Cơ hội nâng cao thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ hội phát triển của nhóm cư dân bị thu hồi đất trong khu vực giải phóng mặt bằng tại huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 103 - 108)

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.2. Cơ hội nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống

4.2.1. Cơ hội nâng cao thu nhập

Việc làm và thu nhập ln có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thu nhập chính của người lao động Việt Nam đến từ các hoạt động lao động, một phần khác đến từ các hoạt động đầu tư góp vốn hoặc cho thuê tài sản. Do vậy, ngoài nguồn thu nhập từ lao động, nhiều người c n có thêm các nguồn thu nhập khác.

Bảng 4.2.1. Cơ hội gia tăng thu nhập của người dân có đất bị thu hồi tại huyện Vũ Thư (so sánh với nhóm dân cư khơng bị thu hồi đất) (%)

Từ 2015 trở lại Sau 2015

ị thu hồi Không bị thu hồi Tổng ị thu hồi Không bị thu hồi Tổng

Cơ hội gia tăng số lượng nguồn thu nhập p 1 < 0,05 p 2 < 0,05 1 nguồn 25,4 9,5 14,2 16,9 9,5 11,7 2 nguồn 60,6 46,4 50,6 82,4 38,5 51,5 3 nguồn 14,1 44,1 35,2 0,7 43,8 31,0 4 nguôn trở lên 0,0 0,0 0,0 0,0 8,3 5,8

Cơ hội gia tăng mức độ hài l ng về thu nhập p 1 < 0,05 p 2 < 0,05 Rất hài lòng 0,0 11,8 8,3 0,0 11,8 8,3 Hài lòng 39,4 30,2 32,9 16,9 34,0 29,0 ình thường 54,2 58,0 56,9 49,3 39,3 42,3 Khơng hài lịng 6,3 0,0 1,9 32,4 14,8 20,0 Rất không hài l ng 0,0 0,0 0,0 1,4 0,0 0,4

Cơ hội nâng cao khả năng đảm bảo cuộc sống bằng thu nhập p 1 < 0,05; p 2 < 0,05 Rất đảm bảo 0,0 19,5 13,8 0,0 19,5 13,8 Đảm bảo 3,5 29,3 21,7 20,4 38,8 33,3 ình thường 90,1 51,2 62,7 45,8 41,7 42,9 Không đảm bảo 6,3 0,0 1,9 33,8 0,0 10,0

Cơ hội gia tăng tiết kiệm thu nhập p 1 < 0,05; p 2 < 0,05 Có 66,9 50,6 55,4 47,9 70,7 64,0 Không 33,1 49,4 44,6 52,1 29,3 36,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 N 142 338 480 142 338 480

(Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài luận án, 2017; Ghi chú: p1 phản ánh giá trị kiểm định của bảng số liệu từ 2015 trở lại; p2 phản ánh giá trị kiểm định của bảng số liệu sau 2015)

Sau thu hồi đất, số lượng nguồn thu nhập của nhóm có đất bị thu hồi có sự thay đổi nhất định. Tỷ lệ có 1 nguồn hoặc 3 nguồn giảm uống ở mức tương ứng 8,5 điểm % và 13,4 điểm %, trong khi đó, tỷ lệ nhóm có 2 nguồn tăng thêm 21,8 điểm %. Khơng trường hợp nào trong nhóm này có từ 4 nguồn trở lên “ Trước thì gia đình chỉ trơng chờ vào mấy sào ruộng để cấy hái, giờ lấy

một ít đất ruộng thì vẫn cấy hái nhưng có tiền thì mở thêm tiệm tạp hóa và mua

cái xe cho thằng con chạy xe ôm” ( Nam, 56 tuổi, có đất bị thu hồi), hay“

Nguồn thu của gia đình thì có thêm nguồn thu nhập; nhưng nói thật tơi thấy nó khơng ổn định, nếu cho tơi lựa chọn tơi vẫn muốn làm nơng nghiệp vì đấy là nghề truyền thống ở cái đất Thái Bình này rồi” ( Nữ, 50 tuổi, có đất bị thu hồi)

Tỷ lệ thay đổi số lượng nguồn thu nhập của người dân có đất bị thu hồi diễn ra mạnh m hơn so với tỷ lệ tương ứng của nhóm khơng bị thu hồi. Kết quả điều tra về số lượng nguồn thu nhập của nhóm dân số này ghi nhận tỷ lệ có 2 hoặc 3 nguồn của nhóm này giảm lần lượt 8,0 và 0,3 điểm %. Trong khi đó, tỷ lệ có 1 nguồn khơng thay đổi và tỷ lệ có từ 4 nguồn trở lên tăng thêm 8,3 điểm %.

Đối chiếu với thơng tin về tình hình lao động - việc làm ở trên cho thấy, nhóm khơng có đất bị thu hồi có tỷ lệ dịch chuyển lao động thấp hơn nhóm bị thu hồi, do vậy, họ ít có cơ hội gia tăng số lượng nguồn thu nhập so với nhóm này. Trong khi đó, số người bị thu hồi đất (nhờ tỷ lệ thiếu việc làm giảm và tỷ lệ “ln có nhiều việc làm” tăng) có thêm nguồn thu nhập mới từ số tiền đền bù và l i suất tiết kiệm nhờ gửi khoản tiền mới có được này vào ngân hàng.

Như vậy, hoạt động thu hồi đất đ góp phần tạo cơ hội gia tăng số lượng nguồn thu nhập cho người dân có đất bị thu hồi, mặc dù điều đó khơng giúp thành viên nào trong nhóm có thêm nguồn thu nhập thứ tư. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng số lượng nguồn thu nhập từ 1 sang 2 hoặc 3 cao hơn so với tốc độ tương ứng của nhóm khơng bị thu hồi. Câu hỏi đặt ra, sự gia tăng này có dẫn đến sự hài l ng về thu nhập của người dân huyện Vũ Thư?

Thực tế, sau thu hồi đất, đa số người dân có đất bị thu hồi đánh giá thu nhập của họ ở mức độ bình thường (54,2% trước thu hồi và 49,3% hiện nay), tỷ lệ đánh giá thu nhập ở mức độ hài l ng/rất hài l ng trước thu hồi đất cao hơn tỷ lệ đánh giá ở mức không hài l ng/rất không hài l ng (34,9% so với 6,3%). Tuy nhiên, tỷ lệ đánh giá này có sự thay đổi sau thu hồi đất. Do vậy, mặc dù số lượng nguồn thu nhập gia tăng, nhưng mức độ thỏa m n về thu nhập của người dân có đất bị thu hồi giảm uống. Nhóm hài l ng hoặc đánh giá bình thường về thu nhập có tỷ lệ giảm 22,5 điểm % và 4,9%, đồng thời nhóm đánh giá khơng hài l ng tăng thêm 26,1 điểm %. Kết quả phỏng vấn sâu những người không hài l ng với mức thu nhập sau khi bị thu hồi đất cho thấy, mặc dù có thêm nguồn thu nhập, nhưng giá trị của nguồn thu này khơng lớn, trong khi đó họ mất đi một nguồn cung cấp thực phẩm “Nhà tôi gửi tiền

đền bù đất vào ngân hàng nên có thêm khoản tiền lãi tiết kiệm, nhưng chả bõ bèn gì, trước đây có mảnh vườn dùng đê chăn gà, ni vịt, trồng rau cịn lo được cái ăn hàng ngày, giờ bị lấy mất rồi (bị thu hồi), tự dưng phải bỏ tiền ra mua thêm cái ăn (Nữ, 47 tuổi, có đất bị thu hồi)” hay “Anh thử tính hộ tơi xem trước đây dù gì tấc đất tấc vàng; lấy đất rồi thì coi như tay trắng; tơi được đền bù tiền đó nhưng tơi thấy bức xúc lắm làm sao thoả đáng được cơ chứ…”

( Nam 45 tuổi, có đất bị thu hồi), tương tự, “Gia đình tơi bị lấy đất và đền bù

tiền để mua cái nhà này ở khu tái định cư, tiền chẳng đủ xây và cũng không dám mua đồ đạc gì thêm, nhìn cái nhà mà thấy tiếc cái nhà ở ngồi kia q. Thế chắc anh hiểu tơi có hài lịng khơng? ( Nam 49 tuổi, có đất bị thu hồi)

Kết quả này hoàn toàn khác biệt với kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Sơn và Trần Tiến Khai (2016) bởi nghiên cứu của hai tác giả này cho thấy khi số lượng nguồn thu nhập tăng lên thì thu nhập của người lao động cũng tăng theo. Nhóm có một nguồn thu nhập duy nhất có mức thu nhập trung bình hàng tháng tương đương 67,6% mức trung bình của nhóm có 2 nguồn thu và chỉ đạt 43,3% mức trung bình của nhóm có từ 3 nguồn thu trở lên, do vậy,

mức độ hài l ng về thu nhập của người dân tăng lên khi số lượng nguồn thu nhập tăng lên.

Điều này cho thấy, mặc dù hoạt động thu hồi đất tại huyện Vũ Thư đ tạo cơ hội làm gia tăng số lượng nguồn thu nhập cho người dân có đất bị thu hồi, nhưng sự gia tăng này chưa tạo ra sự hài l ng về thu nhập của nhóm dân số này bởi chi phí sinh hoạt thường nhật mà họ bỏ ra cao hơn so với trước đây.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ người dân có đất bị thu hồi cho biết thu nhập đảm bảo cuộc sống tăng thêm 16,9 điểm % so với trước khi thực hiện chính sách này. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 9,5 điểm % của nhóm khơng bị thu hồi. Mặc dù vậy, nhiều người bị thu hồi đất cũng phàn nàn thu nhập không đảm bảo cuộc sống. Tỷ lệ này tăng thêm 27,5 điểm % so với trước.

Điều này có nghĩa, hoạt động thu hồi đất góp phần tạo ra sự tác động 2 chiều đến nhóm người dân có đất bị thu hồi bởi một mặt nó giúp một bộ phận nhóm dân số này cải thiện chất lượng cuộc sống bằng thu nhập, mặt khác, nó khiến chất lượng cuộc sống của một bộ phận khác đi uống bởi thu nhập của họ không đủ đảm bảo cho các chi phí sinh hoạt thường nhật ngày càng tăng cao.

Thực tế thu nhập không đảm bảo cuộc sống có thể là nguyên nhân khiến tỷ lệ tiết kiệm thu nhập của nhóm dân cư bị thu hồi đất giảm từ 66,9% trước thu hồi đất uống c n 47,9% hiện nay. Ngược lại, tỷ lệ tiết kiệm từ thu nhập của nhóm khơng bị thu hồi tăng từ 50,6% lên 70,7% “Trước khi bị thu hồi đất, nói thật nhà tơi cũng tích luỹ được chút chút để lo các việc lớn; công việc làm nông và kiếm thêm các việc nhỏ khác năng nhặt chặt bị thôi, nhưng … sau khi bị thu hồi đất chúng tôi phải chi tiêu nhiều thứ như là xây dựng nhà cửa, mua sắm và hơn nữa chỗ này giá cả đắt đỏ nữa nên chẳng còn đồng nào nhiều để tích luỹ, thậm chí cịn tiêu nhiều vào cái tiền hồi trước đã tích luỹ.”

Như vậy, mặc dù hoạt động thu hồi đất tạo cơ hội làm gia tăng số lượng nguồn thu nhập của người dân bị thu hồi, nhưng sự gia tăng này không đi kèm chất lượng. Tỷ lệ không hài l ng về thu nhập của nhóm dân số này giảm 22,5 điểm % và tỷ lệ không hài l ng hoặc rất không hài l ng tăng thêm 27,5 điểm %. Tương tự, tỷ lệ cho rằng thu nhập giúp họ đảm bảo cuộc sống tăng chậm hơn so với tỷ lệ cho rằng thu nhập không đảm bảo cuộc sống (16,9 điểm % so với 27,5 điểm %). Do vậy, khả năng tiết kiệm thu nhập của nhóm dân số này giảm 19,0 điểm %. Đây chính là nguyên nhân khiến chất lượng cuộc sống hiện nay của người dân huyện Vũ Thư đi uống so với trước thu hồi đất“Tôi

nhận thấy cuộc sống hiện nay không được như trước, chúng tôi bị thu hồi đất rồi đền bù giá khơng tương xứng; tiền ít chẳng biết làm gì, cuộc sống khi chuyển đến khu tái định cư này rất buồn chán, nói chung chất lượng khơng tốt…” ( Nam,51 tuổi, có đất bị thu hồi) và “Trước khi thu hồi đất, gia đình có làm nơng để tự cung tự cấp và cũng có một chút tiết kiệm nhưng hiện nay nhiều thứ phải chi, giá cả cái gì cũng tăng lên, không đủ tiền chi trả huống chi là gửi tiết kiệm. Tơi đang lo lắng nếu có mệnh hệ gì thì chẳng có gì mà chi

trả. Nhiều việc phải lo lắm anh ạ, cuộc sống bấp bênh.” (Nữ, 50 tuổi, có đất

bị thu hồi)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ hội phát triển của nhóm cư dân bị thu hồi đất trong khu vực giải phóng mặt bằng tại huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)