Câu tra o nhận trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 118 - 121)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

4.1. Câu tra o nhận trong tiếng Việt

4.1.1. Khái nim câu trao - nhn trong tiếng Vit

Không giống nhƣ tiếng Nhật, ở tiếng Việt, “câu trao - nhận ” không tồn tại với tƣ cách một dạng câu đặc biệt, do vậy thực tế chƣa đƣợc chú ý nhiều. Tại các công trình nghiên cứu chuyên sâu về đơn vị câu tiếng Việt của một số chuyên gia ngữ pháp đầu ngành nhƣ Cao Xuân Hạo (2003), Nguyễn Cao Đàm (2008), Hoàng Trọng Phiến (2008), Nguyễn Văn Hiệp ( 2012), Bùi Minh Toán (2012)… hầu nhƣ không có nghiên cứu nào đề cập riêng tới khái niệm “câu trao - nhận”. Trong số đó chỉ có 2 tác giả có nhắc đến kiểu câu có các động từ mang nghĩa trao tặng. Diệp Quang Ban (2008) khi phân loại các kiểu câu cơ bản của tiếng Việt theo cấu trúc cú pháp - nghĩa biểu hiện trên phƣơng diện số lƣợng tham thể đã xếp kiểu câu có các động từ nhƣ “đƣa”, “hiến” vào nhóm câu có 3 tham thể. V.S.Panfilov (2008) lại xếp câu với các động từ có bổ ngữ mang vai trò ngữ nghĩa ngƣời nhận nhƣ “cho” vào kiểu câu có cấu trúc 2 bổ ngữ. Ngoài ra, đây đó rải rác trong một số cuốn sách có đề cập đến nhóm động từ trao tặng hoặc tiếp nhận nhƣng chƣa nghiên cứu một cách thích đáng các hình thức diễn đạt cũng nhƣ cơ chế hoạt động của câu.

Trong thời gian gần đây, loại câu mang ý nghĩa trao tặng tiếng Việt đã đƣợc một số nhà nghiên cứu nhƣ Nguyễn Đức Tồn (1998) và Chử Thị Bích (2006) khảo sát từ góc độ ngữ nghĩa, ngữ dụng, chủ yếu tập trung vào câu có nhóm động từ cho, biếu, tặng. Trong khi đó, Lâm Quang Đông (2008) lại chú trọng tới cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với nhóm vị từ trao/tặng, trong đó nhấn mạnh tới vai trò của vị từ, đơn vị trọng tâm của câu trong mối quan hệ chi phối đối với các tham thể. Trần Thị Nhàn (2004) trong nghiên cứu chung về một số hiện tƣợng từ góc độ ngữ pháp hóa trong tiếng Việt cũng đã trình bày hoạt động của một số từ có nét nghĩa này nhƣ “cho”, “đƣợc” khi hoạt động với tƣ cách là hƣ từ trong câu. Qua những nghiên cứu này, một số đặc trƣng cơ bản nhất của câu chứa nhóm động từ trao tặng tiếng Việt đã đƣợc khảo sát, trình bày trong sự khu biệt với các dạng câu khác của tiếng Việt.

Trƣớc việc không có sự tƣơng đồng trong tiếng Nhật và tiếng Việt về việc xác nhận khái niệm cũng nhƣ tiêu chí nhận diện CTN nên trong chƣơng này, chúng tôi thực hiện đối chiếu CTN trong tiếng Nhật với câu có các động từ mang nghĩa tƣơng đƣơng trong tiếng Việt.

4.1.2. Câu có động tmang nghĩa “trao”

Trong tiếng Việt, cùng biểu thị hành động “chuyển cái sở hữu của mình cho ngƣời khác mà không đòi hỏi hay đổi lấy gì cả” có khá nhiều động từ nhƣ: cho, tặng, biếu, thí, kỷ niệm, mừng tuổi… Đây là nhóm động từ khá quen thuộc, đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong giao tiếp, thƣờng đƣợc xem là những đơn vị đồng nghĩa, chỉ khác nhau chủ yếu về mức độ lịch sự, sắc thái biểu cảm. Tuy nhiên, nếu xét về nội dung ngữ nghĩa cũng nhƣ hoạt động của các từ này trong hoạt động giao tiếp, chúng tôi nhận thấy 3 động từ cho, tặng, biếu là những động từ tiêu biểu nhất, mang nét nghĩa chung nhất, có tính chất khá giống với nhóm từ やる[yaru], あげる[ageru],

くれる[kurerru], さしあげる[sashiageru] và くださる[kudasaru] mang nghĩa trao trong tiếng Nhật. Đây cũng là cách chuyển dịch thông thƣờng, thống nhất trong hầu hết các từ điển Nhật - Việt khi chuyển dịch các động từ này sang tiếng Việt.

Về đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của nhóm động từ cho, biếu, tặng, chúng tôi sử dụng kết quả khảo sát của 2 tác giả Nguyễn Đức Tồn và Chử Thị Bích đã đƣợc trình bày trong chƣơng 1 làm cơ sở thực hiện so sánh, đối chiếu trong luận án.

4.1.3. Câu có động tmang nghĩa “nhận”

Nhóm động từ biểu thị quá trình tiếp nhận với nghĩa “đón nhận cái từ ngƣời khác, nơi khác chuyển giao” bao gồm các vị từ cơ bản nhƣ: vay, mượn, đoạt, lấy, lĩnh, nhận, xin, được, tịch thu, ăn trộm, bị, phải … Căn cứ vào tính chất của hành động “nhận” (thƣờng đƣợc xác định thông qua ý nghĩa của thành phần bổ ngữ, đối tƣợng của hành động) có thể chia ý nghĩa “nhận” thành hai dạng âm tính và dƣơng tính. Ý nghĩa “nhận” âm tính chỉ hành động “nhận” đƣợc thực hiện một cách ép buộc, vật “nhận” đƣợc không đem lại lợi ích cho ngƣời nhận, thậm chí có thể gây thiệt hại cho ngƣời nhận. Ý nghĩa “nhận” dƣơng tính chỉ hành động “nhận” một cách tự nguyện, vật nhận đƣợc đem lại lợi ích cho ngƣời tiếp nhận, có thể là lợi ích về mặt vật chất hoặc tinh thần.

Tuy nhiên để biểu thị ý nghĩa “tiếp nhận” tƣơng ứng với nghĩa trao tặng của nhóm cho, tặng, biếu nói trên, chúng tôi lựa chọn các động từ được, hưởng, nhận, xin, lĩnh là những động từ trung tính, tiêu biểu và cũng là nhóm động từ mà trong phần lớn các cuốn từ điển đều sử dụng để giải thích nghĩa của động từ mang nghĩa nhận もらう

[morau] của tiếng Nhật. Ý nghĩa tiếp nhận do các động từ này đem đến cho phát ngôn là ý nghĩa nhận tự nguyện, cái đƣợc nhận đem lại lợi ích cho ngƣời tiếp nhận. Do vậy, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát câu có nhóm động từ này.

Động từ được

biếu, tặng, được có nghĩa là “có một vật nào đó không phải của mình, do tình cờ, may mắn đƣa lại” và “tiếp nhận, hƣởng cái gì đó tốt lành đối với mình” [47, tr.560]. (4.1) Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà. (Ca dao)

Nhƣ vậy, trong câu thể hiện ý nghĩa nhận với sự có mặt của động từ được

thƣờng vắng mặt đối tƣợng thực hiện hành động trao tặng mà chỉ có đối tƣợng tiếp nhận. Khi sử dụng động từ được, sắc thái biểu cảm “nhận đƣợc cái tốt lành, may mắn” là tiêu chí hàng đầu, do vậy các đối tƣợng ngƣời trao, ngƣời nhận, các mối quan hệ giữa ngƣời trao với ngƣời nhận hay ngƣời nói không phải là yếu tố đƣợc quan tâm để đƣa vào phát ngôn.

Động từ nhn

Nhận là “lấy, lĩnh, thu về cái đƣợc gửi, đƣợc trao cho mình” [48, tr.1106]. (4.2) Tôi cũng nhận hàng của Tào béo. (V10, tr.34)

Trong câu thể hiện ý nghĩa tiếp nhận có sử dụng động từ nhận, không có bất cứ sự giới hạn nào về các đối tƣợng tham gia giao tiếp. Ngƣời tiếp nhận và ngƣời thực hiện hành động trao có thể có quan hệ ngang bằng hay cao/thấp hơn nhau về vị thế giao tiếp đều có thể đi với động từ nhận. Vật đƣợc tiếp nhận cũng có thể là vật cụ thể hay trừu tƣợng, có giá trị vật chất hay giá trị tinh thần .

Động từ xin

Động từ xin có nghĩa “ngỏ ý với ngƣời nào đó, mong ngƣời đó cho mình hoặc đồng ý cho mình làm điều gì đó” nhƣ: xin tiền, xin chữ ký, xin tha tội… [48, tr.1769] (4.3) Tiền mẹ cho tôi đã hết ngay hôm sau…Chẳng biết xin ai và không thể xin ai trong nhà ngoài mẹ tôi. (V2, tr.43)

Động từ lĩnh

Lĩnh là “nhận lấy cái đƣợc ban cho, phát cho”. Cũng giống nhƣ động từ được,

lĩnh không cần sự hiện diện của đối tƣợng thực hiện hành động trao. Tuy nhiên, giữa vật đƣợc trao và ngƣời nhận phải có một mối quan hệ ràng buộc nhất định nào đó. Chẳng hạn nhƣ “lƣơng” là một khoản tiền mà ngƣời thực hiện hành động nhận đã phải làm việc, phải bỏ sức lao động để có thể đƣợc nhận, “phần thƣởng” là một món quà mà ngƣời nhận đã phải thực hiện tốt một việc nào đó để có thể đổi lấy.

(4.4) Một buổi trưa có ba người lính đến lĩnh quân trang. (V10, tr.109)

Động từ hưởng

Hưởng là “có đƣợc cho mình, có đƣợc để sử dụng cái do ngƣời khác hoặc do xã hội đem đến”. [47, tr.732].

(4.5) Phúc lộc hưởng theo nhà chồng. Phúc dày hưởng dày. Phúc mỏng hưởng mỏng. (V10, tr.147)

Khi sử dụng động từ hưởng thì vật nhận đƣợc phải là vật có giá trị vật chất, giá trị sử dụng hoặc giá trị tinh thần lớn từ đối tƣợng có vị thế cao hơn hoặc có quyền chi phối ngƣời nhận. Chỉ có thể nói “hƣởng tài sản” “hƣởng quyền lợi” “hƣởng vận may” mà không thể nói “hƣởng cuốn sách”, “hƣởng mớ rau”…

Nhƣ vậy, đối với tiếng Việt cũng nhƣ hầu hết các ngôn ngữ khác, sự khác biệt cơ bản nhất giữa câu mang ý nghĩa “trao” và câu mang ý nghĩa “nhận” là hƣớng di chuyển của vật thể tới các điểm đích từ các góc nhìn khác nhau. Vật di chuyển từ điểm nhìn đi nơi khác thì sử dụng câu diễn đạt hành động trao, còn vật di chuyển tới điểm nhìn thì sử dụng câu diễn đạt hành động nhận. Song đặc trƣng chung của hai loại câu này để phân biệt chúng với các loại câu khác là đặc trƣng về số lƣợng và vị thế của các tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Động từ trong câu mang ý nghĩa trao - nhận, yếu tố nòng cốt của câu chế định ba tham thể bắt buộc thể hiện ba đối tƣợng tham gia sự tình, đó là ngƣời cho, ngƣời nhận và vật trao - nhận. Ví dụ:

- Học sinh tặng thầy giáo một bó hoa đẹp nhân ngày Nhà giáo. - Nó nhận một lời khen từ bác bảo vệ.

Trong thực tế, số lƣợng các tham thể hiển ngôn trong câu có thể ít hơn (2 hoặc 1, thậm chí là 0), song dựa vào ngữ cảnh, tình huống vẫn có thể dễ dàng khôi phục lại đƣợc những tham thể ngầm ẩn của câu. Bên cạnh đó, đặc trƣng của các vai nghĩa trong câu cũng làm nên đặc điểm rất riêng của loại câu này. Do đối tƣợng nghiên cứu của luận án không phải là CTN (hoặc câu có nghĩa trao - nhận) tiếng Việt, nên ở chƣơng này, chúng tôi sử dụng loại câu có các ĐTTN tiếng Việt nhƣ yếu tố đối sánh nhằm làm rõ hơn đặc trƣng của CTN trong tiếng Nhật.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)