Sự mâu thuẫn về cơ chế minh bạch của hoạt động thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ hội phát triển của nhóm cư dân bị thu hồi đất trong khu vực giải phóng mặt bằng tại huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 82 - 84)

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích hoạt động thu hồi đất

3.3.1. Sự mâu thuẫn về cơ chế minh bạch của hoạt động thu hồi đất

Hoạt động thu hồi đất ở Vũ Thư được thực hiện một cách công khai, minh bạch, tuy nhiên, tính chất phức tạp của nó đ tạo ra nhiều mối bận tâm, lo lắng, bất bình cho một bộ phận người dân nơi đây.

Chủ trương thu hồi đất của huyện Vũ Thư nêu rõ những hộ gia đình có đất nằm trong diện thu hồi đều cần được biết đầy đủ thông tin liên quan mục đích thu hồi, diện tích bị thu hồi, các khoản tiền đền bù, hỗ trợ (thông tư số 30/2004/TT- TNMT, 2004). Chủ trương này “đã được quán triệt cho mỗi

cán bộ/nhân viên, chúng tôi luôn vận dụng khi đi giải thích cho người dân lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm tuân thủ các quy định của Nhà nước (trích đoạn

phỏng vấn sâu cán bộ ph ng Tài nguyên và Môi trường)”.

Trên thực tế, quy trình thơng báo việc triển khai các dự án thu hồi đất được đánh giá là “đúng quy trình, thủ tục, đảm bảo công khai, minh bạch.

Người dân được thông báo nhiều lần qua các kênh như như phát loa, trưởng thôn, thông báo dán tại trụ sở (trích đoạn phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách

công tác thu hồi đất)”.

Điều này được người dân huyện Vũ Thư thừa nhận, theo đó, chính quyền địa phương đ thông báo tình hình thu hồi đất đến các hộ gia đình thơng qua 4 kênh khác nhau, đó là: trưởng thơn, loa phát thanh, dán thông báo tại trụ sở và họp dân “ông trưởng thôn đến tận nhà tôi cho biết năm nay

nhà tơi sẽ bị thu hồi đất, ơng ấy nói nhiều lắm và bảo tơi mấy hơm nữa sẽ có thông báo dán ở ủy ban, tơi chỉ việc lên đó đọc là biết (Nam, 57 tuổi, có đất bị

thu hồi)”, “hàng ngày loa đều phát cho chúng tôi biết, chính quyền cũng tổ

chức họp các hộ gia đình để thơng báo và trao đổi tiền đền bù (Nữ, 65 tuổi,

có đất bị thu hồi)”.

Như vậy, việc thơng báo tình hình triển khai các dự án thu hồi đất được chính quyền địa phương thực hiện một cách rõ ràng, đảm bảo sự thông suốt

đến mọi người dân. Tuy nhiên, chưa hẳn mọi hoạt động thu hồi đất đều được người dân đánh giá tốt.

Kết quả phỏng vấn sâu tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái ình cho thấy trong khi một số ý kiến cho rằng trình tự thu hồi đất là hợp lý, một số ý kiến khác lại cho rằng trình tự này là khơng hợp lý. Điều này có nghĩa ln tồn tại nhiều luồng ý kiến bất đồng về các hoạt động thu hồi đất được triển khai trên tồn quốc nói chung hoặc tại địa bàn huyện Vũ Thư nói riêng, đồng thời cho thấy tính chất phức tạp của hoạt động này.

Những người đánh giá thủ tục, trình tự thu hồi đất là hợp lý cho biết “họ

có thơng báo cho chúng tơi biết, thường báo trước nhiều ngày , có dán thơng

báo trên UBND xã, ông trưởng thôn cũng đến nhà cho biết (Nữ, 65 tuổi, có

đất bị thu hồi; Nam, 57 tuổi, có đất bị thu hồi)”. Tuy nhiên “họ chỉ thông báo

là thu hồi đất, bảo chúng tơi có gì khơng hiểu thì cứ đọc thơng báo sẽ rõ, tơi đọc khơng hiểu thì tơi mới hỏi (Nữ, 65 tuổi, có đất bị thu hồi), đơi khi gặp họ

(cán bộ thu hồi đất) ở đường mà hỏi thì họ cũng chỉ nói lấp lửng (Nam, 57

tuổi, có đất bị thu hồi)”.

Điều này có nghĩa sự đánh giá hợp lý của nhóm dân cư này chỉ dành cho quy trình triển khai, nghĩa là đánh giá hình thức triển khai các hoạt động thu hồi đất. Trong khi đó, những nội dung cụ thể của việc triển khai lại không được giải thích một cách rõ ràng minh bạch, nghĩa là không hợp lý.

Quan niệm trên được những người đánh giá trình tự thu hồi đất khơng hợp lý ủng hộ “nhà tơi thì chưa bị thu hồi đất, nhưng chỉ nay, mai thôi họ cũng sẽ

thu nốt , tơi hỏi họ quy định (thu hồi đất) đâu thì họ nói việc của bà đấy à, có lấy đất của nhà bà đâu mà bà hỏi , chủ trương của Nhà nước thì phải cho mọi người biết chứ, sao (dân) hỏi mà (cán bộ) lại không trả lời (Nữ, 40 tuổi, khơng

có đất bị thu hồi)”. Như vậy, “nếu hợp lý thì phải thơng báo rõ cho dân hiểu,

sao phải che dấu , anh có gì khuất tất thì anh mới phải dấu, như thế là (hoạt động thu hồi đất) không minh bạch (Nam, 41 tuổi, có đất bị thu hồi)”.

Trong khi đó, kết quả phỏng vấn sâu cán bộ thực hiện chính sách thu hồi đất cho thấy một thực tế khác “trình tự thu hồi đất này đã được phê duyệt từ

trên xuống, người dân được thông báo rõ việc thu hồi đất, có bản đồ quy hoạch rõ ràng, chúng tôi thông báo (đến người dân có đất bị thu hồi) ngày giờ đo đất, ngày lên nhận tiền, mang theo giấy tờ gì để nhận. Mọi thứ như vậy là rất rõ ràng, khơng có gì khuất tất, khơng có gì phải che dấu”.

Các thông tin trên cho thấy cách hiểu về trình tự thu hồi đất giữa người dân và cán bộ thu hồi có sự khác biệt lớn. Theo người dân, một trình tự thu hồi hợp lý thì cần phải có thơng báo rõ ràng, nội dung thơng báo cần cụ thể, chi tiết, cán bộ cần giải thích rõ. Trong khi đó, phía chính quyền thì cho rằng, trình tự hợp lý là trình tự đ được phê duyệt và hình thức thực hiện đảm bảo tính cơng khai. Chính điều này tạo nên sự ung đột, mâu thuẫn giữa người dân có đất bị thu hồi với chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ hội phát triển của nhóm cư dân bị thu hồi đất trong khu vực giải phóng mặt bằng tại huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)