Khung giá đất đền bù theo từng loại đất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ hội phát triển của nhóm cư dân bị thu hồi đất trong khu vực giải phóng mặt bằng tại huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 80)

Giá đất ở (nghìn đồng)

Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3

Đường liên tỉnh 3000 - 4000 400 - 500 300 - 350 Đường liên huyện 1000 -2000 400 - 500 300 - 350 Đường trục 700 - 1000 400 - 500 300 - 350

Đường trục thôn 400 - 500 300 - 350

Các thửa đất c n lại 300 - 500 300 - 500 300 - 500 Giá đất sản uất kinh doanh (nghìn đồng)

Đường liên tỉnh 600 - 2000 250 200

Đường liên huyện 1000 250 200

Đường trục 500 - 750 250 200

Đường trục thôn 200 - 250

Các thửa đất c n lại 200

Giá đất thương mại dịch vụ (ngìn đồng)

Đường liên tỉnh 240 300 210

Đường liên huyện 2000 300 210

Đường trục 600 - 900 300 210

Đường trục thôn 240 - 300

Các thửa đất c n lại 210

(Nguồn: Tổng hợp theo quyết định số 3077/QĐ-UBND tỉnh Thái Bình5

).

5

Chú thích: Vị trí 1 áp dụng cho các thửa đất có ít nhất một mặt tiếp giáp với m p hiện trạng của đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường trục ; Vị trí 2 áp dụng cho các thửa đất có ít nhất một mặt tiếp giáp với m p hiện trạng đường trục thơn hoặc ngõ có chiều rộng từ 3,5m trở lên đi ra đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường trục ; Vị trí 3 áp dụng cho các thửa đất có ít nhất một mặt tiếp giáp với m p hiện trạng ngõ chiều rộng dưới 3,5m đi ra đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường trục

3.2.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện thu hồi đất giải phóng mặt bằng

Theo Nghị quyết số 39/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/5/2013 về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Thái ình, diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi trong giai đoạn 2010 - 2015 lên tới 12.448 ha và diện tích đất chưa sử dụng bị thu hồi lên tới 489 ha. Do vậy, quỹ đất nông nghiệp và quỹ đất chưa sử dụng ở đây giảm từ 69,1% và 1,1% uống c n 68,1% và 0,8%. Tồn bộ diện tích đất thu hồi (12937 ha) được chuyển sang đất phi nông nghiệp (đất khu công nghiệp, đất quốc ph ng, đất phát triển hạ tầng ...).

Trên cơ sở Nghị quyết số 39/NQ-CP nêu trên, cũng như sự chỉ đạo của tỉnh Thái ình, huyện Vũ Thư ây dựng kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng tăng quy đất phi nông nghiệp và giảm các quỹ đất c n lại.

Bảng 3.2.2.3. Kế hoạch thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến 2015 của huyện Vũ Thư (ha)

2011 2012 2013 2014 2015 Tổng Đất nông nghiệp giảm (-) 68,97 270,68 155,93 167,58 361,82 1024,98 Đất chưa sử dụng giảm (-) 0,37 2,07 0,42 0,71 1,41 4,98 Đất phi nông nghiệp tăng (+) 69,34 272,75 156,36 168,28 363,23 1029,96

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Huyện Vũ Thư giai đoạn 2010 - 2015 và 2016 -2020)

Theo kế hoạch trên, sau 5 năm, Vũ Thư thực hiện thu hồi 1.024,98 ha đất nông nghiệp và 4,98 ha đất chưa sử dụng. Như vậy, tổng diện tích đất bị thu hồi trong 5 năm lên tới 1.029,96 ha. Toàn bộ diện tích này được chuyển sang cho mục đích sử dụng phi nơng nghiệp.

3.3. Phân tích hoạt động thu hồi đất

3.3.1. Sự mâu thuẫn về cơ chế minh bạch của hoạt động thu hồi đất

Hoạt động thu hồi đất ở Vũ Thư được thực hiện một cách công khai, minh bạch, tuy nhiên, tính chất phức tạp của nó đ tạo ra nhiều mối bận tâm, lo lắng, bất bình cho một bộ phận người dân nơi đây.

Chủ trương thu hồi đất của huyện Vũ Thư nêu rõ những hộ gia đình có đất nằm trong diện thu hồi đều cần được biết đầy đủ thơng tin liên quan mục đích thu hồi, diện tích bị thu hồi, các khoản tiền đền bù, hỗ trợ (thông tư số 30/2004/TT- TNMT, 2004). Chủ trương này “đã được quán triệt cho mỗi

cán bộ/nhân viên, chúng tôi luôn vận dụng khi đi giải thích cho người dân lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm tuân thủ các quy định của Nhà nước (trích đoạn

phỏng vấn sâu cán bộ ph ng Tài nguyên và Mơi trường)”.

Trên thực tế, quy trình thơng báo việc triển khai các dự án thu hồi đất được đánh giá là “đúng quy trình, thủ tục, đảm bảo công khai, minh bạch.

Người dân được thông báo nhiều lần qua các kênh như như phát loa, trưởng thôn, thông báo dán tại trụ sở (trích đoạn phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách

công tác thu hồi đất)”.

Điều này được người dân huyện Vũ Thư thừa nhận, theo đó, chính quyền địa phương đ thông báo tình hình thu hồi đất đến các hộ gia đình thơng qua 4 kênh khác nhau, đó là: trưởng thơn, loa phát thanh, dán thông báo tại trụ sở và họp dân “ông trưởng thôn đến tận nhà tôi cho biết năm nay

nhà tơi sẽ bị thu hồi đất, ơng ấy nói nhiều lắm và bảo tơi mấy hơm nữa sẽ có thơng báo dán ở ủy ban, tơi chỉ việc lên đó đọc là biết (Nam, 57 tuổi, có đất bị

thu hồi)”, “hàng ngày loa đều phát cho chúng tơi biết, chính quyền cũng tổ

chức họp các hộ gia đình để thơng báo và trao đổi tiền đền bù (Nữ, 65 tuổi,

có đất bị thu hồi)”.

Như vậy, việc thơng báo tình hình triển khai các dự án thu hồi đất được chính quyền địa phương thực hiện một cách rõ ràng, đảm bảo sự thông suốt

đến mọi người dân. Tuy nhiên, chưa hẳn mọi hoạt động thu hồi đất đều được người dân đánh giá tốt.

Kết quả phỏng vấn sâu tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái ình cho thấy trong khi một số ý kiến cho rằng trình tự thu hồi đất là hợp lý, một số ý kiến khác lại cho rằng trình tự này là khơng hợp lý. Điều này có nghĩa ln tồn tại nhiều luồng ý kiến bất đồng về các hoạt động thu hồi đất được triển khai trên toàn quốc nói chung hoặc tại địa bàn huyện Vũ Thư nói riêng, đồng thời cho thấy tính chất phức tạp của hoạt động này.

Những người đánh giá thủ tục, trình tự thu hồi đất là hợp lý cho biết “họ

có thơng báo cho chúng tơi biết, thường báo trước nhiều ngày , có dán thơng

báo trên UBND xã, ông trưởng thôn cũng đến nhà cho biết (Nữ, 65 tuổi, có

đất bị thu hồi; Nam, 57 tuổi, có đất bị thu hồi)”. Tuy nhiên “họ chỉ thơng báo

là thu hồi đất, bảo chúng tơi có gì khơng hiểu thì cứ đọc thơng báo sẽ rõ, tơi đọc khơng hiểu thì tơi mới hỏi (Nữ, 65 tuổi, có đất bị thu hồi), đơi khi gặp họ

(cán bộ thu hồi đất) ở đường mà hỏi thì họ cũng chỉ nói lấp lửng (Nam, 57

tuổi, có đất bị thu hồi)”.

Điều này có nghĩa sự đánh giá hợp lý của nhóm dân cư này chỉ dành cho quy trình triển khai, nghĩa là đánh giá hình thức triển khai các hoạt động thu hồi đất. Trong khi đó, những nội dung cụ thể của việc triển khai lại khơng được giải thích một cách rõ ràng minh bạch, nghĩa là không hợp lý.

Quan niệm trên được những người đánh giá trình tự thu hồi đất khơng hợp lý ủng hộ “nhà tơi thì chưa bị thu hồi đất, nhưng chỉ nay, mai thôi họ cũng sẽ

thu nốt , tôi hỏi họ quy định (thu hồi đất) đâu thì họ nói việc của bà đấy à, có lấy đất của nhà bà đâu mà bà hỏi , chủ trương của Nhà nước thì phải cho mọi người biết chứ, sao (dân) hỏi mà (cán bộ) lại không trả lời (Nữ, 40 tuổi, khơng

có đất bị thu hồi)”. Như vậy, “nếu hợp lý thì phải thơng báo rõ cho dân hiểu,

sao phải che dấu , anh có gì khuất tất thì anh mới phải dấu, như thế là (hoạt động thu hồi đất) khơng minh bạch (Nam, 41 tuổi, có đất bị thu hồi)”.

Trong khi đó, kết quả phỏng vấn sâu cán bộ thực hiện chính sách thu hồi đất cho thấy một thực tế khác “trình tự thu hồi đất này đã được phê duyệt từ

trên xuống, người dân được thông báo rõ việc thu hồi đất, có bản đồ quy hoạch rõ ràng, chúng tôi thông báo (đến người dân có đất bị thu hồi) ngày giờ đo đất, ngày lên nhận tiền, mang theo giấy tờ gì để nhận. Mọi thứ như vậy là rất rõ ràng, khơng có gì khuất tất, khơng có gì phải che dấu”.

Các thơng tin trên cho thấy cách hiểu về trình tự thu hồi đất giữa người dân và cán bộ thu hồi có sự khác biệt lớn. Theo người dân, một trình tự thu hồi hợp lý thì cần phải có thơng báo rõ ràng, nội dung thông báo cần cụ thể, chi tiết, cán bộ cần giải thích rõ. Trong khi đó, phía chính quyền thì cho rằng, trình tự hợp lý là trình tự đ được phê duyệt và hình thức thực hiện đảm bảo tính cơng khai. Chính điều này tạo nên sự ung đột, mâu thuẫn giữa người dân có đất bị thu hồi với chính quyền địa phương.

3.3.2. Sự băn khoăn về mức giá đền bù thu hồi đất

Sự khác biệt về cách hiểu về tính hợp lý của trình tự thu hồi đất dẫn đến nhiều “bức úc” cho người dân địa phương, nhất là nhóm có đất bị thu hồi, đồng thời đặt ra nhiều thách thức với hoạt động thu hồi bởi nhiều người thường uyên “tranh c i” với cán bộ triển khai chính sách nhằm tìm hiểu thơng tin giải tỏa “bức úc” tại những buổi họp dân.

Nội dung cơ bản nhất trong các cuộc trao đổi, chất vấn dành cho chính quyền địa phương là “tiền đền bù”. Sự lo lắng của người dân về điều này hoàn tồn có cơ sở bởi họ khơng biết Nhà nước đền bù theo khung giá nào, khung giá đó được ấn định theo thị trường hay theo quy định của Nhà nước?

Kết quả phỏng vấn sâu về sự lo lắng của người dân trước khi huyện Vũ Thư triển khai các dự án thu hồi đất cho thấy “nghe nói Nhà nước chỉ đền bù

vài trăm nghìn/m2

, số tiền đó làm thấp q , tơi khơng đồng ý nếu Nhà nước không đền bù cao hơn , mọi người (có đất thuộc dự án bị thu hồi) suốt ngày bàn tán với nhau (về mức giá đền bù thu hồi đất), ai cũng bức xúc cả, (mức

giá đền bù) thấp như thế làm sao mà chấp nhận được (Nam, 57 tuổi, có đất bị

thu hồi).

Sự lo lắng này là có nguyên nhân bởi nếu áp mức giá theo quy định của khung giá đất theo quyết định số 3077/QĐ-U ND ngày 19/12/2014 về việc ban hành quy định về bảng giác các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái ình thì đơn giá đền bù có biên độ dao động lớn, đồng thời vị trí đất tốt nhất mới được đền bù tối đa 4 triệu/m2, thấp hơn nhiều so với mức giá thị trường, thậm chí nhiều mảnh đất chỉ được đền bù mức tối đa là 210.000 đồng/ m2

.

Tuy nhiên, cơ chế bồi thường đất thu hồi của tỉnh Thái inh nói chung và huyện Vũ Thư nói riêng được thực hiện theo “quy định của luật đất đai,

của khung giá đền bù được xác lập trên cơ sở khảo sát thị trường” (chỉ thị số

06/CT-U ND), do vậy mức tiền đền bù s có biên độ dao động nhất định, mức tối thiểu bằng mức giá được quy định tại quyết định số 3077/QĐ-UBND nêu trên (cao nhất là 4 triệu/m2) và mức tối đa là mức giá thị trường đang chấp nhận. Chính do chưa nắm bắt được chủ trương trên, nhiều người dân huyện Vũ Thư trở nên hoang mang, lo lắng và đi đến bức úc “Nếu Nhà nước

chỉ đền bù có vậy (theo quy định 3077/QĐ-UBND) thì tơi biết làm thế nào?, khơng nhận tiền (đền bù đất) thì họ cũng cưỡng chế thu hồi, tơi khơng biết

kêu ai, ai cũng bức xúc cả, nhưng biết làm thế nào, mình đâu thể phản đối

được (Nữ, 47 tuổi, có đất bị thu hồi)”.

Những hoang mang, lo lắng, bức úc về mức giá đền bù trên được người dân đưa ra “tranh luận” với chính quyền địa phương trong những buổi họp dân thơng báo tình hình triển khai các dự án thu hồi đất. Tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu của những người đ từng tham gia các buổi họp này (những người có đất bị thu hồi) cho thấy “thắc mắc” của người dân được chuyển hóa thành những câu hỏi như: “tiền đền bù đất năm nay là bao nhiêu (cho một

m2)?”, “vì sao không trao đổi với chúng tôi về mức giá đền bù, các anh

nước thu hồi đất của chúng tơi thì phải đền bù cho chúng tôi theo giá thị trường , để chúng tơi cịn mua lại được ở chỗ khác?”, “tôi không phản đối (việc thu hồi đất) của các anh (chính quyền), chỉ mong sao các anh (chính quyền) khơng để dân chịu thiệt”.

Thực tế trên là do “người dân ln có một bài tốn so sánh giá trị đền bù

về đất và giá đất thị trường tại thời điểm hiện tại” [Đặng Trung Chính, 2013]

Tuy nhiên, những lo lắng, bức úc, hoang mang trên của người dân đ được giải tỏa thông qua cơ chế đối thoại công khai tại buổi họp dân. Những trao đổi, giải đáp thắc mắc được cán bộ thu hồi đất vận dụng đều dựa trên tinh thần của luật đất đai (2003), chỉ thị chỉ thị số 06/CT-U ND và quyết định số 3077/QĐ-U ND “Nhà nước thực hiện thu hồi đất nhằm mục tiêu phát triển

kinh tế - xã hội, việc này được thực hiện theo chỉ đạo của Trung ương theo

tinh thần của Nghị quyết số 39/NĐ-CP6, do vậy, mọi người đều có nghĩa vụ

tuân thủ , chúng tơi cố gắng tính tốn mức đền bù sao cho hợp lý bởi cần cân nhắc giữa khung giá đất do tỉnh (Thái Bình) quy định, mức giá thị trường, ngân sách của từng dự án sao cho đảm bảo sự hài hòa. (Chẳng hạn), nếu áp dụng theo khung giá đất của Nhà nước thì mức đền bù tối đa là 4 triệu

đồng/m2, nhưng (sau khi đối chiếu với mức giá thị trường và ngân sách triển

khai dự án), chúng tôi đưa ra mức giá đền bù lên tới 7 triệu đồng (trích đoạn

phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách thu hồi đất)”.

Do vậy, khi được thông báo mức giá đền bù cao hơn mức giá quy định trong khung giá đất được tỉnh Thái ình ban hành thì “thái độ của người dân có

chuyển biến tích cực, hợp tác hơn, trao đổi thóai mái hơn. (Tuy nhiên), “mức giá đền bù có cao như thế nào đi nữa thì cũng khơng thể thõa mãn được tất cả , bởi ai cũng muốn mình được nhận nhiều hơn nữa, (do vậy), ai cũng địi tăng thêm. Lúc đóng thuế đất thì ai cũng muốn đóng ở mức thấp, khi bồi thường thì cứ địi mức giá cao (trích đoạn phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách thu hồi đất)”.

6 Chính phủ ban hành ngày 28/3/2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011 – 2015) tỉnh Thái ình.

Nguyên nhân của tình trạng này là do “chính sách giá đất hiện hành cịn

nhiều mâu thuẫn do “vừa quy định khung giá vừa quy định phải sát với giá

thị trường” đã dẫn đến phức tạp hóa trong q trình áp dụng, khi bồi thường

dân luôn khiếu nại” [Đặng Trung Chính và cộng sự, 2013], bởi “nhiều nơi chỉ áp dụng mức giá đền bù dao động trong khoảng 50 -70% giá đất trên thị trường [Ngân hàng Thế giới, 2011].

Do vậy, đa số người được phỏng vấn sâu đều cho rằng mức giá đền bù đất không phù hợp, cần tăng thêm 30% (1 người), 70% (5 người) thậm chí cao hơn (5 người), bởi “mức giá bồi thường hiện nay không đảm bảo sự ổn

định đời sống” (Nam, 57 tuổi, có đất bị thu hồi).

3.3.3. Sự đồng tình với chính sách thu hồi đất

Tuy nhiên, dù chưa đồng tình với mức giá đền bù, nhưng đa số người dân huyện Vũ Thư đều ủng hộ các chính sách thu hồi đất bởi “đây là chủ

trương của Nhà nước (Nam, 57 tuổi, có đất bị thu hồi). Cán bộ thực hiện

chính sách này thừa nhận “nhiều người cịn chưa đồng tình với mức giá đền

bù đất, nhưng nói chung đều ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tơi hồn thành cơng việc (nhờ vậy) các dự án (thu hồi đất) được triển khai đều hoàn thành đúng kế hoạch”.

Bảng 3.3.3.1. Sự ủng hộ chính sách thu hồi đất của người dân có đất bị thu hồi tại huyện Vũ Thư

Trước thu

hồi đất Hiện nay

Sự thay đổi so với trước thu

hồi đất (+/-) Chấp hành và không đ i hỏi

thêm các lợi ích khác 57,7 57,7 0,0

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ hội phát triển của nhóm cư dân bị thu hồi đất trong khu vực giải phóng mặt bằng tại huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 80)