Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
4.2. Câu tra o nhận tiếng Nhật trong sự đối chiếu với các câu có ý nghĩa tƣơng
4.2.1. Đối chiếu câu có động từtra o nhận làm vị ngữ trong tiếng Nhật và câu có ý
nghĩa tươngđương trong tiếng Việt
4.2.1.1. Những tương đồng và khác biệt về cấu trúc câu
Sự tƣơng đồng dễ nhận thấy nhất ở CTN tiếng Nhật và câu có ý nghĩa tƣơng đƣơng trong tiếng Việt là sự tồn tại của các động từ mang ý nghĩa trao hoặc nhận trong câu và đảm nhiệm chức năng vị ngữ với tƣ cách là trung tâm ngữ pháp - ngữ nghĩa của câu. Các động từ này đều thuộc nhóm động từ đa trị, đòi hỏi nhiều tham thể đứng xung quanh để mô tả những sự tình có liên quan tới sự tham gia của nhiều đối tƣợng, trong đó ba tham thể điển hình là ngƣời trao, ngƣời nhận và vật thể đƣợc trao - nhận. Các động từ này cũng chi phối quan hệ ngữ pháp của các thành phần khác trong câu khi biểu thị các ý nghĩa về thời, thể và ý nghĩa ngữ dụng đi kèm.
Song điểm khác biệt về cấu trúc giữa CTN tiếng Nhật và tiếng Việt mới đƣợc coi là nổi bật. Nhƣ ở chƣơng 1 đã đề cập, trật tự cơ bản của câu tiếng Nhật là SOV [S (Subject) – O (Object) – V (Verb)] hoàn toàn khác với câu tiếng Việt là SVO. Do đó ở tiếng Nhật, vị ngữ - thành phần trung tâm của câu, luôn có vị trí ở cuối câu còn chủ ngữ thƣờng có vị trí ở đầu câu, các thành phần nhƣ bổ ngữ hay các thành phần phụ nghĩa khác thƣờng đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ. Trong khi đó, ở câu mang ý nghĩa trao - nhận tiếng Việt, cũng giống nhƣ tất cả các loại câu khác, vị ngữ thƣờng đứng sau chủ ngữ và trƣớc các thành phụ khác.
Sự khác biệt thứ hai, cũng bị quy định bởi đặc điểm loại hình là trong khi quan hệ ngữ pháp giữa các thành phần câu trong tiếng Việt đƣợc quy định bởi trật tự từ thì trong tiếng Nhật, quan hệ này đƣợc thể hiện thông qua các PTNP, đi kèm và đánh dấu chức năng ngữ pháp đối với mỗi một thành phần câu. Trong CTN, các PTNP đi kèm với các từ nhằm biểu thị các tham thể trong hành động trao - nhận bị quy định một cách chặt chẽ: chủ ngữ đƣợc đánh dấu bằng phân từ が [ga], đối tác của hành động đƣợc đánh dấu bằng phân từ に [ni] hoặcから [kara], còn sự vật đƣợc trao – nhận đƣợc đánh dấu bằng phân từ を[wo]. Nhờ sự “dán nhãn” của các PTNP đi kèm mà các từ trong câu (trừ vị ngữ đứng cuối câu) có thể đổi chỗ cho nhau mà nghĩa của câu không hề bị thay đổi.
(4.1) 太郎 が 花子に 花を あげた。(Taro tặng Hanako hoa .)
Câu trên cũng có thể sắp xếp theo trật tự nhƣ sau: (4.2) 太郎 が 花を 花子に あげた。
(1) (3) (2) (4)
Việc cải biến trật tự câu nhƣ trên hoàn toàn có thể thực hiện với tất cả các câu trong nhóm CTN nói riêng và câu trong tiếng Nhật nói chung.
Khác với tiếng Nhật, đặc điểm loại hình của một ngôn ngữ đơn lập quy định vai trò quan trọng của trật tự các thành phần trong câu trong tiếng Việt. Việc thay đổi vị trí các từ trong câu có thể dẫn đến sự thay đổi về nghĩa của câu. Ví dụ “Tôi tặng quà cho cô ấy” hoàn toàn khác “Cô ấy tặng quà cho tôi” , “Tôi nhận tiền của anh ấy” hoàn toàn khác “Anh ấy nhận tiền của tôi” do chức năng của các tham thể đã bị thay đổi.
Có thể nói, những khác biệt về cấu trúc giữa CTN trong tiếng Nhật và câu có ý nghĩa tƣơng đƣơng trong tiếng Việt là do sự khác biệt về loại hình đem lại. Sự khác biệt này chủ yếu đƣợc thể hiện ở trật tự các thành phần câu và vai trò của thành phần câu.Vai trò của thành phần câu dẫn đến sự khác nhau về cấu trúc cú pháp của CTN trong hai ngôn ngữ. Trong tiếng Nhật vị ngữ đƣợc coi là thành phần có vị trí quan trọng nhất trong câu. Đây là thành phần trung tâm của câu, quyết định thể của loại câu. Trong khi đó chủ ngữ - thành phần nòng cốt trong các ngôn ngữ nhƣ tiếng Việt hay các ngôn ngữ Ấn Âu lại không đƣợc đƣa vào danh sách các thành phần quan trọng của câu tiếng Nhật (xem thêm mục 1.3.1.3 của chƣơng 1). Chính vì chủ ngữ không giữ vai trò nòng cốt câu nên khi hiện thực hóa cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu nói chung và CTN nói riêng, thƣờng không cần sự có mặt của chủ ngữ nếu nhƣ ngƣời nói hoặc ngƣời nghe trực tiếp tham gia vào sự tình đƣợc miêu tả trong câu. Hơn nữa, nhóm ĐTTN trong tiếng Nhật là nhóm động từ thể hiện rõ hƣớng di chuyển của sự vật thông qua sự giới hạn về nhân xƣng khi hoạt động trong câu. Do vậy, nhƣ ở chƣơng 2 đã trình bày, cấu trúc câu với sự có mặt ít hơn 3 diễn tố là những mô hình cấu trúc CTN phổ biến trong tiếng Nhật.
(4.3) だれが花をくれましたか。(Ai tặng hoa anh thế?) (Ai) (hoa) (tặng + từ nghi vấn)
(4.4) これをもらってもいいですか。(Mình xin cái này được không?) (Cái này) (nhận/xin + từ nghi vấn)
Không cần giới hạn của nhân tố ngữ cảnh, sự vắng mặt của ngƣời nhận (4.3) hay cả ngƣời trao lẫn ngƣời nhận (4.4) không làm ảnh hƣởng đến nghĩa sự tình cũng nhƣ sắc thái lịch sự của câu dù trong câu có sự phân biệt vị thế giao tiếp giữa các nhân vật tham gia giao tiếp hay không.
đƣợc đặt trong một ngữ cảnh cụ thể thì ngƣời trao (trong trƣờng hợp đóng vai trò chủ ngữ của câu) và ngƣời nhận (trong trƣờng hợp đóng vai trò chủ ngữ của câu) thƣờng là những thành phần bắt buộc không thể lƣợc bỏ trong mô hình cấu trúc câu. (4.5) Hôm qua, cậu tặng hoa ai thế?
(4.6) Cậu nhận đƣợc thƣ của bố mẹ chƣa?
Nếu lƣợc bỏ chủ ngữ, 2 ví dụ trên vẫn có thể đƣợc sử dụng nhƣng phải đặt trong một điều kiện cụ thể, thƣờng là khi quan hệ giữa ngƣời trao và ngƣời nhận rất thân mật, khi lời thoại đƣợc đặt trong tình huống giao tiếp thân mật, suồng sã. Chính vì vậy, khả năng lƣợc bỏ các tham thể trong tiếng Việt có phần hạn chế hơn so với tiếng Nhật.
4.2.1.2. Những tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng
Khi thực hiện so sánh đối chiếu CTN có ĐTTN làm vị ngữ trong tiếng Nhật và tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy những điểm khá giống nhau về sự phân biệt vị thế giao tiếp, sắc thái biểu cảm trong việc sử dụng ĐTTN. Bên cạnh đó, sự giới hạn nhân xƣng, vai trò ngữ nghĩa của vai đối tƣợng Z là những vấn đề tạo nên sự khác nhau cơ bản trong việc sử dụng dạng câu này ở hai ngôn ngữ.
a. Sự phân biệt vị thế giao tiếp thông qua việc sử dụng động từ trao - nhận trong câu
Đối với cả tiếng Nhật và tiếng Việt đều có sự phân biệt vị thế giao tiếp giữa ngƣời thực hiện hành động trao/tặng và ngƣời tiếp nhận hành động trao/tặng. Trong tiếng Nhật, với nhóm động từ mang nghĩa “trao”, khi ngƣời trao ở vị thế cao hơn hoặc ngang bằng với ngƣời nhận có thể sử dụng câu có động từ やる[yaru], あげる
[ageru] hoặc くれる[kureru], khi ngƣời nhận có vị thế cao hơn ngƣời trao thì các động từ đƣợc sử dụng là さしあげる[sashiageru] và くださる[kudasaru]. Với nhóm động từ mang nghĩa nhận, khi ngƣời nhận có vị thế cao hơn hoặc ngang bằng với ngƣời trao thì động từ đƣợc lựa chọn làもらう [morau]. Ngƣợc lại, khi ngƣời nhận có vị thế thấp hơn thì động từ いただく[itadaku] sẽ đƣợc thay thế.
Trong tiếng Việt, về cơ bản động từ cho và tặng đƣợc sử dụng khi ngƣời trao có vị thế cao hơn hoặc ngang bằng với ngƣời nhận, động từ biếu dùng trong trƣờng hợp ngƣời trao có vị thế thấp hơn ngƣời nhận. Tuy nhiên, với các động từ mang nghĩa “nhận” thì ngoài động từ hưởng, các động từ còn lại được, nhận, lĩnh, xin đều không đòi hỏi sự phân biệt vị thế giao tiếp giữa ngƣời trao và ngƣời nhận.
Sự phân biệt vị thế giao tiếp trong việc sử dụng mỗi ĐTTN tạo nên cho câu những sắc thái biểu cảm khác nhau. Những câu biểu thị sắc thái thân mật, gần gũi, thƣờng sử dụng trong giao tiếp thân tình, suồng sã là câu có động từ やる[yaru],
あげる[ageru], くれる[kureru], もらう[morau] trong tiếng Nhật và cho trong tiếng Việt. Câu biểu thị sắc thái tôn kính là câu có động từさしあげる[sashiageru] hoặc
くださる[kudasaru ] trong tiếng Nhật và biếu trong tiếng Việt. Động từ tặng trong tiếng Việt đem lại sắc thái trang trọng và trong một số trƣờng hợp mang nét nghĩa khá đặc trƣng của tiếng Việt mà không có trong tiếng Nhật. Động từ いただく[itadaku] mang đến sắc thái khiêm nhƣờng trong câu mang nghĩa “nhận” của tiếng Nhật và sắc thái này không tìm thấy trong các câu có ý nghĩa tƣơng đƣơng của tiếng Việt.
Ngoài ra, sự phân chia các động từ mang nghĩa trao trong tiếng Việt thành các động từ mang sắc thái thân mật, suồng sã (cho), trang trọng, tôn kính (tặng, biếu) hoàn toàn phụ thuộc vào vị thế giao tiếp của ngƣời trao với ngƣời nhận đƣợc quy định dựa trên các yếu tố tuổi tác, địa vị xã hội, quan hệ thân sơ. Trong khi đó ở tiếng Nhật, cùng với những phân biệt sắc thái biểu cảm nhƣ trên, việc lựa chọn động từ phù hợp còn bị chi phối bởi ý thức về sự đối lập cùng nhóm và khác nhóm giữa những ngƣời tham gia giao tiếp, điều không thấy trong ý thức của ngƣời Việt. Khi buộc phải thể hiện sự ƣu tiên lựa chọn quan hệ trên - dƣới hoặc quan hệ trong - ngoài trong chiến lƣợc giao tiếp thì chắc chắn ngƣời Nhật sẽ ƣu tiên mối quan hệ trong - ngoài. Ví dụ: Khi miêu tả sự tình có liên quan tới những ngƣời trong gia đình thì dù đối tƣợng là những ngƣời có tuổi tác, vị trí cao hơn nhƣ anh, chị, bố, mẹ… thì ngƣời Nhật vẫn chọn các động từ có sắc thái thân mật (やる[yaru], あげる[ageru], くれる[kureru], もらう[morau]) và không sử dụng các động từ có sắc thái tôn kính hay khiêm nhƣờng (さしあげる
[sashiageru], くださる[kudasaru], いただく[itadaku]). Những sắc thái và quy định lựa chọn trên không thấy trong câu mang ý nghĩa tƣơng đƣơng của tiếng Việt.
(4.7) 母がお金をくれた。
(4.7’) 母がお金をくださった。(x) Mẹ tôi cho tôi tiền.
(4.8) 母からお金をもらった。
(4.8’) 母からお金をいただいた。(x) Tôi nhận được tiền từ mẹ.
b. Giới hạn nhân xưng trong việc sử dụng động từ trao - nhận
Ý thức về sự đối lập trong - ngoài đã tạo ra sự đối lập các hình thức ngôn ngữ đƣợc lựa chọn trong mọi tình huống giao tiếp của ngƣời Nhật. Sự đối lập này khiến cho hệ thống các ĐTTN trong tiếng Nhật có một sự khác biệt cơ bản với tiếng Việt trong việc phân nhóm. Trong khi ở tiếng Việt, ĐTTN chỉ đƣợc chia thành hai nhóm: nhóm
động từ mang nghĩa “trao” và nhóm động từ mang nghĩa “nhận” thì ý thức đối lập trong - ngoài khiến cho ĐTTN của tiếng Nhật phải chia thành ba nhóm với sự lƣỡng phân của các động từ mang nghĩa “trao”: nhóm động từ mang ý nghĩa “trao” cho ngƣời khác nhóm (やる[yaru], あげる[ageru], さしあげる[sashiageru]), nhóm động từ mang nghĩa “trao” cho bản thân ngƣời nói và ngƣời cùng nhóm (くれる[kureru],くだ さる [kudasaru]), nhóm động từ mang ý nghĩa “nhận” (もらう[morau], いただく
[itadaku]). Điều này dẫn đến sự quy định khá chặt chẽ về nhân xƣng trong CTN của tiếng Nhật nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2, nhƣng hoàn toàn không tồn tại trong tiếng Việt.
c. Giá trị ngữ nghĩa của vai đối tượng Z
* Giá trị ngữ nghĩa của vai đối tƣợng Z trong tiếng Nhật
Áp dụng quan điểm của L. Tesnière vào phân tích cấu trúc nghĩa của CTN có ĐTTN làm vị ngữ trong tiếng Nhật, chúng tôi cho rằng ĐTTN với vai trò trung tâm của câu đã chi phối số lƣợng tham thể, đặc trƣng và vai nghĩa của các tham thể trong câu. Tuy nhiên, nhƣ phân tích ở chƣơng 2, đặc điểm ngữ nghĩa của tham thể thứ 3 trong vai đối tƣợng Z có thể coi nhƣ một nhân tố dùng để xác định số lƣợng các vai nghĩa mà tham tố ngƣời trao và tham tố ngƣời nhận có khả năng đảm nhiệm bởi lẽ ngoại trừ động từ やる[yaru] thì hầu hết các động từ còn lại trong vai trò vị ngữ đều có thể kết hợp đƣợc với tất cả các tiểu loại danh từ trong vai đối tƣợng Z. ( xin xem các ví dụ tại chƣơng 2)
- Trƣờng hợp Z là danh từ cụ thể thì tham tố ngƣời trao và ngƣời nhận có khả năng đảm nhiệm số lƣợng vai nghĩa tối đa: vai khởi điểm, vai tác thể, vai chuyển quyền sở hữu (đối với tham tố X) vai đích, vai ngƣời hƣởng lợi, vai nhận quyền sở hữu (đối với tham tố Y).
- Trƣờng hợp Z là danh từ trừu tƣợng biểu thị vật trừu tƣợng thì số lƣợng vai nghĩa mà tham tố X và Y có khả năng đảm nhiệm bị hạn chế hơn. Tham tố X chỉ có thể đảm nhiệm vai tác thể còn tham tố Y chỉ có thể đảm nhiệm vai ngƣời hƣởng lợi. Tuy nhiên, đặc điểm của danh từ trừu tƣợng có thể chi phối tính chất nghĩa “tác động” mà vai tác thể X tác động để vai ngƣời hƣởng lợi Y có thể tiếp nhận một lợi ích nào đó. Khi Z là danh từ biểu thị trạng thái tâm lý con ngƣời thì X đóng vai trò là nguyên nhân tác động làm nảy sinh những trạng thái tâm lý mà Y mong đợi.
* Giá trị ngữ nghĩa của vai đối tƣợng Z trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, đặc điểm ngữ nghĩa của danh từ trong vai đối tƣợng Z cũng bị chi phối bởi ngữ nghĩa của động từ. Sự chi phối này thể hiện một cách chặt chẽ hơn so với tiếng Nhật. Bằng chứng là việc không phải bất kỳ danh từ nào cũng có khả năng trở
thành vai đối tƣợng Z trong CTN của tiếng Việt. Ví dụ cách nói: “Cô ấy cho tôi sự thông cảm.” hay “Chúng tôi đã nhận đƣợc thời gian từ quý vị” không “Việt” bằng cách nói “Cô ấy đã thông cảm với tôi.” hay “Quý vị đã dành thời gian cho chúng tôi”.
Nhƣ vậy, đối với CTN trong tiếng Nhật, vật đƣợc trao tặng Z có thể là những danh từ chỉ vật cụ thể, vật trừu tƣợng, vật có giá trị vật chất, giá trị sử dụng hay giá trị tinh thần đều có thể kết hợp đƣợc với bất cứ động từ nào trong nhóm, ngoại trừ động từ thuộc nhóm やる[yaru] có sự hạn chế khi Z là danh từ chỉ trạng thái tâm lý, tình cảm (xem thêm mục 2.3.2.3 của chƣơng 2 ).
Trong tiếng Việt thì không hoàn toàn nhƣ vậy. Giá trị mang tính tinh thần hay vật chất của vật đƣợc trao/tặng bị hạn chế với sự lựa chọn động từ nào trong câu. Sự khu biệt giữa câu với các động từ cho, tặng và biếu quy định khả năng xuất hiện của danh từ trong vai đối tƣợng chỉ vật trao tặng. Nếu vật Z là danh từ chỉ vật đơn thuần có giá trị vật chất, giá trị sử dụng thì thƣờng sử dụng động từ “biếu” khi đối tƣợng tiếp nhận ở vị thế cao hơn ngƣời thực hiện hành động trao, tặng. Chỉ có thể nói : “Cháu biếu bác cân hoa quả.” hay “Con biếu bố mẹ ít tiền.” mà không thể nói “Tôi biếu anh bài hát.” Còn khi Z là danh từ chỉ vật có giá trị tinh thần đơn thuần, đƣợc dùng với tƣ cách là vật có ý nghĩa khuyến khích, khen thƣởng, kỷ niệm nhƣ: phần thƣởng, bằng khen, huân chƣơng, danh hiệu… thì chỉ có thể kết hợp với tặng. Ví dụ:
(4.9) Năm nay anh ấy được tặng bằng khen của Thủ tướng chính phủ.
Nếu xét về sự chi phối của động từ với vật đƣợc trao tặng, có thể nói “cho” là động từ có khả năng hoạt động rộng rãi hơn cả, có thể xuất hiện cùng với cả danh từ chỉ vật cụ thể và và trừu tƣợng.
(4.10) Vậy là tất cả đến ba đồng, cụ cho một đồng thì con thiệt quá. (V4, tr.56) (4.11) Em là gái đã có chồng, phải cho em thời gian chứ, cứ sồn sồn như anh thì dễ
quá. (V10, tr.135)
Các động từ mang nghĩa “nhận” cũng quyết định giá trị ngữ nghĩa của vai đối tƣợng Z. Căn cứ nghĩa của các động từ hưởng, lĩnh, được, nhận và xin, có thể thấy sự khác biệt về nghĩa giữa các câu có nhóm động từ này không phải ở vị thế giao tiếp hay sắc thái biểu cảm giống nhƣ các động từ mang nghĩa “trao” mà lại chính là ở đặc điểm ngữ nghĩa của đối tƣợng Z. Do vậy, cái tạo nên sự khác biệt về đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm động từ này trong câu là phải có thêm một số nét nghĩa bổ sung để phân biệt giữa
hưởng, lĩnh với được, nhận và xin. Nét nghĩa [± chủ ý] là một trong những yếu tố để phân biệt được, hưởng với các vị từ còn lại lĩnh, nhận, xin. Sự phân biệt này lại hoàn