Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.3. Các mức độ ngữ pháp hóa của động từtra o nhận trong chức năng của động
3.3.2. Mức độ thứ hai của quá trình ngữ pháp hóa
Nếu nhƣ ở mức độ đầu, các ĐTTN chuyển từ một ĐTT sang một ĐTBT biểu thị ý nghĩa tình thái cho câu thì ở mức độ tiếp theo tính “ngữ pháp” của các ĐTBT này đƣợc phát triển lên một mức độ cao hơn. Trong 7 ĐTTN tiêu biểu, chỉ còn lại 2 động từ くれる[kureru], もらう[morau] và dạng kính ngữ của 2 động từ này là
くださる[kudasaru] và いただく[itadaku] đƣợc sử dụng làm dạng thức biểu thị ý nghĩa cầu khiến nhƣ dạng thức mệnh lệnh, dạng yêu cầu, nhờ vả.
3.3.2.1. Ý nghĩa cầu khiến trong câu có động từ bổ trợ ~Vてくれる[~Vte kureru]
và ~Vてくださる[~Vte kudasaru]
Sắc thái ơn huệ trong câu ~Vてくれる[Vte kureru] hoàn toàn có thể do cảm nhận chủ quan của ngƣời nói, không có sự giới hạn đối với ngƣời thực hiện hành động trao trong câu, do vậy trong quá trình chuyển nghĩa động từ này đƣợc sử dụng nhƣ một dạng thức ngữ pháp cố định để biểu thị ý nghĩa yêu cầu, nhờ vả. (3.37) おれが死んだら、どうか御母さんを大事にして遣ってくれ. (N17, tr.118)
Nếu anh chết em hãy đối xử tốt với mẹ anh.
(3.38) 修一の女の家へ案内してくれよ。(N21, tr.84)
Hãy chỉ đường cho tôi đến nhà bạn gái của Shuichi.
Các hành động trên (đối xử, chỉ đường) thực tế do một đối tƣợng khác thực hiện. Song khi xuất hiện くれ[kureru] ở cuối, các hành động trên đều hàm ý “anh hãy làm một việc gì đó vì lợi ích của tôi/ hay cho tôi nhờ”.
Dạng kính ngữ của động từ くれる[kureru] làくださる[kudasaru] đƣợc sử dụng trong các câu mệnh lệnh thức ở dạng lịch sự hơn. Sắc thái lịch sự của động từ này làm mềm đi ý nghĩa “ra lệnh” của lời đề nghị.
(3.39) 明日は8時までにきてください。
Đối với các câu này, ngoài nội dung yêu cầu hoặc mang tính mệnh lệnh, việc động từ chính (dạng V-te) kết hợp với ください [kudasai] (một dạng thức của động từ くださる[kudasaru]) làm bổ sung sắc thái “nhờ vả” của ngƣời “ra lệnh” với hàm ý “hãy làm việc gì đó vì tôi /cho tôi nhờ”, tức là xác định ngƣời “ra lệnh, yêu cầu” lại trở thành đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi từ hành động của ngƣời khác. Phƣơng thức sử dụng này làm tăng độ lịch sự và làm giảm tính mệnh lệnh của câu nói. Cách sử dụng này đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên tới mức không ít ngƣời quên mất nghĩa gốc của từ ください[kudasai], mà chỉ sử dụng nó tƣơng đƣơng với từ “Please” của tiếng Anh, hay “Xin hãy...” của tiếng Việt mà thôi.
Mức độ “lịch sự” khi đề nghị ngƣời khác làm một việc gì đó còn đƣợc tăng thêm khi hai động từ くれる[kureru] làくださる[kudasaru] hoạt động ở dạng phủ định kèm theo từ nghi vấn か [ka]. Khi ấy, sắc thái mệnh lệnh đã giảm đi nhiều, thay vào đó là sắc thái đề nghị một cách lịch sự thông qua phƣơng thức thăm dò “liệu anh có thể làm đƣợc việc đó giúp (tôi) không nhỉ”. Ví dụ:
(3.40) ちょっと顔にかけてみてくれないか。(N21, tr.100)
Anh đeo giúp thử cái mặt nạ được không?
(3.41) 駅までの道を教えてくださいませんか?
Xin làm ơn chỉ đường đến nhà ga cho tôi có được không ạ?
Nhƣ trên đã trình bày, hai động từ くれる[kureru] vàくださる[kudasaru] phân biệt nhau ở chỗ くださる[kudasaru] là động từ mang nghĩa giống nhƣ くれる
[kureru] nhƣng thuộc dạng kính ngữ nên mức độ lịch sự trong câu sẽ tăng lên khi sử dụng làm từ bổ trợ. Bên cạnh đó, khi thể hiện dạng mệnh lệnh, việc sử dụng các dạng thức ngắn của hai động từ này là V てくれ[Vte kure] và V てください
[Vte kudasai] sẽ hạn chế mức độ lịch sự hơn khi sử dụng ở dạng thức hỏi phủ định là ~
Vてくれないか [~Vte kurenaika] và ~Vてくださいませんか [~Vte kudasaimasenka].
Những phân biệt này rất nhỏ, rất tinh tế và đƣợc sử dụng rất nhuần nhuyễn trong xã hội Nhật Bản tùy thuộc và đối tƣợng giao tiếp, mục tiêu, chiến lƣợc giao tiếp, tình huống giao tiếp. Nhƣng nổi lên ý nghĩa chung nhất của các dạng thức này là sắc thái hàm ơn, ân huệ của ngƣời nói (ngƣời đề nghị, ngƣời ra lệnh) khi ngƣời này tự cho mình đứng ở một vai trong thế giao tiếp với ngƣời kia.
3.3.2.2. Ý nghĩa cầu khiến trong câu có ĐTBT ~Vてもらう[Vte morau] và ~Vて いただく[Vte itadaku]
Theo Sakuma (1936) và Masuoka (1991) thì nét nghĩa đƣợc coi là đặc trƣng nhất của câu ~Vてもらう [Vte morau] và dạng kính ngữ của nó là ~Vていただく
[Vte itadaku] lànghĩa “tác động”. Nghĩa “tác động” đƣợc hiểu nhƣ sau: Thông qua hành động ngôn từ, ngƣời nói (Y) khiến ngƣời nghe (X) thực hiện một hành động nào đó và ngƣời nói (Y) là ngƣời tiếp nhận lợi ích từ kết quả của hành động đó.
(3.42) 都合が悪くなったので、約束の時間を変更してもらった。
Vì tôi có việc bận nên đã được đổi giờ hẹn.
Để đối phƣơng có thể “đổi giờ hẹn” rõ ràng là cần phải có một tác động nào đó từ ngƣời nói. Ngƣời nói sử dụng câu ~Vてもらう[Vte morau] để diễn đạt ý nghĩa: Vì mình bận, không sắp xếp đƣợc thời gian nên đã đƣợc ngƣời ta giúp đổi giờ hẹn, do vậy ngƣời đƣợc hƣởng lợi trong việc đổi giờ này là “mình”. Yamada (2001) gọi đây là “tính tác động” trong kết cấu ~Vてもらう [Vte morau]. Có thể có phân tích tƣơng tự với trƣờng hợp sau:
(3.43) あなたには、しばらく休んでもらいたい。
Tôi muốn anh nghỉ ngơi đi một lát.
(3.44)せっかくこちらに来ていただいて、本当にありがとうございます。
Thật lòng xin cảm ơn các quý vị đã cất công đến đây.
Rõ ràng ở đây, hành động “nghỉ ngơi” hay “đến” là do một chủ thể khác thực hiện và hành động này không có liên quan gì tới ngƣời nói. Song với cấu trúc ~Vてもらう [Vte morau] hay ~Vていただく[Vte itadaku], ngƣời nói đặt bản thân mình nhƣ một ngƣời tham gia tác động khiến cho hành động kia đƣợc thực hiện và mình đƣợc hƣởng lợi từ hành động này. Đây là một cách diễn đạt rất phổ biến trong hoạt động giao tiếp trực tiếp (có ngƣời nói, ngƣời nghe) trong tiếng Nhật. Nó thể hiện thái độ khiêm nhƣờng của ngƣời nói khi đứng trƣớc các hành động của ngƣời khác. Nhƣ vậy, những nét nghĩa vốn có của động từ もらう [morau] hay いただく
[itadaku] nhƣ “di chuyển không gian”, “thay đổi quyền sở hữu” không hề tồn tại mà chỉ còn nghĩa về tiếp nhận “lợi ích” một cách gián tiếp.
Chính bởi vì sắc thái này, các câu có vị ngữ là cụm ~Vてもらう [Vte morau]
và ~Vていただく[Vte itadaku]thƣờng xuyên xuất hiện trong các câu mang tính đề
nghị, khuyến nghị một cách lịch sự, thông qua đó thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với ngƣời nghe. Khi kết hợp với các yếu tố ngữ pháp biểu thị ý nghĩa khả năng, nghi vấn, mong muốn… nhóm câu này sẽ diễn đạt hành động nhờ vả một cách lịch sự, khiêm tốn của ngƣời nói đối với ngƣời nghe.
(3.45) ワープロ打ってもらいたいんだけど、
Tôi muốn được anh đánh máy giúp. (Tôi muốn nhờ anh đánh máy giúp. )
(3.46) もう尐し詳しく説明していただけませんか?
Anh có thể giải thích chi tiết hơn một chút được không ạ?
Nhƣ vậy, câu có ĐTBT~V てくれる[~Vte kureru], ~V てくださる
[~Vte kudasaru], ~Vてもらう[~Vte morau] và ~Vていただく[~Vte itadaku] đã đƣợc cố định hóa thành một biểu thức ngữ pháp biểu thị ý nghĩa cầu khiến trong câu mệnh lệnh, yêu cầu, nhờ vả và ẩn đằng sau những ý nghĩa này là sắc thái khiêm nhƣờng của ngƣời nói nhằm tăng giá trị của “ân huệ” mà họ đƣợc nhận sau mỗi hành động của ngƣời khác.