Chỉ têu ĐVT Năm2014 Năm2015 Năm2016 Năm 2015/2014SL TT (%) Năm 2016/2015SL TT (%)
Tổng lượt khách Lượt khách 8.645 9.615 10.125 970 11,22 510 5,30 Khách quốc tế Lượt khách 1.924 2.078 2.364 154 8,00 286 13,76 Khách nội địa Lượt khách 6.721 7.537 7.761 816 12,14 224 2,97 Tổng số ngày khách Ngày khách 20.776 22.039 25.657 1.263 6,08 3.168 16,42 Khách quốc tế Ngày khách 4.953 5.820 7.015 867 17,51 1.195 20,53 Khách nội địa kháchNgày 15.823 16.219 18.642 396 2,50 2.423 14,94 Thời gian lưu trú bình quân Ngày 2,40 2,29 2,53 Khách quốc tế Ngày 2,57 2,80 2,97 Khách nội địa Ngày 2,35 2,15 2,40
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy khách nội địa vẫn là nguồn khách của khách sạn, khách nội địa luôn chiếm tỷ trọng trên 75% trong tổng lượt khách. Trong khi đó khách quốc tế thường chỉ chiếm tỷ trọng dưới 22%. Tổng lượt khách đến khách sạn trong 3 năm 2-14 – 2016 có chiều hướng tăng qua từng năm: năm 2015 tăng 11.22% tương ứng với 970 lượt khách so với năm 2014, năm 2016 tăng 5.3% tương ứng với 510 lượt khách so với năm 2015. Trong đó năm 2015 so với năm 2014 thì lượt khách nội địa tăng nhiều hơn so với lượt khách quốc tế, luợt khách nội địa tăng 12.14% tương ứng 816 lượt khách trong khi lượt khách quốc tế chỉ tăng 8% tương ứng tăng 154 lượt khách. Nhưng năm 2016 so với năm 2015 thì tình hình này lại thay đổi chiều hướng ngược lại là lượng khách quốc tế tăng mạnh hơn lượt khách nội địa. Trong khi lượng khách quốc tế tăng 13.76% tương ứng 286 lượt khách còn lượt khách quốc tế tăng 2.97% tương ứng 224 lượt khách.
Đối với tổng ngày khách trong 3 năm đều có chiều hướng tăng. Năm 2015 tăng 6.08% so với năm 2014 tương ứng tăng 1.263 ngày khách, trong đó tăng 17.51% đối với khách quốc tế và tăng 2.5% so với khách nội địa. Năm 2015 tổng ngày khách tăng 16.42% so với năm 2014 tương ứng 3.618 ngày khách, trong đó đối với khách quốc tế tăng 20.53% và khách nội địa tăng 14.94%. Đối với thời gian lưu trú bình quân của khách sạn tăng hay giảm hoàn toàn phụ thuộc vào tổng lượt khách và tổng số ngày khách. Qua số liệu trên ta thấy thời gian lưu trú bình quân của khách sạn tại năm 2015 có chiều hướng giảm so với năm 2014, nhưng đến năm 2015 thì tăng. Đây là một kết quả đáng mừng cho hoạt động kinh doanh của khách sạn. Năm 2015 thời gian lưu trú bình quân là 2.53 ngày, trong đó khách quốc tế có thời gian lưu trú là 2.97 ngày. Điều này chứng tỏ khách sạn đã có biện pháp để giữ chân khách hàng tốt nhất đối với khách quốc tế.
Nguyên nhân làm cho tổng ngày khách tăng là do khách sạn ngày càng hoàn thiện hơn về hệ thống các dịch vụ bổ sung, khách sạn mở thêm dịch vụ massage, cho thuê xe lưu trú… Khách sạn có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thên thiện. Ngoài ra, cơ sở vật chất khá hiện đại,
thiết kế sang trọng cũng đáp ứng được nhu cầu của khách. Đây chính là các yếu tố làm cho khách hàng có cảm giác thoải mái và hài lòng nên thời gian lưu trú tại khách sạn tăng.
Nhìn chung, tình hình thu hút khách của khách sạn trong 3 năm qua ta thấy tăng rõ rệt về tổng ngày khách và thời gian lưu trú bình quân của khách. Tuy nhiên khách sạn cần có các biện pháp để thu hút khách đến lưu trú tại khách sạn nhiều hơn, cả khách quốc tế và khách nội địa.
2.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn
Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn là chỉ tiêu đánh giá cuối cùng của hoạt động kinh doanh, là khoản lợi nhuận thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí. Vì thế, khi thực hiện kinh doanh thì khách sạn phải xem xét hiệu quả mang lại của hoạt động đó. Từ đó, khách sạn định hướng bước phát triển làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh những năm tiếp theo, rút ra kinh nghiệm, phát huy tích cực trong kinh doanh để đạt được kết quả kinh doanh cao nhất.
Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Saigon Tourane được phân tích rõ qua bảng số liệu sau :
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn SaigonTourane (2014-2016) ĐVT : triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tốc độ phát triển(%) SL (%)TT SL (%)TT SL (%)TT 15/14 16/15 Dịch vụ lưu trú 7.977.212 49,15 9.064.098 46,61 12.596.147 47,76 113,62 138,96 Dịch vụ ăn uống 6.215.558 38,31 8.165.214 41,98 11.247.821 42,65 131,36 137,75 Dịch vụ bổ sung 2.035.200 12,54 2.219.256 11,41 2.528.884 9,59 109,04 113.95 Tổng doanh thu 16.227.970 100 19.448.568 100 26.372.852 100 119,84 135,62
Nhận xét :
Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu lưu trú của khách sạn chiếm tỷ trọng cao nhất và dần đi vào ổn định. Tuy tỷ lệ phần trăm trên doanh thu từ năm 2014 đến năm 2015 chiếm từ 49,15% giảm xuống 46,61%, nguyên nhân là do hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mọc lên khá nhiều khách sạn mới, với tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, với cơ sở vật chất đầy đủ và trang bị hoàn toàn mới. Ngoài ra đa số các khách sạn mới này đều nằm ngay trung tâm hay là ven biển khá thuận tiện cho việc đi lại và di chuyển nên được nhiều khách du lịch quan tâm hơn. Và trong thời gian này thì chất lượng phục vụ về mặt lưu trú của khách sạn có sự sụt giảm bởi chưa có sự cải thiện và nâng cấp cơ sở vật chất, cũng như chất lượng dịch vụ ở khách sạn. Tuy nhiên, ta có thể thấy từ năm 2015 đến năm 2016 tỷ lệ phần trăm trên doanh thu chiếm từ 46,61% tăng lên 47,76%, cho thấy khách sạn đã chú trọng đến nhu cầu của người tiêu dùng, cải thiện được chất lượng phục vụ và dịch vụ của khách sạn nhằm thu hút lại lượng khách du lịch. Tuy tỷ lệ phần trăm doanh thu tăng không đáng kể nhưng nó cho thấy rằng khách sạn đã có sự thay đổi trong công tác quản lý về chất lượng phục vụ và dịch vụ.
Doanh thu từ dịch vụ ăn uống của khách sạn cũng có dấu hiệu tăng dần qua các năm, cụ thể là từ năm 2014 đến năm 2016 tỷ lệ phần trăm trên doanh thu tăng từ 38,31% lên 42,65%. Điều này cho thấy chất lượng phục vụ ăn uống của nhà hàng vẫn giữ ổn định nhưng lại không có vượt trội nổi bật. Lý do là bởi hiện nay các nhà hàng độc lập ở thành phố Đà Nẵng được xây dựng quá nhiều, nhu cầu ăn uống của khách du lịch cũng khá phong phú, và tùy theo sở thích của tùng người thì họ muốn thưởng thức món ăn từ nhiều địa điểm khách nhau, ngoài ra thì các nhà hàng này đều nằm ngay trung tâm hoặc sát biển, đặc biệt là các nhà hàng hải sản rất thu hút khách du lịch. Chính vì vậy nhà hàng của khách sạn muốn duy trì được chất lượng và số lượng khách du lịch thì cần phải có những quảng cáo hay chính sách thu hút khách hợp lý hoặc đẩy mạnh hoạt động nhà hàng trong phục vụ tiệc, phục vụ bữa trưa cho khách, hướng đến các đối tượng tổ chức tiệc cưới , liên hoan.
Doanh thu các dịch vụ bổ sung chiếm tỉ lệ thấp và đang có xu hướng giảm dần. Ta có thể thấy từ năm 2014 đến năm 2016, tỷ lệ phần trăm trên doanh thu chiếm từ 12,54% giảm xuống 9,59%. Nguyên nhân là do khách du lịch lưu trú lại khách sạn ít sử dụng các dịch vụ bổ sung, đặc biệt là dịch vụ sauna – steambath – jacuzzi – massage thường ít được sử dụng. Trong một khách sạn nếu khai thác tốt các dịch vụ bổ sung có thể dễ đẩy doanh thu tăng cao. Chính vì vậy, khách sạn cần tập trung nâng cấp chất lượng dịch vụ massage. Khách sạn cũng đã tập trung vào các dịch vụ phòng hội nghị, tiệc cho thấy khách sạn cũng đang đẩy mạnh chiến lược thu hút khách du lịch và để gia tăng thêm doanh thu từ các dịch vụ này.
2.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng (2014 – 2016)
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Số lượng Tốc độ phát triển (%) 2015/2014 2016/2015 2014 2015 2016 CL TĐPT CL TĐPT Tổng chi phí 3.474.812 3.632.850 4.357.980 158.668 104,55 725.132 119,96 Tổng lợi nhuận 2.740.746 4.532.364 6.889.931 1.791.618 165,36 2.357.567 152,02 Tổng doanh thu 6.215.558 8.165.214 11.247.821 1.949.656 131,37 3.082.607 137,75
(Nguồn : phòng kế toán tài vụ khách sạn Saigon Tourane)
Nhận xét:
Qua bảng sống liệu, ta thấy rằng doanh thu của khách sạn qua 3 năm tăng. Mức tăng của năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, tốc độ phát triển năm 2015/2014 là 31,37% tương ứng với số tiền tăng 1.949.656 triệu động, tốc độ phát triển năm 2016/2015 là 37,75% tương ứng với số tiền tăng 3.082.607 triệu đồng.
Về tổng chi phí của nhà hàng thì tăng đều qua các năm và tốc độ tăng ở mức ổn định. Cụ thể tốc độ phát triển năm 2015/2014 là 4,55%, tương ứng với số tiền 158.668 triệu đồng, và tốc độ phát triển năm 2016/2015 19,96%, tương ứng với số tiền 725.132 triệu đồng… Tuy tổng chi phí có tăng nhưng nếu so sánh với doanh thu thì tình hình sử dụng chi phí như vậy là tương đối tốt và hiệu quả. Điều này cho ta thấy được có sự kiểm soát tốt chi phí của nhà hàng.
Tổng chi phí của nhà hàng tăng là do giá cả của yếu rố đầu vào tăng cao, và do nhà hàng phải mua hàng hóa và nguyên vật liệu chế biến để phục vụ nhu cầu ăn uống của khách. Với những loại thực phẩm tươi sạch an toàn thì thường có giá cả cao hơn so với các loại thực phẩm chưa qua kiểm chứng. Ngoài ra, chi phí tăng là do nhà hàng có sự đầu tư nâng cấp lại cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Nhưng nhìn chung thì việc nâng cấp cơ sở vật chất vẫn còn triệt để, vẫn thấy có sự do dự bởi chi phí bỏ ra cho việc nâng cấp là chưa đủ.
Về lợi nhuận, ta thấy tổng lợi nhuận của khách sạn tăng đều qua các năm. Tuy tốc độ phát triển có sự giảm và chậm lại nhưng mức tăng của năm sau cũng vẫn cao hơn năm trước. Cụ thể, tốc độ phát triển năm 2015/2014 là 65,36%, tương ứng với số tiền tăng 1.791.618 triệu đồng; tốc độ phát triển năm 2016/2015 là 52,02%, tương ứng với số tiền tăng 2.357.567 triệu đồng.
Tổng lợi nhuận của nhà hàng đạt được như vậy là do tổng doanh thu của nhà hàng tăng đều và nhà cũng kiểm soát tương đối tốt chi phí dẫn đến việc tăng lợi nhuận của nhà hàng. Kết quả này cho ta thấy được, nhà hàng cũng đã có chính sách thu hút khách hợp lý đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
2.4 Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật tại nhà hàng2.4.1 Tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật 2.4.1 Tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật
Màu sắc trong phòng ăn được thiết kế một cách hài hòa: trần nhà, nền nhà có màu trắng và hệ thống chiếu sáng có màu vàng, cửa sổ và cửa chính hình ô vuông bằng kính không màu tạo sự trang trọng sạch sẽ, trong phòng ăn có xây dựng những cột khối tròn to được áp gỗ xung quanh tạo cảm giác vững chải, kiên cố cho phòng ăn. Trong phòng ăn có những vật liệu trang trí như: các chậu cây cảnh, hoa tươi được đặt ở những vị trí thích hợp trong phòng ăn. Sự phối hợp màu sắc cùng với cách bày trí các đồ vật thích hợp tạo cho khách cảm giác thoải mái dễ chịu khi ăn, đồng thời phòng ăn rất thông thoáng giúp nhìn thấy những cảnh bên ngoài.
Hệ thống âm thanh ánh sáng bao gồm: loa, âm ly, micro có dây, micro không dây,
màn hình, máy chiếu, hệ thống chiếu sáng, đèn chùm, đèn led…
Các thiết bị máy móc: quầy kính lạnh, tủ lạnh, máy pha cà phê, bình đựng ngũ cốc,
bình giữ nhiệt, phích đun nước siêu tốc…
Xe đẩy phục vụ: có 2 loại xe đẩy là loại 2 tầng và loại 3 tầng dùng để phục vụ món
ăn, các loại điểm tâm nguội, hoặc có thể dùng đựng dụng cụ ăn uống khi đặt bàn hoặc dọn bàn. Ngoài ra còn có thêm loại xe đẩy dùng để đẩy các loại nước uống đóng chai.
2.4.1.2 Các loại dụng cụ phục vụ ăn uống