Câu tra o nhận và sự đối lập cùng nhóm khác nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 79 - 85)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.5. Một số đặc trƣng ngữ dụng của câu tra o nhận trong tiếng Nhật

2.5.3. Câu tra o nhận và sự đối lập cùng nhóm khác nhóm

Đối lập trong - ngoài (内 - 外) có cội nguồn từ ý thức về “nhóm” của ngƣời Nhật. Ý thức “nhóm” có cội rễ vững chắc ở mọi nơi trong xã hội Nhật Bản đƣợc thể hiện trong khái niệm truyền thống “ie”(家) (hộ gia đình), một khái niệm thâm nhập vào mọi nơi của xã hội Nhật Bản. Chủ nghĩa gia đình ở Nhật không chỉ đơn thuần là mối quan hệ huyết thống mà mang một hệ thống giá trị đặc biệt khác hẳn so với các xã hội khác. Mối quan hệ này luôn đƣợc đặt trong sự đối lập trong nhà và ngoài nhà. Ngƣời Nhật thƣờng dùng cụm từ うちの~[uchi no] để nói về “nhóm” của mình nhƣ:

Mỗi ngƣời Nhật đều thuộc “nhóm” của mình, nhóm nhỏ là gia đình, lớn hơn một chút là họ hàng, bạn bè thân hữu, đồng nghiệp trong công ty… cứ thế, cho đến “nhóm” lớn nhất chính là dân tộc Nhật Bản, đối lập với ngƣời bên ngoài (外人), nƣớc ngoài (外国). Ngƣời Nhật thích phân chia xã hội ra thành “ngƣời mình” (ngƣời trong nhóm - uchi) và “ngƣời lạ” (ngƣời ngoài nhóm -soto) và đối xử theo mức độ tƣơng xứng.

Ý thức về quan hệ thân - sơ, trong - ngoài chế định chặt chẽ việc lựa chọn các phƣơng tiện ngôn ngữ trong tiếng Nhật. Theo đó, những ngƣời thân thiết có thể lựa chọn các phƣơng tiện ngôn ngữ biểu thị sự thân mật, thậm chí suồng sã, nhƣng với những ngƣời xa lạ, ngƣời nói luôn có ý thức lựa chọn cách nói biểu thị sự tôn kính. Khoảng cách xã hội (mức độ thân sơ) ảnh hƣởng đến cách chọn lựa các chiến lƣợc lịch sự, do đó ảnh hƣởng đến mức độ lịch sự của phát ngôn. Thông thƣờng, những ngƣời càng thân thiết thì càng ít sử dụng các chiến lƣợc lịch sự. Những ngƣời có khoảng cách càng lớn càng có xu hƣớng sử dụng chiến lƣợc lịch sự để đảm bảo an toàn của thể diện. Mức độ áp đặt còn phụ thuộc vào bản thân quá trình giao tiếp.

Trong tiếng Nhật, sự phân chia quan hệ thân - sơ, trong - ngoài đƣợc thể hiện khá rõ trong hệ thống từ vựng. Tuy nhiên, việc xác lập quan hệ này giữa các cá nhân không phải là bất biến mà có thể thay đổi phụ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp, từ đó tác động tới ý thức của ngƣời nói. Ví dụ quan hệ mang tính “lõi” nhất của đối lập trong - ngoài là giữa ngƣời nói với những ngƣời khác trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị em...). Quan hệ đó có thể mở ra ở sự đối lập giữa những ngƣời thân thuộc (trong gia đình) với ngƣời không có quan hệ huyết thống, hoặc phát triển giữa những ngƣời cùng công ty, cùng trƣờng, cùng khu phố, cùng thành phố với các công ty, trƣờng, khu phố, thành phố khác. Sự thay đổi trong ý thức của ngƣời nói sẽ quyết định việc lựa chọn phƣơng tiện ngôn ngữ phù hợp, sao cho ngƣời nghe (hoặc ngƣời ngoài) hiểu đƣợc thái độ khiêm nhƣờng của ngƣời nói, thái độ tôn kính đối với ngƣời nghe, đồng thời cũng nhận thức đƣợc “rào cản” vô hình khi bị đối xử là “ngƣời ngoài” không chỉ trong ngôn ngữ mà còn trong ứng xử xã hội.

Hoạt động của các ĐTTN trong câu cũng chịu ảnh hƣởng không ít của ý thức về trong - ngoài, thân - sơ của ngƣời nói. Việc lựa chọn động từ nào trong quá trình giao tiếp đƣợc coi nhƣ là một trong những biểu thức đánh dấu những ngƣời tham gia giao tiếp thuộc cùng nhóm hay không.

Về nguyên tắc, có thể hình dung đối lập uchi - soto chi phối hoạt động của các ĐTTN theo sơ đồ 2.4

Sơ đồ 2.4. Đối lập trong - ngoài và hoạt động của động từ trao - nhận [131, I, tr.134]

Nhìn vào sơ đồ, có thể thấy rõ vị trí trung tâm của ngƣời nói đối với sự phân chia ranh giới trong nhóm và ngoài nhóm. Hƣớng di chuyển của vật luôn đƣợc đặt trong thế đối lập: từ nhóm của ngƣời nói tới nhóm của đối phƣơng (bao gồm nhóm của ngƣời nghe và những đối tƣợng thứ 3) hay ngƣợc lại. Tùy từng trƣờng hợp cụ thể, phụ thuộc vào ý đồ của ngƣời nói mà “trong nhóm” có thể đƣợc mở rộng bao gồm cả nhóm của ngƣời nghe và “ngoài nhóm ”chỉ bao gồm những đối tƣợng thứ 3 không trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp. Vì vậy, việc lựa chọn động từ nào đã cho thấy rõ mối quan hệ giữa ngƣời nói, ngƣời trao, ngƣời nhận và hƣớng di chuyển của vật.

2.5.3.1. Động từ やる/あげる/さしあげる: Vật chuyển dời từ điểm xuất phát (X) tới điểm đích (Y) theo hƣớng từ trong nhóm ra ngoài nhóm, trong đó có thể có 4 trƣờng hợp:

+ X là ngôi thứ nhất và Y là ngôi thứ hai (ngƣời nghe trực tiếp)

+ X là ngôi thứ nhất và Y là ngôi thứ ba (ngƣời không tham gia trực tiếp vào hoạt động giao tiếp

+ X là ngôi thứ 2 và Y là ngôi thứ ba

+ X và Y đều không trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp, phát ngôn đƣợc tƣờng thuật lại bởi một ngƣời nào đó

Với ý nghĩa là “trao, cho, tặng, biếu”, các động từ này đƣợc sử dụng với sắc thái “ban ơn huệ” cho ngƣời khác. Chính do sắc thái “ban ơn” hoặc “làm cho ngƣời khác”, một sắc thái vốn không đƣợc ƣa chuộng trong văn hóa giao tiếp của ngƣời Nhật nên dạng

Ngƣời nói ( thuộc nhóm

ngƣời nói)

Ngƣời nghe

(thuộc nhóm ngƣời nghe) Ngƣời thứ 3

もらう[morau] いただく[ itadaku] くれる[kureru] くださる[ kudasaru] やる[yaru] あげる[ ageru]

thức này đƣợc sử dụng khá dè dặt. Nhìn bề ngoài, sắc thái về quan hệ trong - ngoài giữa ngƣời nói với những ngƣời khác không đƣợc thể hiện rõ, dƣờng nhƣ phát ngôn luôn mang tính “khách quan” khi mô tả sự tình. Tuy vậy, song thực tế, ý thức về quan hệ trong - ngoài giữa hai đối tƣợng X và Y luôn hiện hữu. Với triết lý “cái tôi” trong xã hội Nhật Bản không phải là “cái tôi” cá thể mà là “cái tôi” hoà hợp với cộng đồng, vị trí cá nhân của X luôn chịu sự chi phối của các quan hệ xã hội khác. X hoàn toàn có thể là quan hệ họ hàng thân tộc (thậm chí là quan hệ cha/mẹ - con, anh - em), bạn bè, đồng nghiệp hoặc quan hệ trên - dƣới ... với Y. X có thể là ngƣời nói, chuyển quyền sở hữu một vật nào đó cho Y tức là chuyển một thứ “của mình, thuộc về mình” cho một đối tƣợng khác.

(2.63) 私は松本さんにアメリカで買った土産をあげた。

Tôi tặng chị Matsumoto món quà mua ở Mỹ.

Song từ một góc độ khác, cũng có thể hành động này có điểm xuất phát từ ngƣời nghe chuyển tới một ngƣời thứ ba nào đó, hoặc từ một ngƣời nào đó tới một ngƣời nào đó khác, nhƣng đối với ngƣời nói, khi mô tả sự tình này, ngƣời nói đặt ngƣời nghe (hoặc ngƣời thứ ba kia khi là X) trong quan hệ với mình, thuộc cùng nhóm với mình, cùng với đó là đánh giá về vị thế xã hội của Y từ góc độ của bản thân ngƣời nói chứ không phải xuất phát từ quan hệ giữa những ngƣời tham gia sự tình với nhau. Có thể coi việc sử dụng động từ này là một biểu thức đánh dấu chiến lƣợc lịch sự .

(2.64) お前は田中さんに辞書をあげたの?

Cậu cho Tanaka cuốn từ điển rồi à?

hay お前は松本さんに辞書をさしあげたの?

Cậu tặng ông Matsumoto cuốn từ điển rồi à?

Với hai câu trên, ý nghĩa sự tình hoàn toàn nhƣ nhau, nhƣng việc lựa chọn động từ あげる[ageru] hay さしあげる[sashiageru] phụ thuộc vào việc đánh giá vị thế của đối tác 田中 [Tanaka] hay 松本 [Matsumoto] với ngƣời nói (đứng ngoài sự tình) chứ không phải với chủ thể của hành động.

2.5.3.2. Động từ くれる[kureru]/くださる[kudasaru] vàもらう[morau]/いただく

[itadaku]: Vật chuyển dời từ điểm xuất phát (X) tới điểm đích (Y) theo hƣớng từ ngoài nhóm tới trong nhóm, trong đó có thể có 3 trƣờng hợp:

+ X là ngôi thứ ba và Y là ngôi thứ nhất + X là ngôi thứ ba và Y là ngôi thứ hai + X là ngôi thứ 2 và Y là ngôi thứ nhất

Đối với trƣờng hợp các động từくれる [kureru] và もらう[morau], ý thức về quan hệ trong - ngoài giữa những ngƣời trong hoạt động trao - nhận đƣợc thể hiện rõ hơn. Khi biểu đạt ý nghĩa “ai đó cho mình” (đối với くれる [kureru]) và “đƣợc ai đó cho, tặng biếu” (đối vớiもらう[morau]), hoặc khi đảm nhiệm vai trò là ĐTBT trong kết cấu V-てくれるvà V-てもらうsắc thái “biết ơn”, “trân trọng” tác động đến ý thức của ngƣời nói đối với ngƣời đã “ban ơn” cho mình, điều này tác động tới điểm nhìn khi đánh giá sự di chuyển của hành động trong sự tƣơng tác giữa những ngƣời tham gia giao tiếp.

Về nguyên tắc, nhƣ các phần trên đã trình bày, khi đối tƣợng tiếp nhận một vật thể nào đó là bản thân ngƣời nói, hoặc một hành động nào đó đƣợc thực hiện mà ngƣời hƣởng lợi là ngƣời nói thì có thể sử dụng động từ くれる[kureru] vàもらう[morau] với chức năng vị từ hoặc ĐTBT. Khi này, có sự di chuyển sự vật, đồng thời có thể di chuyển cả quyền sở hữu từ ngƣời khác, đƣợc quan niệm là “bên ngoài”, có thể là ngƣời nói chuyện trực tiếp (ngôi thứ hai), hoặc ngôi thứ ba tới ngƣời nói (ngôi thứ nhất) đƣợc quan niệm là “bên trong”. Cũng chính vì sự mặc định về hƣớng di chuyển của các động từ này nên một số trƣờng hợp, đặc biệt trong hội thoại, do có sự hỗ trợ của ngữ cảnh, ngƣời nói hoặc ngƣời nghe có xu hƣớng bị lƣợc bỏ nhƣng không ảnh hƣởng tới việc tiếp nhận ý nghĩa chung của câu. Ví dụ:

+ Ngƣời nói đƣợc lƣợc bỏ: (2.65) A: すてきなかばんですね。

B: ありがとうございます。大学に入った時、姉がくれたです。(S36,

tr.203)

A: Túi sách đẹp quá nhỉ.

B: Cám ơn cậu. Chị mình tặng lúc vào đại học đấy.

+ Ngƣời nghe đƣợc lƣợc bỏ:

(2.66) 会社は給料をたくさんくれますか。(S38, tr.127)

Công ty có trả cậu lương cao không?

+ Cả ngƣời nói và ngƣời nghe đều đƣợc lƣợc bỏ: (2.67) 手数料200円いただきます。(S24, tr. 169)

Tôi xin nhận phí dịch vụ là 200 Yên ạ.

Tiểu kết

Trong chƣơng 2, luận án đã thực hiện phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có ĐTTN làm vị ngữ. Luận án tập trung khảo sát các câu tiếng Nhật chứa một

trong 7 ĐTTN tiêu biểu từ các góc độ cấu trúc, ngữ nghĩa và đặc biệt là những đặc điểm ngữ dụng tạo nên sắc thái đặc trƣng của CTN trong tiếng Nhật.

Kết hợp với kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc, sau khi phân tích các lớp nghĩa của CTN trong tiếng Nhật, chúng tôi đi đến kết luận: Khác với nhóm câu cùng loại trong các ngôn ngữ khác, ngoài 4 lớp nghĩa nhƣ Lâm Quang Đông (2008) đã chỉ ra, các lớp nghĩa của CTN trong tiếng Nhật đƣợc mở rộng thêm với hai lớp nghĩa là nghĩa ơn huệ và nghĩa đối lập trong nhóm - ngoài nhóm.

Sở dĩ chúng tôi cho rằng cần tách biệt lớp nghĩa ơn huệ thành một lớp nghĩa độc lập với lớp nghĩa lợi ích bởi nhƣ vậy mới có thể phân biệt hai nhóm câu: CTN đặc trƣng và CTN mở rộng (câu với các động từ chuyển dịch gần nghĩa khác). Ngoài ý nghĩa Y nhận đƣợc lợi ích thông qua hành động của X, trong CTN đặc trƣng còn bao hàm thái độ biết ơn của Y đối với hành động của X. Hơn nữa, đây cũng là điểm phân biệt quan trọng giữa CTN của tiếng Nhật với các ngôn ngữ khác. Cùng với lớp nghĩa ơn huệ, lớp nghĩa phân biệt trong nhóm - ngoài nhóm cũng cần đƣợc coi là lớp nghĩa đặc trƣng của CTN trong tiếng Nhật. Sự phân biệt trong nhóm - ngoài nhóm, cùng với quy định về hƣớng di chuyển của vật làm cho các ĐTTN đƣợc chia thành 3 nhóm: nhóm động từ あげる[ageru], nhóm động từ くれる

[kureru] và nhóm động từ もらう[morau]. Điều này khác hẳn với một số ngôn ngữ khác nhƣ tiếng Việt, tiếng Anh…, ĐTTN chỉ đƣợc chia thành 2 nhóm với sự đối lập ý nghĩa trao và nhận. Căn cứ vào sự có mặt của động từ trong câu, chúng ta có thể biết đƣợc mối quan hệ cùng nhóm hay khác nhóm giữa ngƣời nói và ngƣời nghe cũng nhƣ ngƣời nói với những ngƣời tham gia vào sự tình trao - nhận.

Trong việc xác định cấu trúc nghĩa biểu hiện của CTN, bên cạnh vai trò trung tâm của vị từ trong việc quyết định số lƣợng tham thể và phân vai cho các tham thể thì ngữ nghĩa của tham thể vật trao - nhận Z cũng có giá trị quan trọng trong việc giới hạn vai nghĩa của hai tham thể còn lại (ngƣời trao X và ngƣời nhận Y). Mức độ trừu tƣợng của danh từ biểu thị Z tỷ lệ nghịch với số lƣợng lớp nghĩa của câu cũng nhƣ số lƣợng vai nghĩa của diễn tố X và Y.

Vai trò của góc nhìn và sự đối lập trên - dƣới, trong - ngoài là những yếu tố ngoài ngôn ngữ tạo nên những nét đặc trƣng riêng cho CTN của tiếng Nhật. Đó là sự chi phối của quan hệ đa chiều ngƣời nói - ngƣời nghe - ngƣời trao - ngƣời nhận tới việc lựa chọn động từ trong câu. Mối quan hệ này khiến CTN chịu những quy định khá phức tạp về nhân xƣng, về hƣớng di chuyển của sự vật, điều mà chúng ta không tìm thấy ở những ngôn ngữ khác.

Chƣơng 3

CÂU TIẾNG NHẬT CÓ ĐỘNG TỪ TRAO - NHẬN LÀM ĐỘNG TỪ BỔ TRỢ (NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGỮ PHÁP HÓA)

Nhƣ chƣơng 1 đã giới thiệu, trong một số sách giáo khoa tiếng Nhật, CTN đƣợc chia thành hai nhóm: CTN trực tiếp và CTN gián tiếp. Tiêu chí để phân biệt giữa hai loại câu này là chức năng của ĐTTN trong câu. Trong khi ở CTN trực tiếp, các động từ đảm nhiệm chức năng vị ngữ, trực tiếp chi phối các thành phần khác, cũng là các vai nghĩa, thì ở CTN gián tiếp, các ĐTTN không độc lập đảm nhiệm chức năng vị ngữ mà giữ chức năng bổ trợ cho một động từ khác, đồng thời ý nghĩa từ vựng về hành động trao - nhận cũng có những biến đổi đáng kể. Tuy vậy, theo chúng tôi, thuật ngữ “trực tiếp” hay “gián tiếp” mới phản ánh đƣợc những khác biệt về mặt bề mặt, nhƣng chƣa làm rõ đƣợc những khác biệt về mặt bản chất của hai loại câu này. Trong chƣơng 3, luận án tập trung khảo sát trƣờng hợp câu có các ĐTTN làm động từ bổ trợ với tƣ cách là một hiện tƣợng ngữ pháp hóa trong tiếng Nhật nhằm làm rõ hơn đặc trƣng của loại câu này so với câu có ĐTTN trực tiếp đảm nhận chức năng vị ngữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)