó là nhu cầu được thể hiện mình, khẳng định bản thân mình. Chính vì thế mà tạo cơ hội cho người lao động thăng tiến trong công việc là một trong những nội dung quan trọng mà công ty luôn chú trọng nhằm tạo động lực làm việc tích cực cho người lao động.
Về cụ thể, các tiêu chí để đề bạt sự thăng tiến đối với người lao động chưa xây dựng một cách chi tiết, cụ thể mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của lãnh đạo công ty và thâm niên công tác, mở rộng quy mơ của cơng ty. Chính vì thế mà cơ hội thăng tiến ảnh hưởng đến động lực làm việc của công ty chưa cao. Sự thăng tiến của người lao động tại công ty trong thời gian qua chưa rõ ràng. Sự thăng tiến của người lao động lên các bộ phận quản lý cấp trung gian, cấp cao chưa có, bộ phận này chủ yếu là th ngồi. Biểu hiện rõ nhất của sự thăng tiến trong công việc là sự thăng tiến từ công nhân lên tổ trưởng và chủ yếu được bổ nhiệm khi tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất.
Khi tiến hành điều tra, khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng sự thăng tiến trong công việc tại công ty cổ phần Thời trang Hà Thanh, tác giả thu thập được số liệu tại bảng 2.5.
Bảng 2.5. Đánh giá về yếu tố ảnh hưởng nhất tới sự thăng tiến trong công việc của người lao động
Nội dung Số NLĐ lựa
chọn(người)
Tỷ lệ (%)
Bằng cấp, trình độ chun mơn 30 16.1
Thâm niên công tác càng lâu, càng có cơ hội 68 36.6 Hiệu quả công việc, năng lực bản thân 25 13.4 Sự thân tín sẽ mang lại những cơ hội cao 63 33.9
Nguồn: Tác giả khảo sát
Qua bảng 2.5 có thể thấy, người lao động tại Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh cho rằng cơ hội thăng tiến phụ thuộc chủ yếu vào thâm niên cơng tác và sự thân tín của người lao động. Trong số người lao động được khảo sát, có 68/186 người lao động cho rằng thâm niên cơng tác càng lâu càng có cơ hội (chiếm tỷ lệ 36.6%) và 63/186 người lao động cho rằng sự thân tín sẽ mang lại cơ hội cao (chiếm tỷ lệ 33.9%). Ngồi ra chỉ có 30/186 người lao động (chiếm tỷ lệ 16.1) cho rằng bằng cấp, trình độ chun mơn sẽ mang cho người lao động những cơ hội và 25/186 người lao động (chiếm tỷ lệ 13.4%) cho rằng hiệu quả công việc, năng lực bản thân ảnh hưởng đến cơ hội. Điều đó có thể lý giải lý do vì sao có một số lao động có bằng cấp, trình độ chun mơn, làm việc khá hiệu quả nghỉ việc ở công ty. Công tác tạo động lực cho người lao động thông qua cơ hội thăng tiến trong cơng việc cần phải cân nhắc và có những giải pháp khắc phục.