Mức độ thứ nhất của quá trình ngữ pháp hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 95 - 102)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3. Các mức độ ngữ pháp hóa của động từtra o nhận trong chức năng của động

3.3.1. Mức độ thứ nhất của quá trình ngữ pháp hóa

Nhƣ ở chƣơng 2 đã trình bày, các ĐTTN điển hình của tiếng Nhật: やる[yaru],

あげる[ageru], さしあげる[sashiageru], くれる[kureru], くださる[kudasaru], もらう

[morau] và いただく[itadaku] khi tham gia cấu tạo câu với vai trò vị ngữ độc lập thì biểu thị các nét nghĩa: chuyển dời vị trí của vật, chuyển quyền sở hữu hay kiểm soát vật, lợi ích, ơn huệ, phân biệt vị thế giao tiếp, sự phân biệt cùng nhóm - khác nhóm.

Tuy vậy, trong câu có vị ngữ là kết cấu (~ Vて+ 授受動詞) [~ Vte + ĐTTN], câu sẽ biểu thị sự tình “X thực hiện một hành động nào đó trực tiếp cho Y hoặc vì lợi ích của Y”. Lúc này, về mặt ngữ pháp, các ĐTTN mất khả năng tồn tại độc lập làm vị ngữ mà chỉ tham gia nhƣ một thành tố của vị ngữ mà thôi. Về mặt ý nghĩa, nghĩa gốc của động từ không còn nữa, đã bị hƣ hóa ở các mức độ khác nhau. Quá trình hƣ hóa diễn ra theo một chuỗi liên tục với sự mờ dần ở các nét nghĩa về chuyển dời vị trí của vật, chuyển quyền sở hữu, kiểm soát vật, lợi ích... Nhƣng nét nghĩa luôn còn lại, không những không bị mất mà còn nổi lên trở thành nét nghĩa tình thái chính của câu là nét nghĩa về ơn huệ. Sự mất dần các nét nghĩa ấy phụ thuộc vào đặc điểm ngữ nghĩa của các động từ chính đứng trƣớc. Thực tế, các động từ đảm nhiệm vị trí là động từ chính (biểu hiện dƣới dạng thức Vて, đứng trƣớc các ĐTTN) là hết sức đa dạng. Sự đa dạng này tạo nên những kiểu “ơn huệ” hay “hàm ơn” với những mức độ và sắc thái không giống nhau của CTN “gián tiếp”.

3.3.1.1. Động từ chính biểu đạt hành động đem lại lợi ích trực tiếp cho một người nào đó (là người khác hoặc người nói)

Động từ chính trong cụm (~ Vて+ 授受動詞) [~ Vte + ĐTTN] làm vị ngữ (từ đây gọi là “động từ chính”) luôn tồn tại dƣới dạng tiếp nối (~ Vて) [~ Vte ]. Về mặt chức năng, các động từ này hoàn toàn có khả năng độc lập thực hiện chức năng vị ngữ trong câu để tạo thành các câu “đúng”, nhƣ các trƣờng hợp sau:

(3.21) 山田さんが息子にマンガを送りました。

Anh Yamada gửi cho con trai cuốn truyện tranh.

(3.22)田原先生はうちの子供に日本語を教えています。

Thầy Tahara đang dạy tiếng Nhật cho con tôi.

Mặc dù các câu trên rất “đúng ngữ pháp”, nhƣng lại khó chấp nhận đối với ngƣời Nhật Bản, có khi mang ấn tƣợng về một thứ tiếng Nhật của ngƣời nƣớc ngoài

(日本語らしくない) . Bởi khi diễn đạt một sự tình “làm một việc gì đó cho ngƣời

khác”, việc sử dụng các vị ngữ có chứa ĐTTN ở chức năng bổ trợ trở thành một thói quen không thể thiếu trong văn hóa ngôn ngữ của ngƣời Nhật, tức là phải có phƣơng tiện thể hiện cảm xúc, nhất là sắc thái về “sự biết ơn” của ngƣời phát ngôn trƣớc sự tình đó. Vì vậy, nếu dịch ra tiếng Việt thì ý nghĩa các câu sau không thay đổi, nhƣng sắc thái đã hoàn toàn khác với câu có sự tham gia của vị ngữ là kết cấu ~ Vて+ 授受動詞 [~ Vte + ĐTTN]:

(3.23) 山田さんが息子にマンガを送ってくれた。

Anh Yamada gửi cho con trai tôi cuốn truyện tranh.

(3.24) 田原先生はうちの子供に日本語を教えてくれた。

hoặc (うちの子供は山田先生に日本語を教えてもらった。)

Thầy Tahara đang dạy tiếng Nhật cho con tôi.

Các câu trên đều biểu thị một đối tƣợng X thực hiện một hành động nào đó trực tiếp đem lại cho Y một lợi ích mang tính cụ thể về vật chất, hoặc mang tính tinh thần. Nhờ vậy, bên cạnh ý nghĩa sự tình cụ thể, X trở thành ngƣời trao hay ban ân huệ và Y là ngƣời đƣợc thụ hƣởng ân huệ này. Đây là nét nghĩa tiêu biểu, điển hình của CTN có ĐTBT. Ở nhóm câu này, ĐTTN mất khả năng tồn tại độc lập nhƣng ý nghĩa trao - nhận lợi ích vẫn còn tồn tại.

Trên cơ sở ý nghĩa từ vựng của các động từ chính, chúng tôi tạm phân thành ba trƣờng hợp với các kiểu loại “ơn huệ” không hoàn toàn nhƣ nhau.

Trƣờng hợp thứ nhất: Lợi ích X mang đến cho Y có thể là về phƣơng diện

(3.25) お手袋が破れているから、新しいのを買ってあげるよ。

Găng tay của anh bị rách rồi, em sẽ mua cho anh đôi mới.

(3.26) 寮の管理人さんにテレビを貸してもらった。

Tôi được người quản lý ký túc xá cho mượn ti vi.

Khi thực hiện các hành động “mua” hay “cho mƣợn”, ngƣời trao (tôi hay

người quản lý ký túc xá) đã khiến cho ngƣời nhận (cậu, tôi) có đƣợc quyền sở hữu/ quyền sử dụng đối với những vật cụ thể (gang tay, tivi..). Ở các trƣờng hợp trên, các lớp nghĩa cơ bản của CTN do các vai X và Y đảm nhiệm, nhƣ lớp nghĩa kiểm soát - sở hữu, lớp nghĩa không gian - động thể hiện sự dịch chuyển về không gian của vật thể, lớp nghĩa về lợi ích, về ân huệ vẫn đƣợc tồn tại. Mặc dù thực tế việc tồn tại của các lớp nghĩa này do cả cụm vị ngữ ~ Vて+ 授受動詞 [~ Vte + ĐTTN] quyết định, song bản thân động từ chính, nếu hoạt động riêng cũng có khả năng chi phối các vai nghĩa này ở một mức độ nhất định, mặc dù ý nghĩa của chúng có bị thay đổi ít nhiều.

So sánh các cặp câu sau:

(3.25) お手袋が破れているから、新しいのを買ってあげるよ。

Găng tay của anh bị rách rồi, em sẽ mua cho anh đôi mới.

(Ngƣời nghe tham gia trực tiếp vào sự tình với tƣ cách là ngƣời hƣởng lợi, vật thể có sự di chuyển về không gian. Ngƣời nói giữ vai trò là vai nguồn và ngƣời nghe là vai đích của hành động “mua găng tay”. Do vậy tồn tại sắc thái ngƣời nói thực hiện hành động vì muốn mang ân huệ cho ngƣời nghe).

(3.25’) お手袋が破れているから、新しいのを買う。

Găng tay của anh bị rách rồi, em sẽ mua đôi mới.

(Tồn tại sự tình “mua găng tay”, song muốn biết ngƣời nghe có tham gia vào sự tình với tƣ cách là ngƣời hƣởng lợi hay không phải dựa vào các yếu tố hỗ trợ khác nhƣ ngữ cảnh. Không tồn tại sắc thái mang ân huệ cho ngƣời nghe.)

Cũng có thể phân tích tƣơng tự nhƣ vậy đối với các câu

(3.26) 寮の管理人さんにテレビを貸してもらった。

Tôi được người quản lý ký túc xá cho mượn ti vi.

(3.26’) 寮の管理人さんにテレビを貸した。

Tôi cho cán bộ quản lý ký túc xá mượn tivi.

(Chủ thể hành động của câu bị thay đổi, ngƣời nói từ ngƣời đƣợc cho mƣợn trở thành ngƣời cho mƣợn.)

Tất cả các trƣờng hợp trên hoàn toàn có thể lƣợc bỏ các động từ chính để các ĐTTN gánh vác vai trò của một vị từ độc lập để diễn đạt ý nghĩa trọn vẹn của câu.

(3.25’’) お手袋が破れているから、新しいのをあげるよ。

Găng tay của anh bị rách rồi, em sẽ tặng cho anh đôi mới.

(3.26’’) 寮の管理人さんにテレビをもらった。

Tôi nhận được ti vi từ cán bộ quản lý ký túc xá.

Chính vì vẫn còn khả năng tồn tại độc lập nên chúng tôi cho rằng có thể coi đây là những trƣờng hợp trung gian của quá trình ngữ pháp hóa từ các động từ thực sang các động từ bổ trợ trong chuỗi biến đổi của các ĐTTN.

Trƣờng hợp thứ 2: X cũng có thể cho Y lợi ích nào đó nhƣng những lợi ích

này không mang giá trị vật chất mà chỉ có giá trị về kiến thức, về tinh thần vốn là sản phẩm của những hành động nào đó.

Tại các trƣờng hợp dƣới đây, các “sự vật” mà Y với vai “tiếp thể” đƣợc nhận là “tri thức về tiếng Nhật”, “ý nghĩa cuộc sống” đều do X thực hiện với tƣ cách là vai “tác thể” thông qua hoạt động “dạy”. Do vậy các lớp nghĩa về vai nguồn //vai đích, vai ngƣời kiểm soát//vai chủ sở hữu (hành động), vai ngƣời làm ơn//vai đắc lợi thể vẫn tồn tại.

(3.27) うちの子供は山田先生に日本語を教えてもらった。

Bọn trẻ nhà tôi được thầy Yamada dạy tiếng Nhật cho.

(3.28) 親が子どもに人生の意味を教えてやる。

Bố mẹ dạy cho con cái ý nghĩa của cuộc sống.

Tuy vậy, cũng do tính trừu tƣợng nên các sự vật không thể tồn tại, “di chuyển” nếu thiếu các hành động mà “tác thể” thực hiện, các câu trên không thể tồn tại nếu lƣợc bỏ các động từ chính giống nhƣ trƣờng hợp thứ nhất. Điều đó cũng chứng tỏ mức độ hƣ hóa về ý nghĩa từ vựng của các ĐTTN ở chức năng bổ trợ đã tăng lên.

Trƣờng hợp thứ 3: Hành động của X có thể chỉ có tác dụng hỗ trợ (bổ sung,

tạo điều kiện), cho phép Y có đƣợc điều kiện hoặc trạng thái tốt hơn, ví dụ: (3.29)じゃあ、彼にあなたの気持ちを伝えてあげる。 (N16, tr.141)

Vậy thì tớ sẽ nói lại cho anh ấy biết tình cảm của cậu.

(3.30) 娘たちが 私を玄関で出迎えてくれた。

Các con gái ra tận cửa đón tôi.

(3.31) 私は課長にレポートをなおしていただきました。

Mặc dù không đem lại một lợi ích vật chất cụ thể, nhƣng bằng các hành động “nói lại”, “ra đón” và “sửa” … nhƣ trong các ví dụ trên, chúng ta hoàn toàn có thể thấy đƣợc lợi trực tiếp mà ngƣời thực hiện hành động mang lại cho đối tác (相手) của mình. Thông qua các sự tình này, lớp nghĩa mang lại ân huệ “cho ai đó”, “biết ơn ai đó” luôn luôn là lớp nghĩa không thể thiếu khi mô tả các sự tình.

Với các ví dụ của trƣờng hợp thứ 2 và thứ 3, các ĐTTN đã không còn khả năng tồn tại độc lập nếu tách khỏi động từ chính đứng trƣớc, bởi vì trong tiếng Nhật không thể nói:

(3.27’) うちの子供は山田先生に日本語をもらった。(?)

Bọn trẻ nhà tôi đã nhận được tiếng Nhật từ thầy Yamada.

(3.29’)じゃあ、彼にあなたの気持ちをあげる。(?)

Tớ đã cho anh ấy tình cảm của cậu.

(3.30’) 娘たちが 私を玄関でくれた。(?)

Các con gái đã cho tôi ở cửa.

Nhƣ vậy, so với trƣờng hợp thứ nhất, các nhóm câu của trƣờng hợp thứ 2 và thứ 3, các ĐTTN đã đƣợc ngữ pháp hóa ở mức độ cao hơn. Khả năng tồn tại độc lập không còn nhƣng tất cả các nét nghĩa gốc chƣa bị hƣ hóa hoàn toàn, nét nghĩa lợi ích và ơn huệ vẫn đƣợc bảo lƣu.

3.3.1.2. Động từ chính biểu đạt hành động đem lại lợi ích gián tiếp cho người khác (hoặc người nói)

Đây là trƣờng hợp động từ chính trong câu mô tả một hành động của một chủ thể nào đó không hƣớng tới một “đích” cụ thể, không có “tiếp thể” cụ thể, tức là không có đối tác trong việc thực hiện hành động, song với việc sử dụng vị ngữ là cụm ~ Vて+ 授受動詞 [~ Vte + ĐTTN], ngƣời nói tự xác định bản thân mình trở thành “ngƣời hƣởng lợi ngầm ẩn” của hành động kia, do vậy muốn thể hiện lòng biết ơn đối với hành động đó (hay với ngƣời thực hiện hành động đó). Ý nghĩa trao - nhận với tƣ cách là một hành động hoàn toàn bị hƣ hóa. Hành động của X có đem lại lợi ích hay không phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của ngƣời nói.

Đặc điểm của loại câu này có thể thấy rõ trong một số ví dụ thông qua phép cải biến sau:

(3.32) 前の人がもう坐った。

(3.33) あの子は熱があるので医者は来た。

Đứa trẻ kia bị sốt nên bác sĩ đã tới.

(3.34) 社長は私たちと食事をしました。

Giám đốc đã dùng bữa cùng chúng tôi.

Các câu trên thuần túy mô tả những sự kiện mang tính khách quan của những chủ thể nào đó. Góc nhìn của ngƣời nói đối với các sự tình này không đƣợc thể hiện. Ngƣời nói thuần túy là ngƣời đứng ngoài, không biểu thị thái độ hay cảm xúc nào cả. Song thực tế, đây không phải là cách nói tự nhiên đối với ngƣời Nhật Bản. Bởi khi mô tả các sự tình này, ngƣời Nhật luôn có xu hƣớng muốn “tham gia”, ít nhất là ngƣời quan sát, và thông qua đó thể hiện thái độ của mình trƣớc hành động đó, có thể là ủng hộ, có thể là biết ơn, cũng có thể là cảm kích. Với cách “tham gia” này, ngƣời nói tự nhiên trở thành đối thể của hành động một cách ngầm ẩn, không lộ diện, nhƣng tự coi mình là ngƣời “hƣởng lợi” của hành động, do vậy muốn thể hiện sắc thái cảm tạ ngƣời thực hiện. Khi đó, vị ngữ của các câu trên sẽ đƣợc thay thế bằng các kết hợp động từ ~ Vて+ 授受動詞 [~ Vte + ĐTTN], tức là có sự tham gia của ĐTTN ở vai trò bổ trợ.

(3.32’) 前の人が坐ってくれました。

Người đằng trước đã ngồi xuống rồi.

Sự có mặt của động từ くれる[kureru] giúp ngƣời nói làm rõ đƣợc ý đồ của mình khi miêu tả hành động ngồi xuống của ngƣời phía trƣớc trong mối quan hệ với bản thân, ngƣời nói nhƣ một đối tác đƣợc “hƣởng lợi”, có thể hành động “ngồi xuống” của ngƣời kia cho phép ngƣời nói nhìn sân khấu hoặc phía trƣớc đƣợc rõ hơn. Đây là cái lợi mà ngƣời nói nhận đƣợc thông qua hành động của “ngƣời đằng trƣớc”. Trong câu này, các lớp nghĩa cặp đôi giữa X và Y của câu trao - nhận thực tế hoàn toàn không tồn tại, song lại đƣợc cảm nhận qua cảm nhận của ngƣời nói. Đối với hai trƣờng hợp còn lại cũng có thể phân tích nhƣ vậy.

(3.33’)あの子は熱があるので医者に来ていただいた。

Vì đứa bé kia bị sốt nên bác sĩ đã tới. (và bản thân tôi rất biết ơn và cảm kích vì hành động này của bác sĩ)

(3.34’) 社長が私たちと食事をしてくださった。

Giám đốc đã dùng bữa cùng chúng tôi. (và bản thân tôi rất biết ơn và cảm kích vì hành động này của ngài giám đốc)

Ý nghĩa trao hay nhận hoàn toàn không còn tồn tại trong các ví dụ trên. Hành động “đến” của “bác sỹ” hay “dùng bữa” của “giám đốc” không phải là hành động hƣớng

tới hay tác động đến đối tƣợng cụ thể nào, nhƣng ngƣời nói thông qua hành động này mà cảm nhận đƣợc lợi ích cho mình. Vì đang bị sốt, cần ngƣời đến khám nên việc “bác sỹ đến” chính là cái lợi mà ngƣời nói đƣợc hƣởng. Vì đƣợc dùng bữa cùng những ngƣời có vị trí cao trong công ty nên đây là một cơ hội tốt đối với ngƣời nói và nhóm của mình.

Khi động từ chính là những động từ tâm lý (vui, buồn, thích…) hoặc những từ tồn tại, tăng trƣởng (có, ở, lớn…) thì nội dung nghĩa sự tình của câu do những động từ này mang lại là miêu tả một trạng thái tâm lý, một trạng thái tồn tại của chủ thể X. Thông thƣờng, một trạng thái tâm lý hay trạng thái tồn tại của một ngƣời nào đó rất khó có khả năng đem lại lợi ích cho ngƣời khác. Vì vậy, có thể nói ý nghĩa lợi ích hoàn toàn không còn nữa, ngƣời nghe sẽ cảm nhận đƣợc thái độ biết ơn của ngƣời nói thông qua việc sử dụng ĐTTN giữ chức năng bổ trợ trong câu.

(3.35) 私があげた腕時計、気に入ってくれた?(22, tr. 125)

Cậu có thích chiếc đồng hồ mình tặng không?

(3.36) おばあちゃん、本当に100歳まで長生きしてくれました。本当にあり

がとう。(S33, tr.105)

Bà đã sống đến 100 tuổi, chúng con thực sự cảm ơn bà.

Không thể tìm thấy mối liên hệ nào giữa “thích” và “sống đến 100 tuổi” với bất kỳ đối tƣợng nào trong dòng ngữ lƣu của câu. Nhƣng việc ngƣời nói lựa chọn động từ くれる[kureru] làm ĐTBT cho động từ chính 気に入る[ki ni hairu], 長生 きす[nagaikisuru] cho thấy ngƣời nói cảm thấy biết ơn nếu đối phƣơng thích chiếc đồng hồ mà mình tặng (3.35). Với tƣ cách một ngƣời cháu, ngƣời nói cảm thấy rất hạnh phúc, rất biết ơn vì bà đã sống lâu cùng con cháu (3.36).

Nhƣ vậy, trong tất cả các trƣờng hợp trên, các hành động “ngồi xuống”, “đến” hay các trạng thái “thích”, “sống”... hoàn toàn là những hành động độc lập, không liên quan tới ngƣời khác, song khi xuất hiện trong CTN, chúng sẽ đƣợc bổ sung sắc thái “hành động này đƣợc ngƣời khác trân trọng hoặc đem lại một ơn huệ nhƣ một sự động viên tinh thần nào đó cho ngƣời nói và những ngƣời khác nữa.” Ý nghĩa lợi ích đã bị trừu tƣợng hóa ở mức độ cao nhất, chỉ còn tồn tại phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của ngƣời nói.

Đối với tất cả các trƣờng hợp trên, về nguyên tắc hoàn toàn lƣợc bỏ ĐTTN đứng sau động từ chính mà ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi, sự khác biệt chỉ ở chỗ sắc thái nghĩa về sự hàm ơn hay ơn huệ sẽ không còn nữa. Do đặc trƣng văn hóa giao tiếp của ngƣời Nhật vốn đề cao tính lịch sự nên việc sử dụng các ĐTTN làm yếu

tố phụ trợ trở nên hết sức phổ biến, đặc biệt đối với các từ くれる[kureru]/くださる

[kudasaru] (làm...cho tôi) vàもらう[morau]/ いただく[itadaku] (đƣợc làm ... cho) khi biểu thị bản thân (hoặc nhóm của mình) là ngƣời thụ hƣởng lợi ích. Còn thực tế việc sử dụng các từ あげる[ageru]/さしあげる[sashiageru] có phần hạn chế hơn do sắc thái cơ bản là “ban ơn cho ngƣời khác” vốn là một sắc thái không đƣợc ƣa chuộng trong giao tiếp lời nói của ngƣời Nhật Bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)