Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2. Một số lý thuyết cơ bản đƣợc sử dụng trong luận án
1.2.2. Lý thuyết ngữ pháp hóa
1.2.2.1 Khái niệm ngữ pháp hóa
“Ngữ pháp hóa” (Grammaticalization) là một thuật ngữ ngôn ngữ học đƣợc sử dụng để gọi tên hiện tƣợng “một từ nào đó mất tính độc lập từ vựng do đƣợc sử dụng với chức năng trợ từ, hay hiện tƣợng biến đổi cụm từ thành hình thái phân tích tính của từ.” [65, tr.166]. Thuật ngữ này cũng còn đƣợc sử dụng để nói về một quá trình biến đổi các từ có nghĩa từ vựng thành các dạng thức ngữ pháp. Với tƣ cách là một thuộc tính động của ngôn ngữ xét ở bình diện bản thể của nó, hiện tƣợng này đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà ngôn ngữ học nƣớc ngoài và giới Việt ngữ học.
Trong lịch sử ngôn ngữ học, thuật ngữ “ngữ pháp hóa” đƣợc A. Meilet, một học giả ngƣời Pháp, học trò của F.D. Saussre sử dụng sớm nhất. Ông đƣợc coi là ngƣời đầu tiên nhận thức đƣợc tầm quan trọng của ngữ pháp hóa nhƣ một vấn đề trung tâm của lý thuyết về sự thay đổi trong ngôn ngữ. Khái niệm ngữ pháp hóa đƣợc ông định nghĩa là “sự quy gán đặc trƣng ngữ pháp cho một từ tự thân trƣớc đó”, là “sự tiến hóa của các dạng thức ngữ pháp (các từ chức năng, các phụ tố…) từ các dạng thức từ vựng đã có” [dẫn theo 39, tr.21]. Theo quan điểm của Meilet, cùng một từ, về bản chất tùy theo mỗi ngữ cảnh sử dụng mà những tính chất khác nhau, lúc thì mang tính từ vựng, lúc lại mang tính ngữ pháp.
Những nghiên cứu về ngữ pháp hóa thực tế đã xuất hiện từ thế kỷ XIX cùng với trào lƣu nghiên cứu so sánh, nhƣng phải đến những năm 80 của thế kỷ XX, những công trình nghiên cứu về ngữ pháp hóa mới trở thành một khuynh hƣớng phát triển mạnh mẽ trong ngôn ngữ học nói chung [theo 112]. Có thể nói, ngƣời có những đóng góp đáng kể cho việc nghiên cứu lý thuyết ngữ pháp hóa hiện đại là T. Givon. Câu tuyên ngôn nổi tiếng “Hình thái học hôm nay là cú pháp hôm qua” đã thể hiện quan niệm của ông về những hiện tƣợng ngữ pháp hóa dƣới góc nhìn từ ngôn ngữ học truyền thống. Theo ông, ngữ pháp hóa chính là con đƣờng biến đổi về mặt hình thái dẫn tới sự hình thành các chức năng ngữ pháp của các đơn vị ngôn ngữ. Bằng các dẫn chứng về quá trình biến đổi của các từ phủ định và động từ sở hữu trong tiếng La Tinh sang tiếng Pháp, ông đã chứng minh khả năng biến đổi hết sức sinh động và linh hoạt về mặt hình thái của các đơn vị ngôn ngữ trong con đƣờng hình thành các chức năng ngữ pháp. Năm 1979, tổng kết lại các kết quả nghiên cứu, ông đã đƣa ra nhận định về con đƣờng ngữ pháp hóa nhƣ sau:
Diễn ngôn (discourse) > cú pháp (syntax) > hình thái học (morphology) > hình âm vị học (morphophonemics ) > zero [dẫn theo 112, tr.25]
Những kết quả nghiên cứu của T.Givon có giá trị to lớn, tạo tiền đề cho những nghiên cứu về ngữ pháp hóa sau này, trong đó có việc đặt tất cả các hiện tƣợng ngôn ngữ vào bộ khung làm việc của cú pháp hóa (syntacticization) và hình thái học hóa (morphologization). Tuy nhiên, cách tiếp cận của ông không làm rõ đƣợc hình thái của một đơn vị ngôn ngữ khi đã đƣợc ngữ pháp hóa và ông cũng không đƣa ra đƣợc những tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá mức độ ngữ pháp hóa của đơn vị ngôn ngữ ấy.
Khắc phục những hạn chế trên, C.Lehmann (1995) cho rằng cần phải lấy mức độ độc lập để đánh giá mức độ ngữ pháp hóa của các đơn vị ngôn ngữ. Ông đã đƣa ra bộ thƣớc đo mức độ ngữ pháp hóa dựa trên các tiêu chuẩn về tính có trọng điểm (weight), tính liên kết (cohesion) và tính khả biến (variability). [112]
Cùng thời kỳ với C.Lehmann, hai nhà nghiên cứu là B.Heine và M.Reh trong công trình nghiên cứu về hiện tƣợng ngữ pháp hóa trong các ngôn ngữ châu Phi đã đƣa ra những kiến giải dễ hiểu hơn về ngữ pháp hóa khi nghiên cứu những hiện tƣợng ngữ pháp hóa trong các ngôn ngữ Châu Phi theo cách tiếp cận đồng đại với 3 quá trình liên quan đến ngữ pháp hóa: quá trình ngữ âm hóa, quá trình hình thái hóa và quá trình chức năng hóa. Theo B.Heine và M.Reh, hiện tƣợng này không chỉ giới hạn ở các ngôn ngữ châu Phi mà có thể thấy ở rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới. [112, tr.29]
Bên cạnh cách tiếp cận ngữ pháp hóa chủ yếu tập trung vào bình diện ngữ âm học và bình diện hình thái học của C.Lehmann, B.Heine và M.Reh, còn có cách tiếp cận ngữ pháp hóa từ bình diện ngữ nghĩa học mà một trong những đại diện là E.C.Traugott. Ông đã chỉ ra sự quá trình thay đổi mang tính phổ biến về mặt nghĩa trong nhiều ngôn ngữ nhƣ sau:
Định đề (propositional) > trình bày (textual) > thể hiện (expressive) [dẫn theo 110, tr.30]
Cùng đề cập tới quá trình ngữ pháp hóa liên quan đến sự thay đổi về nghĩa, nhƣng khác với E.C.Traugott, Sweetser (1990) lại nhấn mạnh đến sự thay đổi về mặt nghĩa ngữ dụng. Theo ông, con đƣờng biến đổi của các biểu hiện tình thái đƣợc bắt đầu từ nghĩa tình thái đạo nghĩa (deontic modality) đến nghĩa tình thái nhận thức (epistemic modality) [112].
Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, ngữ pháp hóa vẫn tiếp tục là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể tới tập chuyên luận tập hợp các công trình nghiên cứu của Walter Bisang, Nikolaus P.Himmelmann, Bjorn Wiemer và một số tác giả khác đề cập tới những vấn đề cơ bản nhất của ngữ pháp hóa, về mối quan hệ giữa ngữ pháp hóa và từ vựng hóa khi nên coi đó là hai khuynh hƣớng đối lập hay trực giao trong ngôn ngữ, về quan hệ giữa ngữ pháp hóa và ngữ dụng hóa... Cũng trong tập chuyên luận này, một số kết quả áp dụng các công cụ lý thuyết của ngữ pháp hóa vào khảo sát một số hiện tƣợng ngôn ngữ cụ thể tại khu vực bắc Slavơ và Ban tích, Italia, Đức và khu vực Đông Nam Á cũng đƣợc một số nhà nghiên cứu công bố. Đây là những nghiên cứu các trƣờng hợp rất điển hình, có thể trở thành mẫu tham khảo cho những nghiên cứu từ cách tiếp cận ngữ pháp hóa của những ngƣời đi sau. [81]
Ở Việt Nam, có thể nói cho tới nay chƣa có một chuyên khảo riêng về vấn đề ngữ pháp hóa, song thực chất, vấn đề này đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới ở những mức độ khác nhau khi nghiên cứu từ loại, đặc biệt khi nói đến khái niệm “thực từ”, “hƣ từ”. Các nhà Việt ngữ học đều nhận thấy hiện tƣợng dƣới cùng một vỏ ngữ âm các từ có thể dùng theo ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của các từ loại khác nhau. Hiện tƣợng này đƣợc nhiều ngƣời gọi là hiện tƣợng “chuyển loại” hay “chuyển hóa từ loại” khi công nhận rằng có hiện tƣợng các từ chuyển hóa từ “thực từ” sang “hƣ từ”. Tuy vậy, cũng có ý kiến, ví dụ nhƣ Đinh Văn Đức (2001) cho rằng đây là hiện tƣợng một từ đƣợc sử dụng với cả hai ý nghĩa “thực” và “hƣ” để phục vụ hai chức năng ngữ pháp khác nhau chứ không có sự chuyển loại hoàn toàn, hay chỉ coi đó là hiện tƣợng mở
rộng chức năng ngữ pháp của từ. Cũng theo quan điểm này, Cao Xuân Hạo cho rằng “một trong những đặc trƣng nổi bật của ngữ pháp tiếng Việt là hiện tƣợng ngữ pháp hóa của các vị từ chuyển sang dùng nhƣ giới từ không hề kèm theo một quá trình chuyển hẳn từ loại trong đó vị từ dứt khoát trở thành giới từ” [24, tr.395].
Năm 2004, trong công trình nghiên cứu “Hiện tƣợng chuyển hóa từ thực từ sang hƣ từ”, Trần Thị Nhàn đã tiếp cận hiện tƣợng này từ lý thuyết ngữ pháp hóa. Đối tƣợng khảo sát của công trình chỉ hạn chế ở một nhóm các từ khá tiêu biểu cho hiện tƣợng chuyển từ loại đƣợc lựa chọn một cách có chủ ý từ ba loại thực từ cơ bản trong tiếng Việt là danh từ (của, bằng, trên, dưới, trong, ngoài), tính từ (liền, vừa, mới, đã), động từ (cho, có, được, mất, đi, đến, lại, về, ra, vào, lên, xuống). Có thể nói đây là một công trình đã trình bày một cách khá hệ thống các quan điểm nghiên cứu về ngữ pháp hóa và ứng dụng vào nghiên cứu tiếng Việt. Một số trƣờng hợp cụ thể đƣợc khảo sát kỹ lƣỡng của công trình này sẽ đƣợc luận án sử dụng nhƣ những đối sánh tốt cho nghiên cứu của chúng tôi.
1.2.2.2 Các bình diện nghiên cứu ngữ pháp hóa
Nhìn lại kết quả nghiên cứu của những nhà ngôn ngữ học, có thể thấy ngữ pháp hóa đã đƣợc tiếp cận từ 2 bình diện.
Từ bình diện lịch sử, “ngữ pháp hóa đƣợc coi là một tập hợp những thay đổi ngôn ngữ của một đơn vị từ vựng trong những cách dùng nào đó trở thành đơn vị ngữ pháp, hoặc một dạng thức ngữ pháp trở nên ngữ pháp hơn” [39, tr.26]. Cách tiếp cận này đạt đƣợc nhiều kết quả khi đối tƣợng nghiên cứu là những ngôn ngữ biến hình.
Từ bình diện đồng đại, ngữ pháp hóa có cơ sở là một hiện tƣợng cú pháp đƣợc nghiên cứu từ quan điểm mô hình biến đổi yển chuyển, linh hoạt theo cách dùng của ngôn ngữ, có căn cứ về ngữ dụng. Theo cách tiếp cận này, ngƣời nghiên cứu phải tìm hiểu tính liên tục từ những cách sử dụng nhiều phạm trù hơn đến những cách sử dụng ít phạm trù hơn, hoặc những cách sử dụng có thể thay thế cho nhau của cùng một dạng thức, một kết cấu. Nhƣ vậy, “nghiên cứu ngữ pháp hóa là miêu tả đƣờng ranh giới giữa cú pháp và dụng pháp, không loại trừ tác động của các nhân tố ngoài ngôn ngữ cũng nhƣ sự tƣơng tác của chúng với các nhân tố bên trong hệ thống ngôn ngữ.” [39, tr.27].
1.2.2.3. Một số thuật ngữ trong lý thuyết ngữ pháp hóa
- Dạng thức được ngữ pháp hóa: Trong hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ đều có sự phân biệt lớp từ từ vựng tính (trong nghiên cứu ngữ pháp hóa thƣờng gọi là từ nội dung) và lớp từ ngữ pháp tính (từ chức năng). Sự phân biệt này dựa trên các kiểu ý nghĩa chủ yếu mà từ diễn đạt: ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp. Từ nào
diễn đạt ý nghĩa từ vựng, tức là gọi tên sự vật, hiện tƣợng là từ nội dung. Từ chức năng là từ đƣợc dùng để diễn đạt các mối quan hệ theo lối kèm theo nhƣ mối quan hệ về thời gian, không gian, mục đích, về sự đánh giá, các kiểu quan hệ logic… Khi một từ mang ý nghĩa từ vựng đảm nhiệm chức năng ngữ pháp của một từ mang chức năng ngữ pháp thì dạng thức này của từ đƣợc gọi là “dạng thức ngữ pháp hóa”.
- “Chuỗi liên tục” (cline) trong ngữ pháp hóa: Thuật ngữ “chuỗi liên tục”
là thuật ngữ dùng để miêu tả một đặc tính của quá trình ngữ pháp hóa của một đơn vị từ vựng. Quá trình ngữ pháp hóa diễn ra không phải là sự thay đổi đột ngột từ phạm trù này sang phạm trù khác mà bao gồm một loạt các chuyển biến thành chuỗi có thang độ nhất định. Một kiểu “”chuỗi liên tục về tính ngữ pháp” (cline of grammaticality) phổ biến đƣợc các nhà nghiên cứu cho rằng tồn tại trong nhiều ngôn ngữ đƣợc mô tả nhƣ sau:
Đơn vị nội dung > từ ngữ pháp > yếu tố ràng buộc > phụ tố [dẫn theo 39] Trong chuỗi trên, mỗi đơn vị ở bên phải lại có tính ngữ pháp rõ hơn và tính từ vựng yếu hơn đơn vị ở bên trái nó. Kết thúc chuỗi thì đơn vị cuối cùng bao giờ cũng đƣợc chuyên biệt hóa ở mức cao nhất về tính ngữ pháp và yếu nhất về tính từ vựng, thậm chí mất hoàn toàn ý nghĩa từ vựng.
- Các cơ chế của ngữ pháp hóa: Phân tích lại (reanalysis) và loại suy
(analogy) là hai cơ chế chính của sự thay đổi ngôn ngữ và các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về ngữ pháp hóa cho rằng đây cũng là hai cơ chế của ngữ pháp hóa.
“Phân tích lại” trong ngữ pháp hóa là cơ chế biến đổi của một cấu trúc mới từ một cấu trúc cũ. “Nó sửa đổi sự biểu thị làm nền tảng cho sự thay đổi chúng, cả ngữ nghĩa, cú pháp và đặc biệt là trong sự thay đổi hình thái học.” [39, tr.33].
Khái niệm “loại suy” trong nghiên cứu ngữ pháp hóa chỉ sự thay đổi trên bề mặt các kết hợp từ thƣờng thấy và trên cả các mô hình trong sử dụng. Cơ chế loại suy trong một quá trình ngữ pháp hóa chính là sự thu hút, tập trung các dạng thức, các kết cấu ngữ pháp đang có mặt trong ngôn ngữ để đi đến một dạng thức mới. Ví dụ trong tiếng Anh tồn tại thể hoàn thành với cả “be” (She’s gone.) và “have” (She has taken the book.). Việc thể hoàn thành của “be” bị mất là do tác động của sự mở rộng loại suy của thể hoàn thành với “have” từ các động từ ngoại động sang động từ nội động.
- Tính một hướng (undirectionality): Đây đƣợc coi là thuộc tính bản chất của một tiến trình ngữ pháp hóa. Nếu nhƣ có một tiến trình ngữ pháp hóa từ một đơn vị A sang đơn vị B thì A là cái có trƣớc, có nội dung ngữ nghĩa nhiều hơn, B là
cái có sau có nội dung ngữ nghĩa ít hơn nhƣng có nội dung ngữ pháp nhiều hơn nhƣng không có chiều ngƣợc lại. Vì vậy, định nghĩa về tính một hƣớng, Hopper và Traugott viết: “Tính một hƣớng là một siêu điều kiện theo cái cách mà các kết cấu ngữ pháp riêng biệt sẽ thay đổi” [dẫn theo 39, tr.36].
Tính một hƣớng trong ngữ pháp hóa thể hiện ở quá trình gia tăng tính trừu tƣợng và quá trính gia tăng sự ràng buộc. Nói đến quá trình gia tăng tính trừu tƣợng là nói đến sự phát triển của ý nghĩa ngữ pháp từ ý nghĩa từ vựng. Đó là quá trình thƣờng đƣợc miêu tả bằng các thuật ngữ nhƣ “hƣ hóa” (desemanticization), “”tẩy trắng” (bleaching), “trống rỗng” (emptying) hay “mất” (loss)… nội dung ngữ nghĩa hay nội dung ngữ dụng của một đơn vị từ vựng. Quá trình gia tăng sự ràng buộc là quá trình mất dần đi khả năng tồn tại độc lập của các đơn vị ngôn ngữ trong tiến trình ngữ pháp hóa của chúng. Đến khi đạt đƣợc một mức độ hóa chuyên biệt thì nó có thể trở thành một đơn vị hoàn toàn phụ thuộc. Chúng tôi xin dẫn lại ví dụ trong [39] để miêu tả đặc tính này, bằng quá trình biến đổi của từ “rằng” trong tiếng Việt. “rằng” vốn là một động từ cổ có nghĩa “nói, bảo…”, trong trạng thái đầu tiên của tiến trình ngữ pháp hóa, “rằng” tồn tại là một động từ độc lập khi giới thiệu lời trích dẫn trực tiếp :
Vân rằng: “Chị cũng nực cƣời” Khéo dƣ nƣớc mắt khóc ngƣời đời xƣa
Trong quá trình sử dụng, “rằng” bị thay đổi ngữ nghĩa khi giới thiệu lời trích gián tiếp, qua việc kết hợp với các động từ cũng biểu thị sự phát ngôn nhƣ nói, bảo, kể…, hoặc các động từ chỉ nhận thức nhƣ nghĩ, thấy, sợ…Trong tiếng Việt hiện đại, “rằng” chủ yếu tồn tại với tƣ cách là một kết từ, nối hai mệnh đề thành một phát ngôn hoàn chỉnh nhƣ: “Nó nói rằng nó sợ.”, “Tôi cho rằng anh đúng.”. Nhƣ vậy, từ một vị trí là từ trung tâm của một mệnh đề độc lập, “rằng” đã trở thành một yếu tố phụ thuộc thông qua sự kề cận về nghĩa với yếu tố trung tâm.
Tóm lại, ngữ pháp hóa là một khái niệm để chỉ những nghiên cứu về tiến trình phát triển ngôn ngữ, trong đó các hình vị, các từ, các kết cấu với những ý nghĩa từ vựng ban đầu, trong quá trình sử dụng, ở những ngữ cảnh cụ thể đã bị hƣ hóa trở thành những yếu tố ngữ pháp. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi không bàn sâu vào những vấn đề mang tính lý thuyết của hiện tƣợng ngữ pháp hóa, song lý thuyết chung, các phƣơng thức tiếp cận, các kết quả nghiên cứu về hiện tƣợng này ở trong và ngoài nƣớc, đặc biệt bình diện nghiên cứu đồng đại sẽ là khung lý thuyết cần thiết cho chúng tôi khi khảo sát hiện tƣợng ngữ pháp hóa của nhóm ĐTTN trong tiếng Nhật trong sự so sánh với tiếng Việt.
1.2.2.4. Hiện tượng ngữ pháp hóa trong tiếng Nhật
Những nghiên cứu về ngữ pháp hóa trong tiếng Nhật bắt đầu trở thành một hƣớng nghiên cứu độc lập trong ngôn ngữ vào khoảng những năm của thập niên 80