Tiểu kết chương 5

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ hội phát triển của nhóm cư dân bị thu hồi đất trong khu vực giải phóng mặt bằng tại huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 141)

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

5.3. Tiểu kết chương 5

Chương 5 đ phân tích 02 nhóm hệ lụy phát sinh từ thu hồi đất đối với cư dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái ình. Những hệ lụy này liên quan đến nguy cơ thay đổi các giá trị, chuẩn mực và lối sống và nguy cơ sa vào tệ nạn hội của người dân địa phương, từ đó cho thấy thu hồi đất ln có những mặt trái tiêu cực mà ảnh hưởng của nó có thể k o dài đối với cư dân địa phương.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Kết luận về hoạt động thu hồi đất

Kết quả khảo sát cho thấy hoạt động thu hồi đất của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái ình được thực hiện trên cơ sở quy hoạch phát triển vùng do Chính phủ ban hành. Các kế hoạch triển khai được chi tiết hóa theo từng năm và cả lộ trình từ 2010 đến 2020.

Theo sự chỉ đạo của tỉnh Thái ình, cũng như chủ trương của huyện Vũ Thư, mọi hoạt động thu hồi đất đều cần được thực hiện theo quy trình thống nhất do ộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo thống nhất trên toàn quốc.

Tuy nhiên, thu hồi đất luôn là một chủ đề phức tạp với những diễn biến phức hợp, chúng có thể tạo ra sự đồng tình ở một bộ phận dân cư này, đồng thời cũng có thể tạo ra sự bất bình ở một bộ phận dân cư khác ở huyện Vũ Thư.

Mặc dù thừa nhận nhiều hoạt động thu hồi đất được thực hiện một cách cơng khai, minh bạch bằng hình thức thơng báo đến từng hộ gia đình, dán thơng tin tại trụ sở U ND , nhưng nhiều người dân có đất bị thu hồi tại huyện Vũ Thư c n cho rằng tồn tại một số khuất tất, bất công, không minh bạch liên quan đến cơ chế đền bù cho diện tích đất bị thu hồi, do vậy, một bộ phận trong số họ c n tỏ ra băn khoăn, lo lắng, thậm chí bất bình với hoạt động thu hồi đất nơi đây.

Kết quả khảo sát cho thấy, dường như sự băn khoăn, lo lắng, bất bình này gia tăng khi nhiều người dân muốn hỏi rõ về cơ chế đền bù, mức giá đền bù, quy định thu hồi đất mà không nhận được câu trả lời thoả đáng, tức thì của cán bộ triển khai dự án thu hồi.

Cách hiểu không đồng nhất về cơ chế công khai, minh bạch giữa cán bộ phụ trách thu hồi đất và người dân có đất bị thu hồi cũng có thể là nguồn

gốc tạo ra những căng thăng, ung đột ở địa phương. Theo quan niệm của cán bộ phụ trách, sự công khai, minh bạch có nghĩa cung cấp thơng tin đến với người dân thông qua nhiều kênh khác nhau như: trưởng thôn, loa phát thanh, dán thông báo tại trụ sở U ND . Trong khi đó, sự cơng khai, minh bạch theo cách hiểu của người dân địa phương có nội hàm rộng hơn, nó c n bao hàm cả việc giải thích về cơ chế đền bù, mức giá đền bù và nhiều thắc mắc khác, trong khi đó, giai đoạn đầu triển khai dự án thu hồi đất, cán bộ phụ trách dự án chưa thể giải đáp được rõ ràng những thắc mắc này của người dân.

Thực tế, điều mà người dân có đất bị thu hồi ở huyện Vũ Thư quan tâm nhiều là mức giá đền bù đất mà họ nhận được là bao nhiêu?, bởi nếu căn cứ theo khung giá đất do tỉnh Thái ình ban hành thì số tiền mà họ nhận được là quá thấp, với mức giá cao nhất chỉ đạt 4.000.000 đồng/m2

cho những vị trí thửa đất tốt nhất, trong khi đó, mức giá thấp nhất theo quy định chỉ đạt 210.000 đồng/m2. Đây chính là nguyên nhân cơ bản tạo ra sự bức úc, mâu thuẫn, căng thẳng, thậm chí ung đột giữa người dân có đất bị thu hồi với chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, nguyên nhân ung đột này đ được tháo gỡ một cách “kh o l o” khi người dân nhận được câu trả lời, giải thích thoả đáng từ chính quyền địa phương, đó là mức giá đền bù đất được thực hiện theo cơ chế cân nhắc giữa khung giá đất do tỉnh quy định, mức giá thị trường, ngân sách của từng dự án sao cho đảm bảo sự hài h a giữa các bên, nghĩa là đảm bảo mức giá thực nhận của các hộ gia đình cho mỗi m2 đất bị thu hồi s cao hơn mức giá nằm trong khung quy định của tỉnh Thái ình, đồng thời phù hợp với nguồn lực của dự án.

Cơ chế trao đổi, thoả hiệp giữa người dân có đất bị thu hồi và chính quyền địa phương dựa trên sự cân nhắc, điều chỉnh mức giá đền bù cao hơn mức quy định khung nêu trên dẫn đến sự chuyển biến thái độ của người dân huyện Vũ Thư theo hướng tích cực, hợp tác và trao đổi thoải mái. Nhờ thành

công này mà người dân nơi đây ủng hộ hoạt động thu hồi đất và thừa nhận đây là chủ trương phù hợp của Đảng và Nhà nước nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, hội.

Tuy nhiên, dường như trong thâm tâm nhiều người bị thu hồi đất vẫn luôn mong đợi Nhà nước và chính quyên địa phương nâng mức đền bù lên cao hơn, ví dụ tăng thêm 30%, 70%, thậm chí cao hơn so với mức thơng báo, đồng thời, nhiều người cũng có vẻ tỏ ra sự đố kị nhất định với người khác khi thấy họ được áp mức giá đền bù cao hơn.

Kết luận chung, về cơ bản, các hoạt động thu hồi đất đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, chỉ thị của tỉnh Thái ình cũng như chủ trương của huyện Vũ Thư. Mức giá đền bù được ác lập trên cơ sở khung giá đất do tỉnh Thái ình ban hành, mức giá tham chiếu của thị trường và nguồn vốn triển khai dự án nhằm góp phần đảm bảo quyền lợi của người dân, nhờ vậy, các hoạt động thu hồi đất nhận được sự đồng thuận của đa số người dân nơi đây dù rằng trong giai đoạn đầu triển khai chúng đ tạo ra những căng thẳng, mâu thuẫn nhất định giữa người dân có đất bị thu hồi với chính quyền địa phương.

- Kết luận về cơ hội phát triển của nhóm dân cư có đất bị thu hồi đất

Kết quả khảo sát cho thấy hoạt động thu hồi đất góp phần tạo ra tác động khác nhau đến cơ hội phát triển việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi của bản thân, chưa tạo ra nhiều nguy cơ làm áo trộn các mơ hình tổ chức gia đình, các giá trị truyền thống tốt đẹp, cũng như các nguy cơ khiến người dân sa vào tệ nạn hội. Tuy nhiên, sự tác động này có thể là tích cực trong một số trường hợp này và khơng tích cực trong một số trường hợp khác. Cụ thể:

 Hoạt động thu hồi đất góp phần giảm thiểu nguy cơ thiếu việc làm, tăng cường tăng cường cơ hội dịch chuyển lĩnh vực làm việc, vị trí làm việc cho nhóm dân cư bị thu hồi đất và không bị thu hồi đất, nhưng

đồng thời góp phần làm gia tăng nguy cơ thất nghiệp cho nhóm dân cư có đất bị thu hồi.

 Hoạt động thu hồi đất góp phần làm gia tăng số lượng nguồn thu nhập cho cả hai nhóm dân cư bị thu hồi và khơng bị thu hồi đất (nhóm bị thu hồi có tốc độ gia tăng số lượng nguồn thu nhập cao hơn), tuy nhiên, sự gia tăng này không đi kèm chất lượng bởi đa số nhóm có đất bị thu hồi cho rằng chất lượng sống của họ giảm hơn so với trước đây do chi phí sinh hoạt tại địa phương tăng nhanh hơn so với mức thu nhập tăng thêm, do vậy, đa số c n biểu lộ sự không hài l ng với thu nhập hiện tại.

- Kết luận về nguy cơ của nhóm dân cư có đất bị thu hồi đất

 Hoạt động thu hồi đất dường như chưa tạo ra nhiều nguy cơ tác động tiêu cực đến sự ổn định cơ cấu tổ chức gia đình, cũng như duy trì được các giá trị truyền thống tốt đẹp (đề cao yếu tố tinh thần, coi trọng người cao tuổi) cho nhóm dân cư bị thu hồi đất; Đồng thời, chính sách này cũng dường như chưa thể tác động đủ mạnh làm thay đổi các quan niệm/giá trị sống lỗi thời, lạc hậu như quan niệm/giá trị sống: “Vợ luôn vâng lời chồng”, “Phụ nữ thích hợp hơn với cơng việc nội trợ”, hoặc “Đàn ông luôn là trụ cột kinh tế của gia đình”.

 Tuy nhiên, dường như hoạt động thu hồi đất góp phần làm gia tăng các hành vi vi phạm chuẩn mực hội, nhưng cũng góp phần nâng cao nhận thức của người dân nơi đây về các loại tệ nạn này, do vậy, đa số đánh giá đó “là thói ấu cần loại bỏ”.

 Tương tự, hoạt động này dường như góp phần giúp nhiều người dân có đất bị thu hồi và không bị thu hồi nâng cao ý thức trách nhiệm ph ng ngừa sự lây lan của chúng thơng qua việc báo chính quyền/làng can thiệp hoặc trực tiếp can thiệp khi chứng kiến. Mặc dù vậy, dưới sự góp phần tác động khơng tích cực của hoạt động thu hồi đất, nhiều người dân nơi đây (có hoặc khơng có đất bị thu hồi) đ có một số hành vi vi phạm chuẩn mực hội.

2. Kiến nghị

Kiến nghị về hoạt động thu hồi đất

+ Để giảm thiểu sự sự hoang mang, lo lắng, bức úc của người dân mỗi khi có dự án thu hồi đất chuẩn bị được triển khai, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ thực hiện chính sách này, giúp họ hiểu hơn nhiệm vụ, tiến trình thực hiện, cũng như nội dung cơng việc được giao thì cần tiếp tục nghiên cứu ác lập cơ chế triển khai các dự án thu hồi đất một cách công khai, minh bạch, đầy đủ, chi tiết và dễ hiểu đảm bảo một cách hiểu thống nhất giữa người dân và cán bộ.

+ Cơ chế thực hiện dự án thu hổi đất cũng như hệ thống giải đáp thắc mắc của người dân vùng triển khai dự án cần được nghiên cứu cải tiến theo hướng tiếp cận hơn, lắng nghe hơn, phản hồi nhanh chóng hơn, thỏa đáng hơn nhằm tránh những trường hợp không hiểu dẫn đến bức úc trong cộng đồng.

+ Các phương án đền bù thu hồi đất cần được nghiên cứu, thiết kê chi tiết và tiệm cận với cơ chế thị trường nhằm đảo đảm lợi ích tối đa cho nhóm có đất bị thu hồi, cũng như giảm thiểu những thắc mắc, lo lắng của người dân.

+ Cần tiếp tục nghiên cứu cách thức vận dụng linh hoạt các phương án công khai thông tin đến với người dân để hạn chế những luồng tin đồn thất thiệt, gây ra tình trạng hoang mang, lo lắng, cực đoan của người dân.

+ Tiếp tục vận động, tuyên truyền đề cao nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân với Nhà nước trong việc tuân thủ nghĩa vụ thu hồi đất phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - hội, an ninh quốc ph ng, đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp ph ng ngừa, răn đe những đối tượng trục lợi bất chính từ hoạt động thu hồi đất

Kiến nghị về cơ hội phát triển và giảm thiểu nguy cơ đối với nhóm dân cư có đất bị thu hồi đất

Chính quyền địa phương cần nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế, gắn quy hoạch sản uất nông nghiệp với quy hoạch phát triển công nghiệp, dịch vụ, tạo điều kiện để người dân có đất bị thu hồi tìm được việc làm tại chỗ.

Đồng thời với giải pháp trên, chính quyền địa phương cần thực hiện các biện pháp giảm trừ thất nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi nơi đây thơng qua các biện pháp hỗ trợ học nghề, chuyển đổi việc làm, cho vay vốn phát triển sản uất, mở rộng thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế.

Chính quyền địa phương cũng cần tiếp tục nghiên cứu tạo điều kiện thuận lợi cho việc ây dựng và duy trì mơ hình nhóm hỗ trợ vay vốn giúp nhau làm dịch vụ và bn bán nhằm đảm bảo cơ hội có được việc làm của nhóm dân cư bị thu hồi đất nhưng khơng có khả năng chuyển đổi ngành nghề.

Ngồi ra, chính quyền địa phương cũng cần quan tâm thực hiện các biện phương tuyên truyền, giáo dục định hướng nghề nghiệp cho thanh niên (nhóm dễ thất nghiệp và khó tìm được việc làm trên thị trường lao động), đồng thời mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ học vấn/chun mơn cho nhóm dân số này, cũng như cho các nhóm dân cư có nhu cầu nhằm hạn chế rào cản tìm kiếm việc làm cho nhóm dân cư này. Các biện pháp này nhằm mục đích trợ giúp người lao động bị thu hồi đất nhanh chóng thích nghi và tìm kiếm được việc làm mới.

Sự biến đổi quy mơ gia đình dưới tác động của hoạt động thu hồi đất là một tất yếu khách quan, do vậy, cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm của con/cháu với người lớn tuổi nhằm duy trì các giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa gia đình. Đồng thời cần thực hiện tăng cường các hoạt động vận động nam giới tham gia tích cực hơn trong các cơng việc gia đình từ đó giảm thiểu và tiến tới óa bỏ các quan niệm/giá trị sống lạc hậu như “Đàn ông luôn là trụ cột kinh tế của gia đình”, “Phụ nữ thích hợp hơn với cơng việc nội trợ” hoặc “Vợ luôn vâng lời chồng”... Các hoạt động này hướng tới mục đích ây dựng đời sống mới tiến bộ hơn, bình đẳng hơn.

Ngồi ra, địa phương cần chú trọng nghiên cứu tìm ra các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác hại của các hành vi vi phạm chuẩn mực hội và thực hiện nghiêm minh các biện pháp cưỡng chế hành chính đối với những người vi phạm.

3. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Kết quả nghiên cứu trên cho ph p luận án đề uất một số hướng nghiên cứu mới nhằm gia tăng hiệu quả thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và đảm bảo an sinh hội. Các hướng nghiên cứu này bao gồm:

 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thực hiện cơng tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.

 Cơ chế công khai, minh bạch trong công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.

 ây dựng cơ chế đền bù đất, giải phóng mặt bằng theo định hướng thị trường.

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Đặng Quang Trung (2017), “Cơ hội phát triển của nhóm cư dân bị thu hồi đất huyện Vũ Thư tỉnh Thái ình: Nhìn từ lý tuyết phát triển”, Tạp chí Nhân

lực Khoa học xã hội (10/53), tr.49-57

2. Đặng Quang Trung (2014), “Bình đẳng giới trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ và tên chồng”, Tạp chí Nghiên cứu Gia

đình và Giới (24,5), tr.58- 64.

3. Đặng Quang Trung (2017), “Cơ hội phát triển của nhóm cư dân bị thu hồi đất trong khu vực giải phóng mặt bằng tại huyện Vũ Thư tỉnh Thái ình nhìn từ Lý thuyết tương tác hội”, Tạp chí khoa học xã hội và nhân văn (3,2b), tr.340-353.

4. Đặng Quang Trung (2017), “Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái ình”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, (Số đặc biệt kỳ 1), tr.293-296.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Dũng Anh (2014), Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa ở thành phố Đà Nẵng, Luận án

Tiến sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

2. Đinh Lương Minh Anh (2009), Cơ sở chính trị, pháp lý của việc thu

hồi đất tại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Đại học Tổng hợp Pierre Mendes de

France-Viện KH Thanh tra - Thanh tra CP.

3. Báo cáo của cơ quan Phát triển Quốc tế Australia và Quỹ Châu Á (2013), Hòa giải tranh chấp đất đai tại Việt Nam- Phân tích pháp luật hiện hành, các thực tiễn và kiến nghị cho cải cách, Hà Nội, Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ hội phát triển của nhóm cư dân bị thu hồi đất trong khu vực giải phóng mặt bằng tại huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)