Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2. Các lớp nghĩa của câu trao – nhận trong tiếng Nhật
2.2.4. Lớp nghĩa ơn huệ
Có một số quan điểm đồng nhất nghĩa lợi ích với nghĩa ơn huệ, hoặc chỉ coi đây là một nét nghĩa kéo theo. Lâm Quang Đông đã viết: “Ở lớp nghĩa này, vai Tác thể thể hiện thêm một ý nghĩa nữa, đó là Ngƣời làm ơn (Benefactor); tƣơng ứng với đó là ý nghĩa Đắc lợi thể đối với vai Tiếp thể…. Tuy nhiên từ trƣớc cho tới nay trong các ý nghĩa vừa nêu trên, chỉ có Đắc lợi thể, Tác thể và Thụ thể đƣợc xác định là vai nghĩa, còn Ngƣời làm ơn chỉ đƣợc coi là một nét nghĩa kéo theo (entailment) mà thôi.” [15, tr.122]
Trong các nghiên cứu về nghĩa của nhóm CTN tiếng Nhật, các nhà Nhật ngữ học cũng đã đề cập tới lớp nghĩa ơn huệ nhƣ một lớp nghĩa đặc trƣng của tiếng Nhật nhƣng bằng các thuật ngữ khác nhau. Matsuoka (2001), Torita (2009) sử dụng thuật ngữ “tính ơn huệ” (恩恵性). Nghĩa “ơn huệ” theo quan điểm của Matsuoka cũng đồng thời bao gồm cả lớp nghĩa “lợi ích” (受益性). Đây là lớp nghĩa biểu thị sự hài lòng (好ましい) của những ngƣời tham gia sự tình trao - nhận đối với vật đƣợc trao - nhận. Cũng để biểu thị ý nghĩa này, Harada (2006) lại sử dụng thuật ngữ “ơn huệ - lợi ích” (恩恵.利益). Tác giả viết: “Trong tiếng Nhật, tồn tại một nhóm câu có các ĐTTN (やる/あげる[yaru/ageru], もらう[morau], くれる[kureru]) đƣợc dùng biểu thị ý nghĩa trao - nhận ơn huệ - lợi ích.” [87, tr.203]
Nhƣ vậy, có thể hiểu lớp nghĩa ơn huệ mà các nhà nghiên cứu đi trƣớc đề cập tới chính là lớp nghĩa biểu thị “sự hài lòng” của ngƣời nói đối với sự tình trao - nhận đƣợc miêu tả trong câu. Chỉ có điều lớp nghĩa ngày đƣợc gọi dƣới những cái tên khác nhau: nghĩa lợi ích, nghĩa ơn huệ, nghĩa lợi ích - ơn huệ. Để
làm rõ đƣợc sự khác biệt giữa nhóm câu có ĐTTN và nhóm câu có các động từ chuyển dịch gần nghĩa khác nhƣ đã phân tích ở mục mục 2.1.3, chúng tôi cho rằng cần phải tách riêng, coi ý nghĩa ơn huệ là một lớp nghĩa độc lập với ý nghĩa lợi ích. So sánh các ví dụ sau đây:
(2.24) 妹さんに手紙をあげましたか。(S39, tr.156)
Cậu đã gửi thư cho em gái chưa?
(2.25) 父は「お客様にお茶をさしあげなさい」と言いました。私は「はい」
と返事をして、お客様にを茶をさしげました。(S39, tr.158)
Bố tôi nói: “Mang trà mời khách nhé”. Tôi đáp “vâng” và mang trà ra mời khách.
Trong 2 ví dụ (2.24) và (2.25), ngƣời nói đã sử dụng ĐTTN thay thế cho các động từ chuyển dịch vốn có khả năng xuất hiện trong 2 tình huống trên. Động từ
あげる[ageru] đƣợc dùng thay thế cho động từ おくる[okuru] trong cách diễn đạt “gửi thƣ”. Động từ さしあげる[sashiageru] đƣợc dùng thay thế cho động từ だす
[dasu] trong cách diễn đạt “mời trà”. Nếu thay hai động từ おくる[okuru] và だす
[dasu] vào 2 câu trên, mặc dù nghĩa sự tình không thay đổi nhƣng ý nghĩa của câu còn lại thuần túy là một hành động mang tính vật lý là “gửi” hay “đƣa ra”, còn sắc thái cảm xúc về sự biết ơn, sự ân cần, sự lễ phép khi thực hiện hành động này không còn nữa.
(2.24’) 妹さんに手紙を送りましたか。
Cậu đã gửi thư cho em gái chưa?
(2.25’) 父は私に「お客様にお茶を出しなさい」と言いました。私は「は
い」と返事をした、お客様にを茶を出しました。
Bố tôi nói: “Mang trà mời khách nhé”. Tôi đáp “vâng” và mang trà ra mời khách.
(2.24’) chỉ đơn thuần diễn đạt sự di chuyển vật lý của “thƣ” từ ngƣời nghe tới ngƣời thứ 3 “em gái”. Sau khi kết thúc sự di chuyển này “em gái”, có thể coi là ngƣời nhận đƣợc lợi ích vì đã có quyền sở hữu đối với “bức thƣ”. Song câu (2.24) ngoài việc diễn đạt ý nghĩa trên, còn kèm theo đánh giá của ngƣời nói với hành động gây ra sự di chuyển của “bức thƣ”, với lợi ích mà “em gái nhận đƣợc”. Theo đánh giá của ngƣời nói, hành động “gửi thƣ” của ngƣời nghe còn đem đến ơn huệ cho “em gái”, vì cô ấy đang rất mong chờ “bức thƣ ” này.
Tƣơng tự nhƣ vậy, so với câu (2.25’), câu (2.25) không chỉ diễn đạt hành động lấy trà và đƣa ra mời ngƣời khách của ngƣời nói mà còn kèm theo thái độ tôn
kính của ngƣời đƣa trà với khách (ngƣời nhận). Với việc dùng động từ này, bằng việc mời trà khách, ngƣời nói còn muốn thể hiện tấm lòng tôn kính của mình.
Nhƣ vậy, đối với CTN của tiếng Nhật, ý nghĩa ơn huệ có thể coi là một lớp nghĩa độc lập với ý nghĩa lợi ích. Đây là lớp nghĩa quan trọng để phân biệt CTN đặc trƣng với CTN mở rộng (câu có các động từ chuyển dịch gần nghĩa ) của tiếng Nhật và các ngôn ngữ khác.