Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.2. Câu tiếng Nhật có động từtra o nhận làm động từ bổ trợ
3.2.1. Ứng dụng lý thuyết ngữ pháp hóa vào việc nghiên cứu câu tiếng Nhật có
động từ trao - nhận làm động từ bổ trợ
Trong chƣơng 1 đã giới thiệu một số định nghĩa cơ bản về ngữ pháp hóa, mặc dù có những cách diễn đạt không hoàn toàn giống nhau, nhƣng có thể hình dung “ngữ pháp hóa” là việc một từ thực, có nội dung gánh vác đặc trƣng ngữ pháp của một từ chức năng. Nhƣ vậy, ngữ pháp hóa là một tiến trình thay đổi ngôn ngữ, đem lại những thay đổi về ý nghĩa và sự phân bố các đơn vị ngôn ngữ theo cơ chế. Tiến trình này, về mặt lịch đại, đƣợc mô tả nhƣ một hiện tƣợng có tính “một hƣớng”, chỉ từ một từ thực, có nghĩa từ vựng, sang một từ ít nội dung ngữ nghĩa hơn, hoặc chỉ còn nghĩa ngữ pháp, nhƣng không có chiều ngƣợc lại. Quan điểm về sự thay đổi ngôn ngữ này còn đƣợc thể hiện qua khái niệm về tính “tính liên tục”, tức là việc chuyển đổi từ phạm trù này sang phạm trù khác không phải xảy ra một cách đột ngột mà qua một loạt biến chuyển có thang độ, với mức độ hƣ hóa tăng dần lên. Bên cạnh đó, thông thƣờng dạng thức là sản phẩm của ngữ pháp hóa “không phải là một từ nội dung đơn lẻ mà là một kết cấu bao chứa từ đó” [38, tr.29].
Đây là những cơ sở lý thuyết quan trọng mà luận án dựa vào để phân tích CTN có ĐTBT trong tiếng Nhật. Với việc phân tích theo hƣớng ứng dụng lý thuyết ngữ pháp hóa cho phép luận án lý giải sự biến đổi nghĩa của ĐTTN dẫn đến sự thay đổi nghĩa của câu, từ đó có thể phân loại CTN trong tiếng Nhật theo một tiêu chí thống nhất.
3.2.2 Cấu trúc câu tiếng Nhật có động từ trao - nhận làm động từ bổ trợ
Câu có ĐTTN làm ĐTBT là loại câu mà các ĐTTN không đảm nhiệm vai trò vị ngữ, không đứng độc lập trong câu mà chuyển sang giữ vai trò bổ trợ cho một ĐTT khác đứng trƣớc vốn tồn tại dƣới dạng ~て形 [~te katachi]. Ý nghĩa hành động của câu do ĐTT này quyết định, còn các ĐTTN giúp thể hiện ý nghĩa dụng học về thái độ hàm ơn, biết ơn hoặc ban ơn cho ai đó khi thực hiện một hành động nào đó.
(3.7) 彼女はやっと笑ってくれました。
Cuối cùng thì cô ấy cũng cười.
(Hành động cƣời của cô ấy khiến ngƣời nói thấy vui, hài lòng hoặc mang lại lợi ích gì đó cho ngƣời nói)
Hoặc cũng có thể là ngoại động từ chế định bổ ngữ nào đó đứng phía trƣớc, ví dụ:
(3.8) 先生が学生に日本の歌を教えてあげた。
Cô giáo đã dạy cho học sinh bài hát của Nhật Bản.
(Học sinh vừa là đối tƣợng tiếp nhận, vừa là đối tƣợng hƣởng lợi của hành động này). Nhƣ vậy, tƣơng ứng với sự phân chia của ĐTTN thành 3 nhóm nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2, phụ thuộc vào hƣớng di chuyển của vật, vào đối tƣợng hƣởng lợi của hành động, cũng có thể chia thành 3 nhóm cấu trúc chính, trong mỗi nhóm, lại chia thành 2 tiểu nhóm dựa vào tính chất nội động hay ngoại động của động từ chính nhƣ sau:
Nhóm 1: Nhóm câu có các động từ やる/ あげる/ さしあげる với ý nghĩa “Làm việc gì đó cho ai đó”, trong đó chủ thể hành động đƣợc biểu thị là X, đối tƣợng tiếp nhận (hoặc hƣởng lợi) là Y, vật di chuyển là Z.
- Khi động từ chính là nội động từ:
X が Vてやる/ あげる/ さしあげる。
(3.9) 私は弟と遊んであげました。
Tôi đã chơi với em trai.
- Khi động từ chính là ngoại động từ:
X が Y にZ を Vてやる/ あげる/ さしあげる。
(3.10) 太郎は花子に絵本を読んでやった。
Taro đọc truyện tranh cho Hanako.
Nhóm 2: Nhóm câu có các động từ くれる/ くださるvới ý nghĩa “làm việc gì đó cho tôi/những ngƣời thuộc nhóm của tôi”, hoặc “tôi/những ngƣời thuộc nhóm của tôi đƣợc hƣởng lợi từ hành động này”. Chủ thể hành động là một ngƣời nào đó (không phải ngƣời nói) đƣợc biểu thị là X, đối tƣợng tiếp nhận (hoặc hƣởng lợi) là ngƣời nói (hoặc thuộc nhóm của ngƣời nói) là Y, song chủ yếu không đƣợc xuất hiện trong câu mà bị tỉnh lƣợc dựa vào ngữ cảnh, vật di chuyển là Z.
- Khi động từ chính là nội động từ:
X が Vてくれる/ くださる。
(3.11) うちの子も,やっと朝まで眠ってくれた。
Cuối cùng em bé nhà tôi cũng chịu ngủ yên giấc cho đến sáng.
- Khi động từ chính là ngoại động từ:
X が (Y に) Z を Vてくれる/ くださる。
(3.12) 先生はわたしたちに手紙の書き方を教えてくださいました。
Thầy giáo đã dạy cách viết thư cho chúng tôi.
Nhóm 3: là câu có các động từもらう/いただくvới ý nghĩa “nhận đƣợc lợi ích từ một hành động hay việc làm nào đó”. Chủ thể hành động biểu thị là Y, đối tƣợng tiếp nhận (hoặc hƣởng lợi) là X, vật di chuyển là Z.
- Khi động từ chính là nội động từ:
(X が) Y に Vてもらう/いただく。
(3.13) 花子に代わりに行ってもらった。(dẫn theo 105, tr.88) Tôi đã được (nhờ) Hanako đi thay.
- Khi động từ chính là ngoại động từ:
(X が) Y に Z を Vてもらう/いただく。
(3.14) 私は友達から本を送ってもらった。
Tôi được bạn gửi cho cuốn sách.
Đây là các cấu trúc đầy đủ. Tuy nhiên trong ngữ cảnh cụ thể, rất nhiều khi một trong các thành phần bị lƣợc bỏ, nhƣng chỉ cần nhìn vào bộ phận vị ngữ (gồm ĐTT và ĐTBT) là có thể suy đoán mối quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời tiếp nhận hành động. Ngoài ra, PTNP trong một số trƣờng hợp cũng có sự thay đổi do quy định riêng của ĐTT. Ví dụ nhƣ các trƣờng hợp sau:
Ngƣời hƣởng lợi Y đƣợc đánh dấu bằng PTNPを[wo]
(3.15) 私は困っている人を助けてあげました。
Tôi đã giúp đỡ người gặp khó khăn.
Với các trƣờng hợp ngƣời hƣởng lợi trùng với đối tƣợng chịu tác động của động từ chính trong câu miêu tả sự tình (chúng tôi tạm gọi là câu gốc - câu chƣa bao gồm ĐTTN) thì PTNP đánh dấu ngƣời hƣởng lợi sẽ là phân từ đánh dấu đối tƣợng
chịu tác động trong câu gốc. Động từ 助ける[tasukeru] (giúp đỡ) trong ví dụ trên đòi hỏi bổ ngữ đƣợc đánh dấu bằng PTNPを[wo]. Do vậy ngƣời hƣởng lợi cũng đƣợc đánh dấu bằng PTNP này.
Trong các mô hình cấu trúc chung, các ĐTBT mặc dù không mang chức năng của động từ chính làm vị ngữ trong câu, song khi đảm nhiệm vị trí ở cuối câu, do đặc trƣng của loại hình ngôn ngữ chắp dính, sẽ có khả năng kết hợp trực tiếp với một số hình vị để thể hiện một số ý nghĩa về thời, thể, dạng, giống nhƣ trƣờng hợp các ĐTTN trực tiếp đảm nhiệm chức năng vị ngữ.
Bảng 3.1. Khả năng kết hợp với các hình vị thể hiện ý nghĩa ngữ pháp của động từ
khi đảm nhiệm chức năng ĐTBT trong câu
STT Dạng thức Dạng lịch sự Thời quá khứ Thể mong
muốn Thể phủ định 1 ~てやる ~てやります ~てやりました/ やった ~てやりたい ~てやらない 2 ~てあげる ~てあげます ~てあげました/ あげた ~てあげたい ~てあげない 3 ~てくれる ~てくれます ~てくれました/ くれた ~てくれたい くれない 4 ~てもらう ~てもらいます ~てもらいました/ もらった ~てもらいたい もらわない
3.2.3. Ngữnghĩa của câu tiếng Nhật có động từ trao - nhận làm động từ bổ trợ
Sự khác biệt quan trọng nhất của CTN có ĐTBT so với CTN có ĐTT là ở chức năng của động từ. ĐTTN không tồn tại độc lập mà đi phụ nghĩa cho động từ chính đứng trƣớc. Nghĩa sự tình của câu do các động từ chính đứng trƣớc biểu đạt, còn các ĐTTN giữ vai trò bổ trợ biểu thị ý nghĩa tình thái, ý nghĩa hành động gốc của động từ bị mờ nhạt, nổi lên sắc thái về sự hàm ơn. Do vậy, trên thực tế, nếu lƣợc bỏ ĐTTN trong câu thì nội dung sự tình hoàn toàn không thay đổi, song ý nghĩa “Ai đó thực hiện một hành động nào đó vì người khác hoặc đem lại lợi ích cho người đó” hoàn toàn không còn nữa.
Tuy nhiên, ý nghĩa tình thái cũng có thể chia chi tiết hơn thành các kiểu nhỏ. Về cơ bản chúng tôi thấy cách phân tích của Matsushita (1930) là có lý khi chia hành động đem lại lợi ích này thành 3 loại với các tên gọi nhƣ sau:
- Loại thứ nhất là loại “Mình làm ngƣời khác hƣởng” (自行他利態), tức là một ngƣời tiến hành một hành động nào đó vì lợi ích của ngƣời khác, hoặc mang tới lợi ích cho ngƣời khác.
(3.16) ついでがあるから僕が買ってきてやろう。[dẫn theo 132, tr.78]
Vì tiện thể nên tớ sẽ mua về cho cậu nhé.
Ngƣời thực hiện hành động “mua” ở đây là “tôi”, nhƣng ngƣời hƣởng lợi là ngƣời khác (cũng có thể là đối tƣợng giao tiếp).
- Loại thứ hai là loại “Ngƣời khác làm mình hƣởng” (他行自利態): Khi một ngƣời nào đó đã thực hiện hành động và đem lợi ích cho ngƣời nói (hoặc ngƣời thân của ngƣời nói).
(3.17) あの方は傘を貸してくれた。(dẫn theo 132, tr.78)
Người kia đã cho tôi mượn ô.
Ngƣời hƣởng lợi từ hành động “cho mƣợn” là ngƣời nói (trƣờng hợp này đƣợc ẩn đi, không hiển ngôn)
- Loại thứ ba là loại “Mình làm mình hƣởng” (自行自利態): Khi chủ thể của hành động “tiếp nhận” cũng là ngƣời hƣởng lợi từ một hành động nào đó của ngƣời khác.
(3.18) 私はあの人に辞書を貸してもらった。(dẫn theo 132, tr.78)
Tôi được người kia cho mượn cuốn từ điển.
Tuy nhiên, thực tế, cách phân loại này mới chỉ chú ý đến hai vai chính là vai tác thể và vai tiếp thể, chƣa chú ý tới vai trò ngữ nghĩa của đối tƣợng (sự vật) của các hành động trong các trƣờng hợp khác nhau. Ngay cả đối với các vai tác thể hay tiếp thể cũng chƣa bao quát đƣợc tất cả các trƣờng hợp đồng thời chƣa nêu đƣợc đặc trƣng quan trọng nhất của CTN gián tiếp.
Ngoài ra, một cách phân loại nghĩa của CTN có ĐTBT khá phổ biến trong sách dạy tiếng Nhật cũng nhƣ sách quốc ngữ là chia dạng câu này thành 2 loại: câu mang nghĩa ơn huệ (câu ơn huệ - 恩恵的な意味の表現) và câu không mang nghĩa ơn huệ (câu phi ơn huệ - 非恩恵的な意味の表現). Kane (1993) là một trong những ngƣời chủ trƣơng theo cách tiếp cận này. Theo Kane, câu:
(3.19) 忚援してくれて、本当にありがとう。(dẫn theo 96, tr.16)
là câu ơn huệ, bởi hành động “cổ vũ” của “anh” là một “ân huệ” mà anh đã dành cho “tôi”, tức là khi ý nghĩa về sự hàm ơn, biết ơn hoặc sự ban ơn trở thành các sắc thái phụ trợ song rất quan trọng trong khi mô tả sự tình.
Còn những câu nhƣ:
(3.20) 次は後藤君に読んでもらいましょう。(dẫn theo 96, tr.17)
Tiếp theo chúng ta sẽ nghe anh Goto đọc.
Mặc dù cũng có sử dụng động từ もらう[morau], song ý nghĩa ơn huệ của câu không có mà chủ yếu chỉ là cách diễn đạt lịch sự nhằm tránh cách nói mô tả trực tiếp. Trong câu (3.20), có thể nhận thấy quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời đƣợc nói đến (anh Goto) là quan hệ giữa ngƣời thuộc vai trên và ngƣời bậc dƣới, do vậy ngƣời nói không có nhu cầu thể hiện ý nghĩa ơn huệ. Song, nếu không có động từ もらう[morau] đứng bổ trợ cho động từ 読む[yomu] thì câu hoàn toàn không thể hiện cảm xúc nào cả trong quan hệ tƣơng tác giữa các đối tƣợng cùng tồn tại trong ngữ cảnh này, do vậy sẽ dẫn đến hành vi đe dọa thể diện âm tính của đối phƣơng. Để tránh điều này, CTN “phi ơn huệ” đƣợc sử dụng thay thế nhƣ một chiến lƣợc lịch sự trong giao tiếp. Tuy nhiên, lý giải mối liên hệ giữa hai nhóm câu này cũng không phải là một việc đơn giản.