Quá trình chuyển nghĩa của động từ やる[yaru] trong câu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 106 - 108)

3.3.3.2. Sự hư hóa nét nghĩa ơn huệ trong câu có ĐTBTVてあげる[~Vte ageru]

Với ý nghĩa của động từ gốc あげる[ageru] (cho), việc sử dụng kết cấu ~

Vてあげる bên cạnh ý nghĩa “làm cho ai một điều gì đó” luôn mang lại sắc thái Lợi ích, ơn huệ,

có hƣớng Chuyển dời vật,

Chuyển quyền SH, lợi ích, ơn huệ

Gây thiệt hại, có

hƣớng Ý chí, quyết tâm Vてやる

やる

Vてやる

“ban ơn cho ngƣời khác”. Đây là sắc thái ơn huệ mà động từ này còn giữ lại ở giai đoạn đầu của quá trình mở rộng nghĩa nhƣ đã phân tích ở phần trên. Khi vai đối thể trong cấu trúc nghĩa của câu là một đối tƣợng mang đặc trƣng [- động vật] nhƣ các ví dụ dƣới đây thì ý nghĩa ơn huệ của câu bắt đầu thay đổi:

(3.51)(料理番組)ここでじっくり煮込んであげると、やわらかくなります。

(dẫn theo 144, tr.156) (Trong chƣơng trình dạy nấu ăn) Nếu nấu kỹ thì món ăn sẽ mềm.

(3.52) (ラジオで、家の入れについて述べている。) 家を長持ちさせるには、

毎日風を通してあげることが大切ですね、(dẫn theo 144, tr.156)

(Nói về cách giữ nhà trong một chƣơng trình trên đài phát thanh)

Để giữ cho nhà được bền lâu, việc thông gió hàng ngày là rất quan trọng.

Đây là những câu thƣờng xuất hiện trong các chƣơng trình trên truyền hình, trong lời hƣớng dẫn của nhân viên bán hàng, lời tƣ vấn của các chuyên gia… Ngƣời nói dùng cách diễn đạt này để chuyển đến ngƣời nghe lời khuyên về một cách làm tốt trong lĩnh vực mà mình đang bàn tới. Theo các nhà ngôn ngữ học Nhật Bản thì đây là nhóm CTN không biểu thị ý nghĩa ơn huệ. Song giải thích về sự có mặt của ĐTBT ~

Vてあげる[~Vte ageru] trong các trƣờng hợp này, có khá nhiều ý kiến khác nhau. Từ góc độ ngữ dụng học, Murata (1994) cho rằng khi đối tƣợng tiếp nhận hành động của ngƣời trao là bất động vật nhƣ trong các trƣờng hợp trên thì câu có kết cấu~Vてあげる [~Vte ageru] đƣợc ngƣời nói sử dụng nhằm tạo cho phát ngôn của mình một chiếc “vỏ bọc lịch sự” (包装紙の役割), một lối nói bóng bẩy hơn. Theo Yamamoto (2013), ngoài việc thể hiện sự chiếm ƣu thế về kỹ năng, tri thức chuyên môn khiến ngƣời nói trở thành phía có vị thế giao tiếp cao hơn, trong các ví dụ trên việc dùng ~Vてあげる[~Vte ageru] còn với mục đích thể hiện sự “lễ phép” bởi ngƣời nghe là những đối tƣợng bắt buộc ngƣời nói phải lựa chọn dạng thức ngôn ngữ lịch sự. Điều này hoàn toàn không đi ngƣợc lại với các nguyên tắc sử dụng câu ~Vてあげる[~Vte ageru] nói chung.

Yamada (2001) cho rằng, các câu trên là những CTN nhƣng lại không tồn tại ngƣời hƣởng lợi hay ngƣời chịu ảnh hƣởng bởi hành vi của chủ thể trong câu. Ông gọi đây là trƣờng hợp “cải biến sự tình” nhằm thể hiện sức mạnh chi phối của ngƣời nói đến hiện thực đƣợc nhắc đến trong cuộc thoại. Chẳng hạn nhƣ sau khi nghe lời khuyên mang tính hƣớng dẫn của các chuyên gia, ngƣời nghe sẽ thực hiện những hành động

tƣơng tự. Tuy nhiên, ông cũng không đƣa ra những lý giải mang tính lý luận về việc tại sao lại dùng kết cấu ~Vてあげる[~Vte ageu] trong những trƣờng hợp nhƣ thế này. Theo quan điểm của chúng tôi, nhóm CTN loại này có ngƣời thực hiện hành động nhƣng lại không có ngƣời thụ hƣởng. Điều đó có nghĩa là tính có hƣớng của động từ gốc còn đƣợc bảo lƣu trong ĐTBT ở giai đoạn đầu đã bị hƣ hóa. Hơn nữa ý nghĩa trao - nhận lợi ích hay trao đổi ơn huệ cũng không còn tồn tại. Khi này ĐTBT ~Vてあげる[~ Vte ageru] đƣợc dùng với tƣ cách một động từ tình thái để biểu thị sự muốn chi phối của ngƣời nói với hiện thực, nhấn mạnh sự mong muốn của ngƣời nói về một kết quả tốt đẹp của hành động đƣợc đề cập tới trong câu.

Quá trình chuyển nghĩa của động từ あげる[ageru] có thể minh họa bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)