Tình hình phát triển du lịch tại Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật tại nhà hàng trực thuộc khách sạn saigon tourane (Trang 97 - 101)

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi. Một cách tiếp cận đa chiều về đánh giá chất lượng du lịch sẽ góp phần hình thành các giải pháp đúng đắn nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Với việc tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách quốc tế, hoạt động xúc tiến quảng bá được đẩy mạnh, các chỉ tiêu phát triển của Ngành đã có những tín hiệu đáng mừng, tiếp tục đà tăng trưởng mới. Trong 3 tháng đầu năm 2016, lượng khách quốc tế đạt 2.459.150 lượt

(tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2015); lượng khách du lịch nội địa đạt 18,7 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 109.137 tỷ đồng (tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2015). Lượng khách đến từ khu vực Đông Bắc Á tăng trưởng cao nhất (Trung Quốc tăng 66%, Hàn Quốc tăng 30%, Hồng Kông tăng 160%, Đài Loan tăng 15% và Nhật Bản tăng 12%). Tất cả các thị trường gửi khách trọng điểm từ châu Âu đến Việt Nam có mức chi tiêu cao đều tăng cao, nhất là từ 05 quốc gia mới được miễn thị thực (Ý tăng 28%, Tây Ban Nha tăng 27%, Anh tăng 23%, Đức tăng 19% và Pháp tăng 11%). Đóng góp từ mức chi tiêu cao của khách du lịch từ các thị trường này đã góp phần nâng tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách du lịch lớn hơn tốc độ tăng trưởng về lượng khách.

Sau khi được bình chọn là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất châu Á, có thể nói du lịch Đà Nẵng đang có sự phát triển vượt bậc, bứt phá về số lượng khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng tăng cùng với sự đa dạng của các loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch đi kèm.

Với sự phát triển vượt trội và mang tính chiến lược lâu dài, Đà Nẵng có thể phát triển thương hiệu du lịch vươn tầm thế giới. Đà Nẵng đang dần tạo được ấn tượng trong lòng khách du lịch.

Đà Nẵng đang dần tạo được ấn tượng trong lòng khách du lịch. Bằng chứng là hiện nay thành phố có khoảng 390 khách sạn với hơn 13.600 phòng, trong đó số lượng khách sạn Đà Nẵng đạt chuẩn từ 3 sao trở lên đang tăng dần trong các năm gần đây. Các thương hiệu lớn như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Novotel, Hyatt Regency Danang Resort and Spa, Vinpearl, Pullman… lần lượt đến với thành phố đã làm gia tăng chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch. Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hội Lữ hành Đà Nẵng, cho rằng với sự đầu tư nhanh về hạ tầng cùng với việc tạo môi trường thông thoáng, trong tương lai Đà Nẵng sẽ là mảnh đất màu mỡ để các nhà đầu tư “rót tiền” vào đây vì họ nhận thấy được sự an toàn

về đồng vốn cùng với khả năng sinh lời cao và mức sống thoải mái hơn so với các thành phố lớn ở Việt Nam.

Việc kêu gọi đầu tư và các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào hạ tầng đã tạo cho Đà Nẵng một hệ thống các khu nghỉ mát, khách sạn, trung tâm mua sắm, trung tâm văn hóa, sân golf… thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của các thị trường du khách đa dạng, đặc biệt là thị trường khách du lịch MICE cao cấp. Những năm gần đây, một số cuộc gặp gỡ giữa các bộ trưởng du lịch ASEAN, các cuộc họp APEC, các sự kiện lớn… thường được tổ chức tại Đà Nẵng. Đặc biệt, cuối năm 2013, dàn chuyên cơ của các vị khách VIP bao gồm những chính khách nổi tiếng như cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell và hàng chục tỷ phú đến từ Arab, Hong Kong, Singapore… tụ họp tại Đà Nẵng càng chứng tỏ sức lôi cuốn mãnh liệt về du lịch MICE của thành phố ven sông Hàn. “Với thị trường khách MICE, Đà Nẵng đã dần tạo được thương hiệu về một thành phố sự kiện mang tầm quốc tế, về một trung tâm tổ chức hội nghị cao cấp đủ sức phục vụ các vị khách nhà giàu. Việc “ghi điểm” trong mắt các chính khách hàng đầu thế giới này đã giúp Đà Nẵng dần trở thành địa điểm du lịch MICE nổi tiếng ở châu Á”, ông Amir Ahmad Mohamad, Tổng quản lý Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Plaza Đà Nẵng, nhìn nhận.

So với những tỉnh, thành lớn ở hai đầu đất nước, Đà Nẵng bắt tay vào làm du lịch trong khoảng vài năm trở lại nhưng đã tạo được sự bứt phá mạnh mẽ. Trong rất nhiều hội nghị, hội thảo về du lịch do Tổng cục Du lịch tổ chức, cái tên “Đà Nẵng” luôn gợi đến hình ảnh môi trường du lịch uy tín, giá cả bảo đảm, tình trạng chèo kéo du khách ít xảy ra và đặc biệt là chương trình “5 không”, “3 có” của thành phố đã tạo ra những hiệu ứng tích cực cho du lịch. Vì vậy, Đà Nẵng thường được chọn làm “đầu tàu”, tiên phong trong các mô hình du lịch như thành lập trung tâm hỗ trợ du khách, cơ sở du lịch đạt chuẩn, đội chuyên trách trật tự du lịch… Các hoạt động thu hút du khách như “Thiên đường miền Trung”, “Con đường di sản miền Trung” và các đợt quảng bá roadshow, các tour farmtrip từ hai đầu đất nước về Đà

Nẵng... cũng lấy thành phố ven sông Hàn làm trung tâm đã tạo ra sức hút mới với du khách ở khắp mọi miền đất nước.

Ngoài ra Đà Nẵng còn đang vươn mình nâng tầm thương hiệu vươn ra thế giới. Không chỉ là trung tâm du lịch hàng đầu miền Trung, Đà Nẵng còn đại diện cho “nhan sắc” du lịch Việt Nam tham dự rất nhiều cuộc thi lớn trên đấu trường quốc tế. Năm 2013, Đà Nẵng được tạp chí du lịch uy tín hàng đầu châu Á Smart Travel Asia bình chọn là 1 trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất châu Á đã kích thích lượng khách quốc tế đến thành phố nhiều hơn. Mới đây nhất, sự kiện Đà Nẵng lọt vào top “10 thành phố mới nổi, hấp dẫn nhất châu Á” do trang mạng đặt phòng hàng đầu châu Á Agoda.com bình chọn là bằng chứng thuyết phục các nhà đầu tư về tương lai tốt đẹp của du lịch thành phố.

Theo các chuyên gia du lịch nhận định, cùng với những cái tên như Osaka (Nhật Bản), Chiangrai (Thái Lan) hay Mandalay (Myanmar), việc Đà Nẵng có tên trong danh sách này đã chắp cánh cho thương hiệu du lịch thành phố vươn tầm quốc tế. “Từ đây, du lịch Đà Nẵng có thể tự tin hội nhập thế giới, không chỉ là ở những thị trường quen thuộc như châu Á mà tìm kiếm thị trường mới ở châu u, châu Mỹ. Cùng với việc tổ chức thành công những sự kiện tầm cỡ như cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, điểm hẹn mùa hè, cuộc thi Marathon quốc tế… càng đưa con thuyền du lịch Đà Nẵng vươn mình ra biển lớn”, ông Amir nhận định.

Việc đón bắt được nhiều cơ hội của quá trình hội nhập cùng với sự xuất hiện của các thương hiệu du lịch toàn cầu trong vài năm trở lại đây như “Khu nghỉ dưỡng hàng đầu châu Á”, “Thành phố phong cảnh châu Á”… đã làm đa dạng hơn nguồn khách quốc tế đến Đà Nẵng. Năm 2014, ngoài những thị trường tiềm năng quen thuộc như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga, ngành du lịch thành phố còn tìm kiếm những thị trường mới như Nhật Bản, Thái Lan và thị trường Bắc u để đạt được mục tiêu đón hơn 800.000 khách quốc tế trong năm nay và 1 triệu khách trong năm 2015. “Việc quảng bá hình ảnh du lịch thành phố trên thị trường quốc tế giúp cho việc khai thác được nhiều nguồn khách tiềm năng hơn, đồng thời tạo điều kiện

cho các doanh nghiệp thành phố tiếp thu kinh nghiệm làm du lịch chuyên nghiệp của các doanh nghiệp nước ngoài”, ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng, cho hay.

Với việc đưa du lịch Đà Nẵng ngày càng có tên trên bản đồ thế giới như một điểm đến an toàn và hấp dẫn, có thể khẳng định ngành du lịch Đà Nẵng có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của thành phố, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân, thu hút đầu tư, nâng cao vị thế và hình ảnh của Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật tại nhà hàng trực thuộc khách sạn saigon tourane (Trang 97 - 101)