Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm công cụ
2.1.3. Khái niệm cơ hội phát triển
Khái niệm “cơ hội phát triển” là sự tổ hợp của hai thuật ngữ “cơ hội” và “phát triển. Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi sử dụng khái niệm về phát triển của Philippe Deubel (2008), theo đó, phát triển là quá trình chuyển đổi những giá trị, chuẩn mực, cấu trúc kinh tế - hội theo hướng tích cực hơn.
Như vậy, căn cứ theo nội hàm của thuật ngữ cơ hội được tác giả Abbay đề cập ở trên, cũng như của thuật ngữ phát triển mà Philippe Deubel đưa ra, trong khuôn khổ luận án này, khái niệm cơ hội phát triển được hiểu là sự nhận định của con người về một khoảng thời gian hoặc một dịp thuận lợi giúp các cá nhân thực hiện hoặc nắm bắt một điều gì đó nhằm tạo ra sự chuyển đổi một hoặc một số giá trị, chuẩn mực, cấu trúc kinh tế - xã hội theo hướng
tích cực hơn dù rằng nó có thể tạo ra những nguy cơ ngoài dự kiến đối với cá nhân đó và có thể là với cả cộng đồng”.
Tuy nhiên, khái niệm cơ hội phát triển được đưa ra ở trên có phạm vi bao quát rộng bởi ngồi đề cập đến các giá tri, chuẩn mực, nó c n đề cấp đến các cấu trúc kinh tế và hội, do vậy, trong khuôn khổ luận án này chúng tôi chỉ đề cập đến cơ hội phát triển, cũng như nguy cơ do thu hồi đất tạo ra theo những nội dung sau:
Cơ hội chuyển đổi việc làm, nâng cao trình độ chun mơn/kỹ thuật.
Cơ hội nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống
Cơ hội nâng cao hiểu biết về quyền lợi khi có đất bị thu hồi.
Nguy cơ suy thóai các giá trị, chuẩn mực, lối sống truyền thống tốt đẹp, cũng như nguy cơ sa vào nạn hội.
Theo diễn giải của tác giả Abbay nêu trên, cơ hội có điểm khởi đầu và điểm kết thúc, đồng thời chỉ là động lực thúc đẩy con người hành động, nhưng không đảm bảo mọi hành động của con người đều đạt kết quả tích cực. Do vậy, cơ hội phát triển trong luận án này cũng có điểm khởi đầu và điểm kết thúc được thể hiện qua các cột mốc trước và sau năm 2015, đồng thời không phải mọi chủ thể liên quan đều đạt được kết quả như nhau.