Lớp nghĩa phân biệt thân sơ (hoặc cùng nhóm khác nhóm)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 63 - 64)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Các lớp nghĩa của câu trao – nhận trong tiếng Nhật

2.2.6. Lớp nghĩa phân biệt thân sơ (hoặc cùng nhóm khác nhóm)

Cùng với nghĩa hàm ơn, đây cũng là lớp nghĩa đƣợc coi là đặc trƣng của CTN tiếng Nhật. Ý nghĩa này biểu thị ngƣời trao hay ngƣời nhận thuộc đối tƣợng cùng nhóm hay khác nhóm với ngƣời nói. Việc phân biệt cùng nhóm - khác nhóm dựa trên mối quan hệ thân sơ, chẳng hạn nhƣ ngƣời trong cùng gia đình, cùng công ty, cùng trƣờng học, ngƣời có mối quan hệ thân thiết với ngƣời nói đƣợc coi là ngƣời cùng nhóm. Ngƣợc lại, ngƣời đƣợc coi là khác nhóm, là ngƣời lạ là những ngƣời không nằm trong các mối quan hệ trên. Song, trong nhiều trƣờng hợp sự phân biệt này lại không dựa trên mối quan hệ xã hội mà ngƣời nói thiết lập mối quan hệ lâm thời nhằm hƣớng tới mục đích giao tiếp nhất định.

(2.32) 私は兄にネクタイをやりました。(S29, tr.906)

Tôi đã cho anh tôi chiếc cà vạt.

Nếu xét về tuổi tác, vị thế trong gia đình thì rõ ràng “anh trai” phải là ngƣời có vị thế cao hơn. Nhƣng đối với ngƣời Nhật, mối quan hệ trong gia đình là mối quan hệ trong cùng nhóm. Đối với đối tƣợng tiếp nhận phát ngôn này (ngƣời nghe xác định hoặc không xác định) thì “anh trai” của ngƣời nói là cùng nhóm với ngƣời nói, nên việc sử dụng động từ やる[yaru] đƣợc coi là không vi phạm nguyên tắc và là một cách diễn đạt nhằm biểu thị sự khiêm tốn của ngƣời nói đối với những gì thuộc về bản thân.

Đây là một đặc thù rất quan trọng trong hoạt động của CTN tiếng Nhật nên luận án sẽ trình bày kỹ hơn ở các nội dung sau.

2.3. Vai nghĩa và đặc trƣng của 3 diễn tố trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu trao - nhận trong tiếng Nhật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) câu trao nhận trong tiếng nhật (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)