Sự băn khoăn về mức giá đền bù thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ hội phát triển của nhóm cư dân bị thu hồi đất trong khu vực giải phóng mặt bằng tại huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 84 - 87)

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích hoạt động thu hồi đất

3.3.2. Sự băn khoăn về mức giá đền bù thu hồi đất

Sự khác biệt về cách hiểu về tính hợp lý của trình tự thu hồi đất dẫn đến nhiều “bức úc” cho người dân địa phương, nhất là nhóm có đất bị thu hồi, đồng thời đặt ra nhiều thách thức với hoạt động thu hồi bởi nhiều người thường uyên “tranh c i” với cán bộ triển khai chính sách nhằm tìm hiểu thơng tin giải tỏa “bức úc” tại những buổi họp dân.

Nội dung cơ bản nhất trong các cuộc trao đổi, chất vấn dành cho chính quyền địa phương là “tiền đền bù”. Sự lo lắng của người dân về điều này hồn tồn có cơ sở bởi họ khơng biết Nhà nước đền bù theo khung giá nào, khung giá đó được ấn định theo thị trường hay theo quy định của Nhà nước?

Kết quả phỏng vấn sâu về sự lo lắng của người dân trước khi huyện Vũ Thư triển khai các dự án thu hồi đất cho thấy “nghe nói Nhà nước chỉ đền bù

vài trăm nghìn/m2

, số tiền đó làm thấp quá , tôi không đồng ý nếu Nhà nước khơng đền bù cao hơn , mọi người (có đất thuộc dự án bị thu hồi) suốt ngày bàn tán với nhau (về mức giá đền bù thu hồi đất), ai cũng bức xúc cả, (mức

giá đền bù) thấp như thế làm sao mà chấp nhận được (Nam, 57 tuổi, có đất bị

thu hồi).

Sự lo lắng này là có nguyên nhân bởi nếu áp mức giá theo quy định của khung giá đất theo quyết định số 3077/QĐ-U ND ngày 19/12/2014 về việc ban hành quy định về bảng giác các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái ình thì đơn giá đền bù có biên độ dao động lớn, đồng thời vị trí đất tốt nhất mới được đền bù tối đa 4 triệu/m2, thấp hơn nhiều so với mức giá thị trường, thậm chí nhiều mảnh đất chỉ được đền bù mức tối đa là 210.000 đồng/ m2

.

Tuy nhiên, cơ chế bồi thường đất thu hồi của tỉnh Thái inh nói chung và huyện Vũ Thư nói riêng được thực hiện theo “quy định của luật đất đai,

của khung giá đền bù được xác lập trên cơ sở khảo sát thị trường” (chỉ thị số

06/CT-U ND), do vậy mức tiền đền bù s có biên độ dao động nhất định, mức tối thiểu bằng mức giá được quy định tại quyết định số 3077/QĐ-UBND nêu trên (cao nhất là 4 triệu/m2) và mức tối đa là mức giá thị trường đang chấp nhận. Chính do chưa nắm bắt được chủ trương trên, nhiều người dân huyện Vũ Thư trở nên hoang mang, lo lắng và đi đến bức úc “Nếu Nhà nước

chỉ đền bù có vậy (theo quy định 3077/QĐ-UBND) thì tơi biết làm thế nào?, khơng nhận tiền (đền bù đất) thì họ cũng cưỡng chế thu hồi, tôi không biết

kêu ai, ai cũng bức xúc cả, nhưng biết làm thế nào, mình đâu thể phản đối

được (Nữ, 47 tuổi, có đất bị thu hồi)”.

Những hoang mang, lo lắng, bức úc về mức giá đền bù trên được người dân đưa ra “tranh luận” với chính quyền địa phương trong những buổi họp dân thông báo tình hình triển khai các dự án thu hồi đất. Tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu của những người đ từng tham gia các buổi họp này (những người có đất bị thu hồi) cho thấy “thắc mắc” của người dân được chuyển hóa thành những câu hỏi như: “tiền đền bù đất năm nay là bao nhiêu (cho một

m2)?”, “vì sao khơng trao đổi với chúng tôi về mức giá đền bù, các anh

nước thu hồi đất của chúng tơi thì phải đền bù cho chúng tôi theo giá thị trường , để chúng tơi cịn mua lại được ở chỗ khác?”, “tôi không phản đối (việc thu hồi đất) của các anh (chính quyền), chỉ mong sao các anh (chính quyền) khơng để dân chịu thiệt”.

Thực tế trên là do “người dân ln có một bài tốn so sánh giá trị đền bù

về đất và giá đất thị trường tại thời điểm hiện tại” [Đặng Trung Chính, 2013]

Tuy nhiên, những lo lắng, bức úc, hoang mang trên của người dân đ được giải tỏa thông qua cơ chế đối thoại công khai tại buổi họp dân. Những trao đổi, giải đáp thắc mắc được cán bộ thu hồi đất vận dụng đều dựa trên tinh thần của luật đất đai (2003), chỉ thị chỉ thị số 06/CT-U ND và quyết định số 3077/QĐ-U ND “Nhà nước thực hiện thu hồi đất nhằm mục tiêu phát triển

kinh tế - xã hội, việc này được thực hiện theo chỉ đạo của Trung ương theo

tinh thần của Nghị quyết số 39/NĐ-CP6, do vậy, mọi người đều có nghĩa vụ

tuân thủ , chúng tơi cố gắng tính tốn mức đền bù sao cho hợp lý bởi cần cân nhắc giữa khung giá đất do tỉnh (Thái Bình) quy định, mức giá thị trường, ngân sách của từng dự án sao cho đảm bảo sự hài hòa. (Chẳng hạn), nếu áp dụng theo khung giá đất của Nhà nước thì mức đền bù tối đa là 4 triệu

đồng/m2, nhưng (sau khi đối chiếu với mức giá thị trường và ngân sách triển

khai dự án), chúng tôi đưa ra mức giá đền bù lên tới 7 triệu đồng (trích đoạn

phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách thu hồi đất)”.

Do vậy, khi được thông báo mức giá đền bù cao hơn mức giá quy định trong khung giá đất được tỉnh Thái ình ban hành thì “thái độ của người dân có

chuyển biến tích cực, hợp tác hơn, trao đổi thóai mái hơn. (Tuy nhiên), “mức giá đền bù có cao như thế nào đi nữa thì cũng khơng thể thõa mãn được tất cả , bởi ai cũng muốn mình được nhận nhiều hơn nữa, (do vậy), ai cũng địi tăng thêm. Lúc đóng thuế đất thì ai cũng muốn đóng ở mức thấp, khi bồi thường thì cứ địi mức giá cao (trích đoạn phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách thu hồi đất)”.

6 Chính phủ ban hành ngày 28/3/2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011 – 2015) tỉnh Thái ình.

Nguyên nhân của tình trạng này là do “chính sách giá đất hiện hành cịn

nhiều mâu thuẫn do “vừa quy định khung giá vừa quy định phải sát với giá

thị trường” đã dẫn đến phức tạp hóa trong q trình áp dụng, khi bồi thường

dân luôn khiếu nại” [Đặng Trung Chính và cộng sự, 2013], bởi “nhiều nơi chỉ áp dụng mức giá đền bù dao động trong khoảng 50 -70% giá đất trên thị trường [Ngân hàng Thế giới, 2011].

Do vậy, đa số người được phỏng vấn sâu đều cho rằng mức giá đền bù đất không phù hợp, cần tăng thêm 30% (1 người), 70% (5 người) thậm chí cao hơn (5 người), bởi “mức giá bồi thường hiện nay không đảm bảo sự ổn

định đời sống” (Nam, 57 tuổi, có đất bị thu hồi).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ hội phát triển của nhóm cư dân bị thu hồi đất trong khu vực giải phóng mặt bằng tại huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)