Mỗi dân tộc khác nhau có phong cách ăn khác nhau và các món ăn phải phù hợp với khẩu vị riêng của họ. Từ kiến trúc của nhà hàng cho đến biển hiệu để tên có những nét độc đáo riêng mang phong cách, màu sắc mà dân tộc ưa chuộng.
Nhà hàng Trung Quốc
Chuyên phục vụ các món ăn trung quốc, diện tích phòng ăn phải rất rộng, bàn ăn thường là bàn tròn, mặt bàn xoay để phù hợp với số lượng khách dao động từ 8-10 hay 1
người một bàn. Khoảng cách giữa các bàn phải xa nhau, đủ chổ cho nhân viên thực hiện thao tác rót: đứng từ xa mà vẫn rót được nươc vào ly, tách cho khách. Đây là kỹ xảo phục vuvj rất độc đáo của nhà ăn của Trung Quốc, gây ấn tượng và sự than phục của khách hàng.
Nhà hàng Hàn Quốc
Chuyên phục vụ món ăn của Hàn Quốc, trong nhà hàng được chia thành nhiều phòng, có phòng kê bàn ghế cao cho khách thích ngồi ghế cao, có bàn kê bàn ghế thấp (chiều cao của bàn từ 35-40cm), khách ngồi khoanh chân trên chiếc thảm đơn. Dụng cụ chứa đựng thức ăn thường nhỏ để phục vụ riêng cho từng khách.
Nhà hàng Nhật Bản
Chuyên phục vụ các món ăn Nhật Bản: khách hàng không thích ngồi ăn đông, ồn ào. Chính vì vậy trong nhà hàng được thiết kế nhiều phòng ăn nhỏ, chỉ phục vụ cho 4 hoặc 8 người (hai khoang). Ở giữa khoang khách ngồi được bố trí bếp nấu để khách tự chế biến. Nguyên liệu được sơ chế tẩm ươp sẵn cùng nước chấm đi kèm và được bày xung quanh bàn. Sàn phòng ăn thường được làm bằng gỗ, khi vào phòng khách thường để giầy, dép ở ngoài và kéo cửa lại. khách ngồi ăn trên chiếc thảm nhỏ, có thể thòng chân xuống khoảng trống xúng quanh bếp hoặc ngồi khoanh chân. Nhân viên phục phụ không được có mặt trong phòng ăn của khách. Chỉ khi nào khách có nhâu cầu thì gõ cửa, hoặc bấm chuông thì nhân viên phục vụ mới được xuất hiện. Với cách phục vụ này, khách cảm thấy tự nhiên nhưu ở gia đình vì không có người lạ đứng bên cạnh.
Nhà hàng Việt Nam
Địa lý nước việt nam được chia thành ba miền Bắc, Trung, Nam. Tuy rằng cùng một dân tộc nhưng do điều kiện địa lý, khí hậu, kinh tế khác nhau đã tạo nên đặc điểm riêng về khẩu vị ăn uống của mỗi miền.
- Miền Bắc: ăn vừa, ít chua, ít cay.
- Miền Trung; ăn chua, cay nhiều, ngọt đậm.
Từ khẩu vị riêng của từng miền như vậy nên miền nào cũng cũng có những món ăn đặc sản phong phú và độc đáo, mang hương vị và sắc thái riêng của địa phương mình. Mỗi món ăn khác nhau có phương pháp chế biến và cách ăn khác nhau.