Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2. Một số lý thuyết cơ bản đƣợc sử dụng trong luận án
1.2.1. Về cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu
1.2.1.1. Cấu trúc vị từ - tham thể của câu
Ngữ pháp chức năng với xuất phát điểm là hệ chức năng và một phần của lý thuyết dụng học về tƣơng tác ngôn từ đã nghiên cứu câu trên cả ba bình diện: nghĩa học, kết học và dụng học. Cấu trúc vị từ - tham thể là kết quả của việc nghiên cứu câu trên bình diện nghĩa học, mà cụ thể hơn chính là nghiên cứu câu trên bình diện nghĩa biểu hiện. Theo Cao Xuân Hạo, nghĩa của câu là một cấu trúc có nhiều tầng. Các tầng nghĩa trong câu phối hợp với nhau tạo thành nghĩa hành chức (tức nội dung thông báo) của câu [22, tr.103]. Trong khi phê phán quan điểm cho rằng nghĩa của câu thuần túy là tổng hợp nghĩa của các từ, Cao Xuân Hạo nhấn mạnh rằng các sự tình đƣợc biểu hiện trong ngôn ngữ bằng những câu mà hạt nhân là khung vị ngữ, gồm lõi vị ngữ (mà trung tâm là vị từ) và các tham tố của nó trong đó có một tham tố làm “đề”. Câu có thể chia thành ba loại theo vị từ hành động, vị từ quá trình, vị từ trạng thái và vị từ quan hệ với số lƣợng các diễn tố và vai nghĩa của các diễn tố cùng với một vài chu tố [22, tr.232].
Nghĩa biểu hiện hay còn đƣợc gọi là nghĩa miêu tả [27, tr.36)] là phần phản ánh trong ngôn ngữ sự tri nhận và trải nghiệm của con ngƣời về thế giới. Mỗi câu biểu hiện một sự tình. “Mỗi sự tình là một cấu trúc nghĩa gồm bản thân sự tình đó do vị từ biểu hiện và các tham tố nhƣ các vai trong một màn kịch nhỏ do vị từ làm trung tâm. Nhƣ vậy, cấu trúc của ý nghĩa biểu hiện chính là cấu trúc của các vai nghĩa” [21, tr.327].
Trong cấu trúc vị từ - tham thể, vị từ là yếu tố giữ vai trò trung tâm nêu đặc trƣng hoặc quan hệ của sự việc. Mỗi vị từ do nội dung ý nghĩa của nó mà ấn định số lƣợng cũng nhƣ vai trò của các tham thể đi cùng. Về phía mình, các tham thể sẽ là
những thực thể chịu sự chi phối trực tiếp của ý nghĩa vị từ. Do vậy, tùy theo của đặc trƣng riêng của mỗi vị từ mà chúng ta có cấu trúc vị từ - 1 tham thể, 2 tham thể hay 3 tham thể. Theo Lâm Quang Đông, vị từ “là trung tâm của câu nên bản chất ngữ nghĩa của vị từ là căn cứ để phân tích các lớp nghĩa, xác định các tham thể, luận giải các mối quan hệ nghĩa, xác định vai nghĩa của các tham thể, từ đó quy nạp, tổng kết thành mô hình cấu trúc mang tính khái quát.” [15, tr.13].
Sự ánh xạ giữa vai nghĩa và quan hệ ngữ pháp cũng là một vấn đề lý thuyết hết sức quan trọng. Trong lý luận ngôn ngữ học, vai nghĩa thƣờng đƣợc coi là yếu tố quyết định trong khi khái quát hóa sự thể hiện cú pháp những tham tố của một vị từ, là công cụ chuẩn để tổ chức cấu trúc tham tố vị tính trong ngữ vựng, trong đó các tham tố đƣợc xác định theo nghĩa. Lâm Quang Đông trong công trình của mình [15, tr.42- 45] đã phân tích những khác biệt của các khung ngữ pháp GB (Chi phối và Ràng buộc), LFG (Ngữ pháp chức năng từ vựng) và FG (Ngữ pháp chức năng) trong việc đƣa ra những giải thuyết khác nhau trong việc đề ra những định hƣớng cho việc ánh xạ những biểu hiện từ vựng lên cấu trúc ngữ pháp. Tác giả cũng đã tổng kết đƣợc 3 phƣơng diện đƣợc coi là đặc trƣng xác định kiểu ánh xạ giữa biểu hiện từ vựng và biểu hiện ngữ pháp, đó là: Biểu hiện từ vựng đƣợc ánh xạ hoặc lên cấu trúc sâu hoặc trực tiếp lên cấu trúc bề mặt của câu; Việc ánh xạ chịu hạn chế của thang bậc vai nghĩa; Điều kiện ánh xạ thể hiện những hạn chế hoặc phƣơng án ƣa thích về biểu thức cú pháp của các tham tố.
1.2.1.2. Vị từ và các vai nghĩa
Có thể nói, ngƣời đầu tiên nghiên cứu vai nghĩa là L. Tesnière. Ông là ngƣời có đóng góp lớn trong việc tách ngôn ngữ ra khỏi ảnh hƣởng của logic học mà ngữ pháp truyền thống đã mắc phải. Theo ông, ngữ pháp là vấn đề của ngôn ngữ chứ không phải của logic. L.Tesnière cho rằng câu chỉ có một đỉnh duy nhất là vị từ vị ngữ. Vị từ vị ngữ là trung tâm tổ chức ngữ nghĩa và cú pháp của câu. Nghĩa của vị từ quy định khung tham tố của nó, hay nói cách khác nghĩa của vị từ quy định số lƣợng và tính chất của các tham tố chỉ các vai nghĩa tham gia vào sự tình mà câu đó biểu hiện.
Tiếp theo L. Tesnière, Fillmore là ngƣời nghiên cứu sâu hơn về vai nghĩa. Ông đã đào sâu nghiên cứu mối quan hệ nghĩa giữa vị từ và các tham tố với các vai trò tƣơng ứng là quan hệ nghĩa và hình thức biểu hiện hình thái nên gọi là cách hình thái học và tiếp saulà cách ngữ nghĩa. Ông đã đƣa ra 6 cách ngữ nghĩa nhƣ sau:
- Agentive (A): ngƣời/vật (động vật) là chủ thể của hành động do vị từ biểu thị. - Instrumental (I): động lực hay vật thể (bất động vật) có quan hệ nhân quả với hành động hay trạng thái do vị từ biểu thị, hoặc đƣợc coi là bộ phận nghĩa của vị từ.
- Dative (D): ngƣời/vật (động vật) chịu tác động của trạng thái hay hành động do vị từ biểu thị.
- Factitive (F): đối tƣợng hoặc kết quả của hành động hay trạng thái do vị từ biểu thị, hoặc đƣợc coi là bộ phận nghĩa của vị từ.
- Locative (L): địa điểm, vị trí hoặc định hƣớng không gian của trạng thái hay hành động do vị từ biểu thị.
- Objective (O): cách trung hòa nhất, là bất cứ cái gì có thể do danh từ biểu thị, đảm nhiệm vai trò gì là do ngữ nghĩa của chính vị từ, nói chung thƣờng là sự vật chịu tác động của trạng thái hay hành động do vị từ biểu thị. [Fillmore, dẫn theo15, tr 46].
Trên cơ sở danh sách cách của Fillmore, W. L. Chafe đã bổ sung thêm 3 quan hệ nghĩa là nghiệm thể, ngƣời hƣởng lợi và ngƣời chịu đựng, tổng số gồm 7 vai nghĩa: tác thể, nghiệm thể, ngƣời chịu đựng, ngƣời hƣởng lợi, công cụ, đối tƣợng và nơi chốn [56, tr.154].
Ngoài những vai nghĩa đã đƣợc Fillmore và Chafe liệt kê, một số nhà nghiên cứu nhƣ Halliday, C.Hagège, S.C.Dik … đã khảo sát sâu thêm các dạng thức vai nghĩa có thể có và bổ sung thêm nhiều vai nghĩa khác nhƣ vai đắc lợi thể (benefactive), liên đới thể (comitative), thời gian (time), nguồn (sourse), đích (goal), phƣơng hƣớng (direction), tầm mức (extent)...
Tổng hợp các nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ trong và ngoài nƣớc, Nguyễn Thiện Giáp (2008) đã giới thiệu 22 vai nghĩa mà hầu nhƣ ngôn ngữ nào cũng có cách thể hiện nhƣ sau: ngƣời hành động (actor), ngƣời tác động (agent), lực tác động (force), ngƣời thể nghiệm (experiencer), ngƣời/ vật bị tác động (patient), vật tạo tác (factive), ngƣời/ vật mang trạng thái (patient state), ngƣời nhận (recipient), ngƣời hƣởng lợi (beneficiary), nơi chốn (locative), đích (goal), hƣớng (direction), nguồn (source), lối đi (path), phƣơng thức (maner), công cụ (instrument), thời gian (time), khoảng cách không gian (extent), nguyên nhân (cause), ngƣời/ vật tồn tại (extent), điều kiện (condition), trở ngại (adversative) [21, tr 327-330].
Mặc dù số số lƣợng các vai nghĩa mà các nhà nghiên cứu từng đƣa ra có thể không hoàn toàn nhƣ nhau, hoặc cũng có thể có một số tƣơng đối gần nhau về tính chất, nhƣng hầu hết đều chia sẻ những tính chất chung nhất của các vai nghĩa. Đó là: mỗi tham tố của động từ đều đƣợc phân một hoặc một vài vai nghĩa nào đó. Bên cạnh đó, mỗi tham tố của động từ luôn khác biệt với các tham tố khác của động từ về vai nghĩa mà nó đƣợc phân, song chức năng của một loại vai nghĩa lại thống nhất
đối với mọi động từ, trong mọi tình huống chứ không thay đổi đối với các động từ khác nhau, trong những tình huống khác nhau.
Đây là những cơ sở lý thuyết rất quan trọng đối với nghiên cứu của luận án này. Với đối tƣợng nghiên cứu là CTN trong tiếng Nhật, việc khảo sát vai trò của vị từ là các ĐTTN và các vai nghĩa do các vị từ này chi phối bắt buộc phải dựa trên cơ sở những lý thuyết nền tảng về vị từ và các vai nghĩa chung. Tuy nhiên, việc quan tâm tới những đặc trƣng riêng của quan hệ ngữ pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu cũng phải chú ý tới đặc trƣng riêng của tiếng Nhật với tƣ cách là một ngôn ngữ điển hình của loại hình chắp dính.
1.2.1.3. Vị từ và biểu hiện vai nghĩa trong câu tiếng Nhật
Một trong những đặc điểm nổi bật của câu tiếng Nhật là vị trí, chức năng của mỗi thành phần câu không hoàn toàn trùng với các ngôn ngữ khác nhƣ tiếng Việt, tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác. Có khá nhiều ý kiến khác nhau về cách phân chia thành phần câu. Takahashi (2006) liệt kê thành phần câu tiếng Nhật bao gồm: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, tu sức ngữ, trạng ngữ, định ngữ, trần thuật ngữ, đề ngữ, thành phần độc lập, thành phần hạn định. Tuy nhiên, phần lớn các nhà ngữ pháp học đều cố gắng lựa chọn một số thành phần đƣợc coi là quan trọng nhất. Murata (2005) đƣa ra 4 thành phần đƣợc coi là quan trọng nhất tham gia cấu tạo câu là: vị ngữ (述 語), bổ ngữ (補足語), thành phần phụ nghĩa (修飾語) và thành phần độc lập (独立 語). Masuoka và Takubo (1992) lại cho rằng 3 thành phần quan trọng nhất của câu là vị ngữ (述語), bổ ngữ (補足語), thành phần phụ nghĩa (修飾語) và đề ngữ/chủ ngữ (主題).
Chúng tôi cho rằng cái tạo ra sự khác biệt giữa tiếng Nhật và một số ngôn ngữ khác nhƣ tiếng Việt, tiếng Anh không nằm ở số lƣợng thành phần câu mà là ở vai trò của các thành phần trong câu. Trong các ngôn ngữ Ấn Âu, chủ ngữ quyết định hình thức ngữ pháp của động từ vị ngữ, trong câu không thể vắng mặt thành phần chủ ngữ. Đối với tiếng Việt, từ khi thuật ngữ “nòng cốt câu” xuất hiện từ cuối những năm 60 tới nay, mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chƣa thống nhất hoàn toàn nội dung của thuật ngữ này nhƣng phần lớn đều cho rằng nòng cốt là tổ chức hạt nhân của câu và “thƣờng gồm có chủ ngữ và vị ngữ” [66, tr.218]. Sau này, trong chuyên luận nghiên cứu về thành phần câu tiếng Việt, Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp cũng khẳng định “Chủ ngữ là bộ phận của nòng cốt câu biểu thị chủ thể ngữ pháp của vị ngữ, tạo ra cùng vị ngữ một kết cấu có khả năng nguyên nhân hóa.” [59, tr.121], từ đó đã đƣa ra một
trong những đặc điểm cơ bản của thành phần chủ ngữ trong câu tiếng Việt, đó là tính “bắt buộc, không thể lƣợc bỏ mà không ảnh hƣởng đến tính trọn vẹn của câu”.[64, tr.121]
Trong khi đó, chủ ngữ lại không đƣợc đƣa vào danh sách các thành phần quan trọng của câu tiếng Nhật mà chỉ có vai trò nhƣ một thành phần phụ trong câu. Thậm chí, Mikami (1972) còn cho rằng tiếng Nhật là ngôn ngữ không có chủ ngữ bởi chức năng của chủ ngữ trong câu tiếng Nhật hoàn toàn khác với chủ ngữ trong các ngôn ngữ khác nhƣ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung ...
Vai trò và vị trí của thành phần vị ngữ trong tiếng Nhật cũng không hoàn toàn giống một số ngôn ngữ khác. Trong tiếng Nhật, vị ngữ đƣợc coi là thành phần có vị trí quan trọng nhất, là thành phần trung tâm của câu, quyết định thể loại câu. Vị ngữ diễn đạt đặc trƣng, hoạt động, trạng thái, tính chất của chủ thể. Ngoài ý nghĩa từ vựng, vị ngữ còn là nơi có thể nối ghép các thành tố biểu thị ý nghĩa về thời, thể. Trong câu, thành phần vị ngữ luôn đứng ở cuối câu, sau tất cả các thành phần khác. Khác với các ngôn ngữ Ấn Âu, tiếng Nhật không có sự phân biệt về sự thay đổi hình thái của từ trong câu. Tất cả các ý nghĩa về thời, thể đều đƣợc thể hiện bằng những dạng thức riêng biệt nối chặt với động từ vị ngữ, lắp ghép thành chuỗi khi cần biểu thị một hoặc một số nghĩa ngữ pháp nào đó. Bên cạnh đó, động từ vị ngữ trong tiếng Nhật khi đi vào giao tiếp, bên cạnh gánh nặng về chức năng hình thái còn chứa đựng các thành tố văn hóa thể hiện lối ứng xử, vị thế xã hội của những ngƣời tham gia giao tiếp.
Khi hoạt động trong câu, mỗi vị từ đều có khả năng quy định những vai nghĩa nhất định. Các kiểu loại vai nghĩa trong tiếng Nhật có lẽ cũng không có những khác biệt đáng kể so với những loại vai nghĩa trong các nghiên cứu mang tính phổ quát của các học giả nƣớc ngoài. Song, một điểm làm nên đặc trƣng của tiếng Nhật là các vai nghĩa đều đƣợc đánh dấu bằng những PTNP. Với trật tự cơ bản của câu tiếng Nhật là S (Subject) – O (Object) – V (Verb), thông thƣờng, vị ngữ nằm ở vị trí cuối câu. Các thành phần phụ - các vai nghĩa do vị ngữ quy định nhƣ chủ ngữ/đề ngữ, bổ ngữ và thành phần phụ nghĩa khác luôn đứng trƣớc vị ngữ và đƣợc đánh dấu về mặt chức năng cú pháp và cả chức năng ngữ nghĩa bằng những PTNP khác nhau.
Về mặt chức năng cú pháp, thành phần đề ngữ đƣợc đánh dấu bằng phân từ は
[wa], chủ ngữ đƣợc đánh dấu bằng phân từ が[ga], bổ ngữ đƣợc đánh dấu bằng phân từ
を[wo], trạng ngữ chỉ địa điểm đƣợc đánh dấu bằng phân từで [de]... Nếu từ góc độ vai nghĩa cũng có thể thông qua những “mác” đƣợc đánh dấu để nhận diện từng loại vai
nghĩa. Ví dụ: vai ngƣời/vật là chủ thể của hành động do vị từ biểu thị thì đánh dấu bằng phân từ は [wa] hoặc が[ga], vai liên đới thể đƣợc đánh dấu bằng phân từと [to], vai thời gian thì sử dụng に [ni], vai phƣơng hƣớng thì sử dụng へ[he]. Tuy vậy, có một số vấn đề cần lƣu ý: Thứ nhất, bên cạnh một số vai nghĩa luôn chỉ biểu đƣợc đánh dấu bằng một loại phân từ (vai chủ thể của hành động, vai đối tƣợng hành động, vai thời gian...), cũng có một số vai nghĩa, việc sử dụng yếu tố đánh dấu nào phụ thuộc vào vị từ. Ví dụ vai địa điểm có thể đƣợc đánh dấu hoặc bằng phân từ に[ni] nhƣng cũng có thể bằngで
[de]; Vai phƣơng hƣớng ngoài phân từ へ[he], cũng có thể sử dụng cả に[ni], vai nguồn có thể biểu thị bằng に[ni] hoặc から[kara]...Thứ hai, do số lƣợng PTNP có hạn nên nảy sinh tình trạng một phân từ có thể đƣợc sử dụng để đánh dấu nhiều hơn một vai nghĩa. Ví dụ nhƣ phân từ で[de] có thể đánh dấu các vai nghĩa địa điểm, phƣơng thức, công cụ...; Phân từ に[ni] có thể đánh dấu các vai nghĩa về địa điểm, đích của chuyển động hay đối tƣợng chịu tác động của hành động do vị từ biểu thị. Điều này hoàn toàn khác so với tiếng Việt hoặc tiếng Hán vốn thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp phần lớn bằng trật tự từ, đôi khi là hƣ từ trong câu. Vấn đề này sẽ đƣợc thể hiện rõ khi khảo sát hoạt động của CTN.