Nhóm các nghiên cứu về tác động và cơ hội của việc thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ hội phát triển của nhóm cư dân bị thu hồi đất trong khu vực giải phóng mặt bằng tại huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 39 - 44)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Nhóm các nghiên cứu về tác động và cơ hội của việc thu hồi đất

Đất đai là tư liệu sản uất đặc biệt, giữ vai tr rất quan trọng trong phát triển kinh tế - hội và sự ổn định đời sống của người dân. Trong quá trình phát triển đất nước theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc thu hồi đất để phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và phát triển kinh tế - hội là một quá trình tất yếu, tác động rất lớn đến người bị thu hồi đất. Để bù đắp cho họ một phần thiệt th i đó, Nhà nước ta đ ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC dành cho người bị thu hồi đất, từng bước hoàn thiện

theo hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống và sản uất.Việt Nam đang trong quá trình CNH và ĐTH diễn ra nhanh chóng. Kết quả của q trình này là Chính phủ đ thu hồi số diện tích đất khá lớn khu vực nông thôn để đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng, khu dân cư và các mục đích cơng cộng khác. Giai đoạn 2001 đến 2010 nhà nước đ tiến hành thu hồi gần 1 triệu ha diện tích đất nơng nghiệp (chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất nơng nghiệp của cả nước) chuyển sang mục đích sử dụng phi nơng nghiệp, trong đó có hàng vạn hộ gia đình bị thu hồi đất sản uất nơng nghiệp đ được hỗ trợ chuyển đổi việc làm, nâng cao thu nhập [Ngân hàng thế giới,2011].

Sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản và các hoạt động cần thiết để đảm bảo cuộc sống của con người. Khung phân tích sinh kế của DFID (2012) (Cục Phát triển quốc tế) nhấn mạnh tầm quan trọng của các tài sản sinh kế: vốn hội, vốn con người, vốn vật chất, vốn tự nhiên và vốn tài chính, các tài sản này kết hợp trong nhiều cách khác nhau để tạo ra những kết quả sinh kế tích cực. Trong 5 nguồn vốn này, đất đai (vốn tự nhiên) được em là một tài sản tự nhiên rất quan trọng đối với sinh kế ở khu vực nông thôn. Quyền sử dụng đất đai đóng một vị trí quan trọng và tạo cơ sở để người nông dân tiếp cận, sử dụng các loại tài sản khác và những lựa chọn sinh kế thay thế.

Quỹ đất nông nghiệp những năm qua tiếp tục suy giảm do CNH và ĐTH. Số liệu của Tổng cục Quản lý đất năm 2008, ộ TNMT cho biết bình qn mỗi năm đất nơng nghiệp giảm gần 100.000 ha, đặc biệt năm 2007 giảm 120.000 ha, trong khi mỗi năm số lao động bước ra khỏi ruộng đồng chỉ vào khoảng 400.000 người. Hơn nữa, mức gia tăng dân số ở nông thôn không giảm nhiều như mong đợi, khiến cho bình quân đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm mạnh. Theo báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 của ộ Tài nguyên và Môi trường: Sau 10 năm thi hành Luật, các địa phương đ thu hồi hơn 650.000 ha đất nông nghiệp để phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, quốc ph ng, an ninh và phát triển kinh tế - hội.

Theo số liệu thống kê của ộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn: Chỉ tính riêng đất thu hồi cho các mục đích phát triển kinh tế, ây dựng cơ sở hạ tầng nhà ở, chỉnh trang và phát triển đô thị, Nhà nước đ thực hiện thu hồi đất trong các vùng kinh tế trọng điểm với diện tích khoảng 250.000 ha, việc thu hồi đất nông nghiệp đ tác động đến đời sống của trên 627.000 hộ gia đình, với khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu người khác. Trong đó, có 67% lao động nơng nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, 13% chuyển sang nghề mới, khoảng 20% người thất nghiệp hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Đây là nguyên nhân dẫn đến kết quả 53% số hộ dân bị thu hồi đất có thu nhập giảm so với trước đây, chỉ có khoảng 13% số hộ có thu nhập tăng hơn so với thời điểm trước khi bị thu hồi đất.

Kết quả điều tra của Dự án “Điều tra khảo sát, đánh giá công tác bồi thường, GPMB và giải quyết việc làm cho người dân có đất sản xuất bị thu hồi ở một số tỉnh, thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm”[Viện nghiên

cứu địa chính, 2009] cho số liệu về việc làm tại 2 tỉnh, thành phố: Thành phố Hà Nội trong 8 năm triển khai hơn 2.800 dự án ảnh hưởng gần 180.000 hộ dân, tính riêng (2005- 2008), thành phố thu hồi 1.720 ha đất làm cho 57.580 hộ dân bị mất đất sản uất, 5.927 hộ phải TĐC; tỉnh Vĩnh Phúc từ 2004-2007 thực hiện GPM 293,85 ha đất trong các khu công nghiệp, ngồi khu cơng nghiệp là 84,71 ha. Đến hết năm 2007, tỉnh có trên 30.000 lao động nông nghiệp bị thu hồi đất sản uất nông nghiệp thiếu việc làm, tuy nhiên, nhiều người đ được hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm mới, cũng như tìm kiếm được việc làm trong các khu cơng nghiệp, khu chế uất.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thuận An (2012) “Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới sinh kế của người dân tại dự án xây dựng khu đô thị mới quận Hải An, thành phố Hải Phòng” tổng hợp

diện tích thu hồi đất của 12 tỉnh tính đến tháng 6/2009 là 497.521 ha/tổng số 2.929.727 ha đất nơng nghiệp. Nghiên cứu cũng cho thấy: Tình trạng đáng lo là chỉ có khoảng trên 27% lao động bị thu hồi đất đ tốt nghiệp phổ thông,

14% được đào tạo nghề ngắn hạn. Đặc biệt là số lượng lao động quá tuổi tuyển dụng (trên 35 tuổi) chiếm rất đơng và hầu như khơng có hy vọng tìm được việc làm tốt.

Theo phân tích của các tác giả Nguyễn ình Giang (2012) trong cuốn sách chuyên khảo “Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp ở Việt

Nam”, cũng như của Phan Trung Hiền (2016) trong bài viết “Xác định thiệt

hại và bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất”, thu hồi đất đ tác động

đến an sinh hội của người bị thu hồi đất nói chung và của người nơng dân nói riêng, theo đó, nhiều người mất đi nguồn thu nhập từ các hoạt động sản uất nơng nghiệp, có nguy cơ thất nghiệp hoặc sa vào tệ nạn hội. Tuy nhiên, cũng nhiều người nắm bắt được thời cuộc mới, biết cách sử dụng hợp lý các nguồn tiền đền bù, hỗ trợ thu hồi đất, như đầu từ cho các hoạt động kinh doanh, sản uất phi nơng nghiệp mà có cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Nghiên cứu bài viết của nhóm tác giả Nguyễn Thị Diễn, Vũ Đình Tơn, Philippebailly (2012) về “Thu hồi đất và bài toán giải quyết việc làm

cho nông dân” và “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nơng nghiệp cho cơng

nghiệp hóa đến sinh kế của các hộ nông dân ở tỉnh Hưng Yên” cho thấy việc

thu hồi đất những năm qua đ tác động hưởng tới đời sống của 627.495 hộ dân với khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu người bị ảnh hưởng. Trong đó, đồng bằng sơng Hồng là nơi có nhiều hộ bị ảnh hưởng với trên 300.000 hộ, tiếp đến là Đông Nam ộ 108.000 hộ… Một số địa phương có số hộ nơng dân bị thu hồi lớn như: Hà Nội có số hộ bị thu hồi lớn nhất với 138.291 hộ, Thành phố Hồ Chí Minh là 52.094 hộ, ắc Ninh 40.944 hộ, Hưng Yên 31.033 hộ, Đà Nẵng 29.147 hộ. Diện tích mỗi khu cơng nghiệp tính bình qn cả nước khoảng 237 ha như vậy việc lấy đất nông nghiệp cho mỗi khu công nghiệp s làm khoảng 2.400 đến 30.00 người mất việc làm nông nghiệp. Tuy nhiên, mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi được sử dụng ây dựng các khu công nghiệp, khu chế uất s tạo việc làm mới cho hàng trăm lao động. Như vậy, số lao

động bị thất nghiệp do thu hồi đất s thấp hơn số lao động có việc làm mới trên chính diện tích đất bị thu hồi đó. Điều này có nghĩa, thu hồi đất góp phần giải quyết bài tốn lao động- việc làm của hội mặc dù nó có thể tạo nguy cơ thất nghiệp cho nhóm chủ sở hữu cũ.

Theo nghiên cứu của Phan Trung Hiền (2016) với đề tài “Nghiên

cứu giải quyết những khó khăn trong giải phóng mặt bằng khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ”, tác giả đ phân tích

thu hồi đất đ tác động tiêu cực đến mức sống của một bộ phận dân cư bởi thu nhập của họ giảm đi, mức sống giảm theo, điều đó ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Hệ quả của nó khiến nhiều hộ gia đình buộc phải hạn chế các khoản chi tiêu cho học tập và chăm sóc sức khỏe. Hơn thế nữa, sự tập trung cao của lao động tại các khu công nghiệp cũng khiến cho vấn đề hội trở thành áp lực đối với chính quyền địa phương và việc tiếp cận các dịch vụ công cộng bị giới hạn. Sự tập trung cao về số lượng nhân khẩu cũng dẫn tới việc ô nhiễm môi trường sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Theo nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn

Thanh Trà, Hồ thị Lam Trà (2009): “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời

sống, việc làm của nông dân huyện Văn Lãm” và Nguyễn Thị Diễn, Vũ Đình

Tơn, Philippebailly (2012): “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho cơng nghiệp hóa đến sinh kế của các hộ nơng dân ở tỉnh Hưng Yên” thu

hồi đất dẫn đến tình trạng cờ bạc, mại dâm, ma túy có chiều hướng gia tăng, tình hình trộm cắp tài sản ảy ra ở nhiều nơi. Các tệ nạn này tác động ấu đến cuộc sống của người dân, làm ảnh hưởng đến sức khỏa, tinh thần và đạo đức con người, làm rối loạn trật tự hội, suy thóai giống n i... Tuy nhiên, đa số người dân tại các địa bàn này cũng có cái nhìn cụ thể hơn, hiểu rõ hơn tác hại của tệ nạn hội từ đó hình thành các biện pháp giáo dục, bảo vệ thế hệ sau tránh a các loại hình cạm bẫy của chúng.

Hướng nghiên cứu của luận án

Kết quả tổng hợp các cơng trình nghiên cứu nêu trên giúp cho luận án ác định nghiên cứu tập trung khai thác chiều cạnh ảnh hưởng tích cực của thu hồi đất đến người dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái ình, đó chính là ”Cơ hội phát triển”.

Tuy nhiên, bản thân thuật ngữ ”Cơ hội” luôn bao chứa những ”nguy cơ” nảy sinh. Do vậy, hướng nghiên cứu của luận án một phần tập trung khai thác ”cơ hội” mà thu hồi đất mang lại: như cơ hội chuyển đổi việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, nâng cao nhận thức về quyền lợi, một mặt chỉ ra những ”hệ lụy” phát sinh từ chính những cơ hội này, đó chính là những nguy cơ làm thay đổi giá trị, chuẩn mực, lối sống và nguy cơ sa vào tệ nạn hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ hội phát triển của nhóm cư dân bị thu hồi đất trong khu vực giải phóng mặt bằng tại huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)